Có cảng biến này, hàng nông sản miền Tây không còn phải chen chúc vào cảng Sài Gòn

Monday, 11/09/2017, 01:32 AM

Cảng quốc tế Long An nằm trên sông Soài Rạp, xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An khi hoàn thành sẽ giúp giảm bớt chi phí và thời gian vận chuyển, nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho hàng nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam bộ).

Có cảng biến này, hàng nông sản miền Tây không còn phải chen chúc vào cảng Sài Gòn

Ngày 9/9, Công ty Cổ phần cảng Long An – thành viên Tập đoàn Đồng Tâm Long An đã tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu cảng số 2 Cảng quốc tế Long An (LAIP).

Cầu cảng dài 210m này sẽ được thi công và hoàn tất trong vòng 10 tháng kể từ ngày khởi công. Khi hoàn thành sẽ nâng tổng chiều dài cầu cảng của LAIP lên 420m và dự kiến quý 3/2018 có thể tiếp nhận được tàu có tải trọng trên 50.000 DWT.

Ngoài việc xây dựng cầu cảng số 2 và bãi container đã hoàn thành và sẵn sàng đưa vào hoạt động, Cảng quốc tế Long An cho biết đang tập trung triển khai kế hoạch depot và ICD tại cảng để phục vụ cho nhu cầu đóng hàng và xuất nhập khẩu hàng container của các doanh nghiệp nông sản trong khu vực như gạo, phân bón, thức ăn gia súc, sắt thép và các nguyên liệu khác phục vụ sản xuất … ngày một gia tăng.

Vị trí Cảng quốc tế Long An
Vị trí Cảng quốc tế Long An

Dự án Cảng quốc tế Long An nằm trong tổng thể dự án Cảng – Khu công nghiệp – Khu dịch vụ và đô thị với diện tích 1.935 ha. Trong đó riêng khu cảng là 147ha, cùng với đó là 5 bến sà lan tiếp nhận tàu tải trọng 2.000 DWT, Khu công nghiệp Đông Nam Á với diện tích 1.048 ha và Khu trung tâm logistics 239 ha.

Khu cảng 147ha được quy hoạch đầu tư xây dựng gồm 7 giai đoạn với tổng số vốn đầu tư trên 9.000 tỉ đồng. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và hoạt động hết công suất vào năm 2023. Khi hoàn thành LAIP sẽ có 7 cầu cảng với tổng chiều dài 2.600 m, có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 30.000-70.000 DWT và 5 bến cảng nội địa tiếp nhận tàu tải trọng 2.000 DWT.

LAIP cho biết, công suất của đơn vị này trong giai đoạn 1 hiện nay là 4,8 triệu tấn hàng tổng hợp/năm và 700.000 TEU/năm. Tổng công suất khai thác của LAIP khi hoàn thiện đạt 15 triệu tấn hàng tổng hợp/năm và 3,5 triệu TEU/ năm vào năm 2023.

Riêng diện tích kho bãi phục vụ lưu trữ hàng hóa tại cảng là 400.000m2, phục vụ nhu cầu vận chuyển, lưu kho hàng nông thủy sản của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và là cửa ngõ để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong khu vực Đông Nam Bộ tập kết đóng hàng và phân phối bằng đường bộ, đường biển hoặc thủy nội địa.

Lô hàng thịt gà xuất sang Nhật Bản qua Cảng quốc tế Long An ngày 9/9
Lô hàng thịt gà xuất sang Nhật Bản qua Cảng quốc tế Long An ngày 9/9

Ngày 9/9, tại LAIP cũng đã công bố xuất khẩu lô thịt gà sạch đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản với trọng lượng 30 tấn. Dịp này LAIP cũng đã ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn De Heus, một mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất và xuất khẩu gà sang thị trường Nhật Bản.

UBND tỉnh Long An cho biết dự án Cảng quốc tế Long An có vai trò rất quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển, nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tải tỉnh đều quan tâm đến vấn đề hạ tầng giao thông, nhất là bến cảng phục vụ vận chuyển hàng hóa trong tương lai.

Trong thực tế hiện nay luồng tàu sông Soài Rạp đã được nạo vét xong giai đoạn 1, đảm bảo cho tàu 50.000 tấn lưu thông. Dự án Cảng quốc tế Long An nằm trên sông Soài Rạp, lại có thể kết nối với hệ thống sông và kênh rạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ trước đến nay, hàng hóa nông sản, thủy hải sản và trái cây của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu đi các nước phải vận chuyển lên TP.HCM và thông qua cụm cảng TP.HCM.

Chi phí hàng hóa tăng cao từ 170 – 180 USD/container hoặc từ 7 – 10 USD/tấn chi phí vận chuyển và lưu kho. Thời gian vận chuyển kéo dài, bất lợi và giảm lợi thế cạnh tranh của nông sản.

Cảng quốc tế Long An hoàn thành sẽ mang đến lợi ích là giảm bớt chi phí và thời gian vận chuyển, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản, khai thác được các tuyến đường sông của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lợi ích lớn nữa là giảm áp lực giao thông đường bộ về TP.HCM, giảm kẹt xe và tai nạn vì mỗi ngày có hàng ngàn lượt xe vận tải hàng hóa vào các cảng thuộc địa bàn TP.HCM.

Theo NDH

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

‘Ngày thanh long’ sẽ mở ra những cánh cửa xuất khẩu nông sản khác của Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Ngày cuối tháng 9 vừa qua tại thành phố Melbourne, Úc, Hội doanh nhân Việt Nam tại Úc đã có buổi đón tiếp nồng nhiệt ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ngô Hướng Nam nhân sự kiện trái Thanh long nhập khẩu thành công vào thị trường Úc. Trong buổi gặp gỡ ” ngày thanh long Việt Nam “, chủ tịch Hội, ông Trần Bá Phúc đã có những chia sẻ sâu… Continue reading‘Ngày thanh long’ sẽ mở ra những cánh cửa xuất khẩu nông sản khác của Việt Nam

Xúc tiến hiệu quả giúp nông sản Việt vươn xa

Gần đây, hàng loạt nông sản Việt liên tục được “chắp cánh” bay sang các thị trường yêu cầu cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc và được người tiêu dùng ưa chuộng.   Đơn cử như đầu tháng 6 vừa qua, 5 tấn vải thiều đầu tiên từ Việt Nam của công ty JV Solutions (Nhật Bản) xuất khẩu thử nghiệm sang thị trường Nhật Bản đã nhận được sự quan tâm… Continue readingXúc tiến hiệu quả giúp nông sản Việt vươn xa

Phát triển logistics cho nông sản – Bài cuối: Giúp doanh nghiệp gỡ khó xuất khẩu

Với nền nông nghiệp xuất siêu như Việt Nam nhưng phải đối diện với một hệ thống logistics còn nhiều hạn chế từ cơ sở đến cửa khẩu – đó là vấn đề lớn với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Các xe container chở hàng nông sản chờ làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN Bài toán… Continue readingPhát triển logistics cho nông sản – Bài cuối: Giúp doanh nghiệp gỡ khó xuất khẩu

Người Úc so sánh chế biến thủy hải sản tại Việt Nam và Úc

Chuyến đi về Việt Nam tham dự hội chợ Vietfish 2016 đã gợi cho Mark Ahern, một nhà đánh bắt và chế biến cá tại Bắc Queensland nhiều ý tưởng mới. Hội chợ đã đem hơn 16 nghìn người tham dự từ khắp thế giới lại để làm quen với nhau, xem những công nghệ mới nhất và thảo luận tương lai của ngành khai thác và chế biến thủy hải sản. Một trong những… Continue readingNgười Úc so sánh chế biến thủy hải sản tại Việt Nam và Úc

Vì sao nông sản Việt vẫn chưa được gọi tên trên thị trường thế giới?

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng xuất khẩu nông sản và được nhiều thị trường nước ngoài đánh giá cao. Tuy nhiên, 90% nông sản xuất khẩu vẫn ở dưới dạng thô nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Ngoài nguyên nhân đa số sản phẩm nông sản ở dạng thô thì theo các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực nông nghiệp, các nguyên nhân khác khiến thương hiệu nông sản Việt chưa… Continue readingVì sao nông sản Việt vẫn chưa được gọi tên trên thị trường thế giới?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm