MBS: Kinh tế Việt Nam vẫn được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tốt trong các năm tới

Friday, 17/08/2018, 15:30 PM

Mới đây công ty chứng khoán ngân hàng quân đội (MBS) công bố báo cáo chuyên đề về chu kỳ kinh tế thế giới và Việt Nam. Theo MBS, chưa có căn cứ vững chắc nếu cho rằng kinh tế Việt Nam đã tạo đỉnh và sẽ đi xuống trong năm 2019.

MBS: Kinh tế Việt Nam vẫn được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tốt trong các năm tới

Xem xét lại lịch sử từ 2012 đến 2018, Chính phủ và NHNN tập trung chủ yếu vào các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế và đã đạt được một số thành quả nhất định với ba mũi nhọn chính là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước.

Các biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế của Chính Phủ và NHNN trong giai đoạn 2012 – 2018 có thể tóm lược như sau:

Giai đoạn 2012- 2013: Kiên định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, không đặt nặng mục tiêu tăng trưởng kinh tế; Duy trì chính sách tiền tệ và tài khóa thận trọng, hỗ trợ giảm lãi suất; Bắt đầu quá trình hỗ trợ và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Giai đoạn 2014 – 2016: Bắt đầu đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế vĩ mô (tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.); Thông qua Luật đầu tư công, luật doanh nghiệp sửa đổi, luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi; Giảm số lượng ngân hàng thương mại thông qua sáp nhập và mua lại bắt buộc; xử lý nợ xấu và sở hữu chéo.

Giai đoạn 2017- 2018: Tập trung cải thiện cơ cấu nền kinh tế thông qua cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Đẩy mạnh cổ phần hóa và thóai vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước; sử lý các dự án đầu tư yếu kém thua lỗ tại các tập đoàn nhà nước lớn; Cắt giảm mạnh các điều kiện kinh doanh (dự kiến cắt giảm 50%); giảm biến chế nhà nước, kiện toàn bộ máy quản lý hành chính. Phấn đấu giảm 10% biến chế nhà nước đến 2021.

Các kết quả ban đầu của quá trình cải cách trên đã giúp chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế cải thiện rõ rệt.

Tăng trưởng GDP tương đối cao song dựa nhiều hơn vào sự cải thiện năng suất tổng hợp. Nhân tố năng suất tổng hợp đã đóng góp nhiều hơn hẳn vào tăng trưởng GDP (trung bình trên 40%, so với mức trên 19% của giai đoạn trước). Năng suất lao động tăng cao hơn đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2017.

Yếu tố gia tăng vốn đầu tư giảm dần vai trò trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng tín dụng (17- 18%) và cung tiền (16-17%) trong giai đoạn 2015 – 2017 mức khá hài hòa nên không gây ra áp lực lên các cân đối vĩ mô như lạm phát và tỷ giá.

Đầu tư khu từ khu vực tư nhân (khu vực năng động và hiệu quả) ngày càng được động viên khuyến khích và đầu tư từ khu vực nhà nước (khu vực kém hiệu quả) ngày càng giảm. Giai đoạn trước 2007, đầu tư từ khu vực nhà nước luôn chiếm trên 40% thì hiện tại đến hết quý 2/2018, đầu tư từ khu vực nhà nước chỉ còn 33.2%. Xu hướng này trong tương lai sẽ tiếp tục diễn ra và do đó nền kinh tế được kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện hiệu quả trong thời gian tới.

Nhờ các nỗ lực cải cách và ổn định kinh tế vĩ mô của Chính Phủ, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt nam đã có sự cải thiện rõ rệt. Môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện, đứng thứ 5 trong ASEAN. Việt Nam đã có các tiến bộ đáng kể trong các tiêu chí tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, và nộp thuế.

Trong 6 tháng đầu năm 2018 Chính phủ thúc đẩy các bộ cần khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định về cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trước ngày 15/8/2018. Tính đến hết quý II/2018, có 378 điều kiện kinh doanh trên hơn 5.700 điều kiện kinh doanh được thực sự bãi bỏ, sửa đổi, đơn giản hóa.

Như vậy có thể nhìn nhận với những cải cách tạo động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế, mức tăng trưởng cũng không quá nóng và môi trường kinh tế thế giới tiếp tục thuận lợi. Việt Nam vẫn được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tốt trong các năm tới. Chưa có căn cứ vững chắc nếu cho rằng kinh tế Việt Nam đã tạo đỉnh và sẽ đi xuống trong năm 2019.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

McKinsey: Việt Nam nằm trong top 18 quốc gia “đạt hiệu quả vượt trội”

Trong tổng số 71 nền kinh tế mới nổi, có 18 nền kinh tế – khoảng một phần tư – được đánh giá là “đạt hiệu quả vượt trội hơn”. Theo báo cáo gần đây của Viện Toàn cầu McKinsey (MGI) về Hiệu quả vượt trội: Các nền kinh tế mới nổi với sức tăng trưởng cao và những doanh nghiệp hậu thuẫn, một số nền kinh tế mới nổi được xác định là đạt… Continue readingMcKinsey: Việt Nam nằm trong top 18 quốc gia “đạt hiệu quả vượt trội”

Từ chuyện Quảng Nam hụt thu ngân sách 3.000 tỷ đến những “ông lớn” tư nhân tác động đến nền kinh tế Việt Nam ra sao?

Doanhnhanvietuc – Ô tô Trường Hải sụt giảm lượng bán, ngân sách tỉnh Quảng Nam 6 tháng đầu năm hụt 3.000 tỷ đồng và dù làm nhiều cách thì tỉnh cũng không thể bù đắp được khoản hụt đó. Nhưng cũng từ câu chuyện đó, nhiều người có thể nhìn rõ hơn vai trò của những tập đoàn tư nhân lớn như Trường Hải, Vingroup, Masan… với nền kinh tế Việt Nam. Khi ông lớn hắt… Continue readingTừ chuyện Quảng Nam hụt thu ngân sách 3.000 tỷ đến những “ông lớn” tư nhân tác động đến nền kinh tế Việt Nam ra sao?

‘Em thà chịu phê bình làm chậm còn hơn bị kỷ luật’

Ông Nguyễn Đình Cung thấy lo lắng về tinh thần, cách thức làm việc của nhiều công chức địa phương, tạo thêm rào cản cho người dân và DN hơn là tạo thuận lợi… >> Xem lại bài 1: Dư địa nào thúc đẩy tăng trưởng? Trong phần 2 cuộc trò chuyện, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung chia sẻ về những lực cản với môi… Continue reading‘Em thà chịu phê bình làm chậm còn hơn bị kỷ luật’

Nếu kiểm soát tiêu thụ rượu bia, kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động ra sao?

Bia đáng đóng góp gần 50 nghìn tỷ đồng trong năm 2017. Tuy nhiên, tổng thiệt hại về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia ở Việt Nam tương đương khoảng 1,3 – 3,3% GDP (1,3% GDP tương đương 65.000 tỷ đồng). Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã gửi thư cho Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Trong thư, Trưởng đại… Continue readingNếu kiểm soát tiêu thụ rượu bia, kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động ra sao?

Hoa Kỳ không thể thờ ơ Việt Nam với tư cách là một đối tác thương mại

Doanhnhanvietuc- Đó là nhấn mạnh của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius trong khuôn khổ Amcham Gala 2017, do Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tổ chức tối 25/3. Đại diện cho Chính phủ Hoa Kỳ, Đại sứ Ted Osius đánh giá cao sự phát triển và các cải cách gần đây của Chính phủ Việt Nam liên quan tới lĩnh vực cải cách hành chính, phát triển doanh nghiệp, khẳng định… Continue readingHoa Kỳ không thể thờ ơ Việt Nam với tư cách là một đối tác thương mại

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm