Hưởng lợi từ du lịch, thị trường khách sạn Hà Nội lấy đà phục hồi

Monday, 15/05/2023, 17:47 PM
Sau một năm kể từ ngày chính thức mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 từ ngày 15/3/2022, thị trường du lịch đã liên tiếp ghi nhận những tín hiệu tích cực.

 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mặc dù tăng trưởng GDP quý I/2023 có sự giảm tốc, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước, nhưng khu vực dịch vụ lại thể hiện rõ sự phục hồi với mức tăng 6,79%.

Hưởng lợi từ yếu tố này, ông Matthew Powell – Giám đốc Savills Hà Nội nhận xét, thị trường khách sạn tại Hà Nội đang phục hồi tích cực và được thúc đẩy bởi sự gia tăng của lượng khách du lịch quốc tế cũng như nội địa.

Đáng chú ý, sự phục hồi này có những tác động nhất định tới công suất thuê cũng như tình hình tài chính của các khách sạn tại Hà Nội. Cùng đó, thị trường nghỉ dưỡng được kỳ vọng sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa khi lượng khách du lịch quốc tế ngày một gia tăng.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, dịp nghỉ lễ kéo dài vừa qua, các địa phương trên cả nước đã đón hơn 7,3 triệu lượt khách quốc tế và nội địa; trong đó 3,2 triệu lượt khách có lưu trú với tổng doanh thu du lịch ước đạt 24.000 tỷ đồng.

Các chuyên gia chung nhận định, thị trường du lịch nói chung và phân khúc khách sạn nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tiếp tục duy trì được đà phục hồi và bước đầu vượt qua khó khăn sau dịch bệnh.

Cùng với sự phục hồi của khu vực dịch vụ, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 4 tháng đầu năm 2023 do Tổng cục Thống Kê công bố cho thấy, doanh thu lữ hành trên toàn quốc ước đạt 9,1 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.

Khách quốc tế đến Việt Nam vào khoảng hơn 3.683,7 nghìn lượt người, đạt gần 50% mục tiêu cả năm, gấp 19,2 lần cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chỉ bằng 61,7% so với cùng kỳ năm 2019 – thời điểm trước đại dịch.

Hiện khách du lịch quốc tế tới Việt Nam chủ yếu tới từ thị trường Hàn Quốc, theo sau đó là Mỹ, Thái Lan và Trung Quốc. Hàn Quốc vẫn là thị trường hàng đầu với 259.357 lượt khách trong tháng 4 và hơn 1 triệu lượt khách trong 4 tháng đầu năm.

Lượng khách Trung Quốc trong tháng 4 cũng chứng kiến mức tăng ấn tượng với 111.903 lượt khách, gần gấp đôi lượng khách đến trong tháng 3. Tính chung 4 tháng đầu năm, thị trường ghi nhận 252.136 lượt khách Trung Quốc tới Việt Nam.

 

Sở Du lịch Hà Nội thống kê, thành phố đã đón tổng cộng 8,14 triệu lượt khách trong 4 tháng đầu năm, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, lượng khách nội địa ước đạt 6,7 triệu lượt và khách quốc tế vượt xa cùng kỳ 2022, đạt 1,44 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 30.150 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Trước sự hoạt động trở lại của ngành du lịch, thị trường khách sạn tại Hà Nội cũng dần có những chuyển biến tích cực. Báo cáo của Savills Việt Nam cho thấy, trong quý I/2023, khách lưu trú tăng 220% theo năm, đạt 1,1 triệu lượt; trong đó, 339.000 lượt khách lưu trú nội địa, tăng 21% theo năm và 712.000 lượt khách lưu trú quốc tế, tăng 1.400% theo năm.

Nguồn cung khách sạn tại Hà Nội trong quý vừa qua cũng đạt 10.260 phòng từ 17 khách sạn 5 sao, 18 khách sạn 4 sao và 31 khách sạn 3 sao, tăng 1% theo quý và theo năm.

Do lượng khách du lịch gia tăng đã kéo theo sự cải thiện về công suất thuê, trung bình đạt 58%, tăng 9% theo quý và 35% theo năm. Nhu cầu gia tăng đồng thời kéo theo giá thuê trung bình và doanh thu phòng trung bình đều tăng.

Từ ngày 15/3/2023, Trung Quốc đã chính thức mở lại các tour du lịch đến Việt Nam, đồng thời nối lại các chuyến bay thường lệ giữa hai nước. Sự trở lại của các du khách từ thị trường nguồn quan trọng này được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy sự phục hồi của phân khúc khách sạn, cả từ hoạt động du lịch nghỉ dưỡng lẫn du lịch kết hợp công tác.

Về nguồn cung, thị trường Hà Nội trong năm 2023 dự kiến sẽ có thêm 2 dự án mới với tổng số phòng là 471. Từ năm 2024 trở đi dự kiến sẽ có 66 dự án mới với 11,123 phòng.

Trong tổng số 68 dự án mới này, số lượng khách sạn 5 sao chiếm tới 61%. Các dự án đáng chú ý bao gồm L7 Westlake, Dusit Từ Hoa Plalace, The Ritz Cartlon, Four Seasons,  Waldorf Astoria Hanoi và Fairmont.

Ông Matthew Powell nhận định, đây sẽ là sự bổ sung tích cực cho nguồn cung khách sạn, đặc biệt là khách sạn hạng sang tại Hà Nội. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của sản phẩm “căn hộ hàng hiệu” cũng như khách sạn 3-4 sao tại nội thành và khu vực lân cận sẽ gia tăng thêm tính đa dạng cho các sản phẩm du lịch hiện có trên thị trường.

Đánh giá về xu hướng phát triển du lịch và khả năng phục hồi thị trường khách sạn tại Hà Nội trong thời gian tới, ông Matthew Powell cho rằng: “Việt Nam đã và đang hoạch định, định hướng phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch bền vững và thông minh. Từ đó đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.

Gần đây, Chính phủ đã có những động thái rất chủ động với các đối tác quốc tế để hợp tác phát triển hơn nữa ngành du lịch cũng như phân khúc khách sạn tại Việt Nam. Bằng chứng là nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại thị trường quốc tế từ sau khi mở cửa đến nay đã và đang diễn ra mạnh mẽ.

“Đặc biệt, nhờ lợi thế tự nhiên cũng như kinh tế, Việt Nam vẫn được biết đến như một điểm đến cho du lịch nghỉ dưỡng và đặc biệt là du lịch công tác. Không chỉ vậy, thị trường này là một trong những điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài. Làn sóng đầu tư đổ vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn cầu lớn cho ngành khách sạn từ các hoạt động công tác của đội ngũ chuyên gia, lao động người nước ngoài” – ông Matthew Powell phân tích.

Bà Đỗ Thu Hằng – Giám đốc cấp cao Bộ phận nghiên cứu và tư vấn, Savills Hà Nội khuyến cáo, các chủ đầu tư cần có chủ động chuẩn bị để đón lượng khách gia tăng trong mùa cao điểm du lịch, từng bước cho ra mắt thêm nhiều lựa chọn về địa điểm lưu trú.

Tuy nhiên, nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước vẫn chưa đủ để nâng công suất lên đến 100% tại các khách sạn ngay lúc này. Do đó, việc đưa ra chiến lược vận hành hợp lý để nâng dần công suất và xây dựng, cải tạo dự án theo từng giai đoạn là một trong những chiến thuật tiêu biểu mà các chủ đầu tư nên áp dụng để tận dụng hiệu quả cơ hội này.

Phân khúc khách sạn tại Hà Nội thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực và khi được “trợ lực” từ sự phục hồi của ngành du lịch nên kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng vai trò thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng hoạt động.

Thị trường vẫn có nhiều dư địa phát triển, tuy nhiên vẫn cần thêm thời gian để phục hồi trở lại để đạt mức tương đương hoặc thậm chí tốt hơn so với thời kỳ trước đại dịch./.

Nguồn: bnews.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Vườn thú Safari đầu tiên ở Hà Nội khai trương, ông chủ Bảo Sơn tuyên bố chi thêm 150 triệu USD xây ‘Lotte World của Việt Nam’

Vườn thú Safari bán hoang dã đầu tiên tại Hà Nội vừa mới khai trương, là vườn thú Safari thứ 4 của cả nước. Tập đoàn Bảo Sơn – doanh nghiệp đầu tư dự án này – cũng tuyên bố sẽ chi thêm 3.000 tỷ đồng để xây khu vui chơi trong nhà lấy tinh hoa từ mô hình Lotte World của xứ sở kim chi. Một điểm vui chơi trong khu vườn thú Safari… Continue readingVườn thú Safari đầu tiên ở Hà Nội khai trương, ông chủ Bảo Sơn tuyên bố chi thêm 150 triệu USD xây ‘Lotte World của Việt Nam’

Vi phạm trật tự xây dựng, Phó chủ tịch Hà Nội khẳng định chỉ cần 1 bài báo, 1 tin nhắn của dân là sẽ giao xử lý ngay

Doanhnhanvietuc – Tại phiên chất vấn của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội vào sáng 5/7, vấn đề về trật tự xây đựng được nhiều đại biểu quan tâm Giải trình về công tác quản lý trật tự xây dựng, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng thẳng thắn nhận định, tình hình vi phạm trật tự đô thị vẫn diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nhiều vấn đề trong quản lý đô thị,… Continue readingVi phạm trật tự xây dựng, Phó chủ tịch Hà Nội khẳng định chỉ cần 1 bài báo, 1 tin nhắn của dân là sẽ giao xử lý ngay

Hà Nội đề xuất xây 4 cầu qua sông Hồng và sông Đuống với kinh phí 38.000 tỷ đồng

Hà Nội sẽ xây 4 cầu bắc qua sông Hồng và sông Đuống nhằm kết nối đồng bộ hệ thống giao thông Thủ đô, với tổng mức đầu tư ước khoảng 38.000 tỷ đồng. Cụ thể, UBND TP. Hà Nội vừa có đề xuất cơ chế đặc thù lựa chọn nhà đầu tư xây dựng 4 cây cầu vượt qua sông Hồng và sông Đuống nhằm kết nối đồng bộ hệ thống giao thông Thủ… Continue readingHà Nội đề xuất xây 4 cầu qua sông Hồng và sông Đuống với kinh phí 38.000 tỷ đồng

Đại gia Nhật đua thâu tóm khách sạn tầm trung tại Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Đón đầu xu hướng khách du lịch làm việc từ các quốc gia Đông Á đến Việt Nam, nhiều thương hiệu lớn của Nhật Bản đang đẩy mạnh đầu tư vào phân khúc khách sạn tầm trung. Giữa tuần qua, Tập đoàn Route Inn Group của Nhật Bản vừa chính thức vận hành khách sạn Grandvrio City Đà Nẵng tiêu chuẩn 4 sao. Dự án 400 tỷ đồng này có thể coi là khởi động… Continue readingĐại gia Nhật đua thâu tóm khách sạn tầm trung tại Việt Nam

WEF: TP.HCM, Hà Nội trong top thành phố năng động thế giới

Theo bảng xếp hạng được công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai và Hà Nội đứng thứ tám trong top 10 thành phố năng động nhất thế giới. TP Hồ Chí Minh tiếp tục cho thấy sự phát triển và năng động của mình. Ảnh: Yume. WEF khẳng định TP Hồ Chí Minh và Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư từ các nhà… Continue readingWEF: TP.HCM, Hà Nội trong top thành phố năng động thế giới

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm