Năm 2016 tăng trưởng âm, nông nghiệp Việt cần làm gì trong năm 2017?

Friday, 30/12/2016, 04:15 AM

Năm 2016, lần đầu tiên ngành nông nghiệp rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Nguyên nhân lớn nhất là do hậu quả của ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến sản xuất. Vậy năm 2017, ngành phải làm gì để thoát tình trạng này?

Năm 2016 tăng trưởng âm, nông nghiệp Việt cần làm gì trong năm 2017?

Ảnh minh họa.

Tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2016, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ ra 4 nút thắt cần giải quyết trong nông nghiệp.

Theo Bộ trưởng Cường, năm 2016, Nông nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn và nhiều thách thức. Trong đó, hiện tượng biến đổi khí hậu (băng giá, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, sự cố môi trường biển ở miền Trung) đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại gần 2 tỷ USD.

Dù đã có một số kết quả tích cực, song theo người đứng đầu ngành nông nghiệp, năm 2017 còn có những thách thức gay gắt hơn. Do đó, Bộ trưởng đề nghị phải tập trung tháo bằng được 4 nút thắt gồm:

-Tích tụ ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp;

-Chuyển 500.000 – 700.000 ha đất lúa sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản;

-Chính sách huy động doanh nghiệp vào khu vực nông nghiệp, triển khai hiệu quả gói tín dụng 60.000 tỷ phát triển nông nghiệp công nghệ cao;…

-Triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, biến bất lợi thành lợi thế; đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; xây dựng các công trình ngăn mặn, giữ ngọt; triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới…

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Vì sao nông nghiệp “nhìn đâu cũng thấy tiền” nhưng chỉ có dưới 1% doanh nghiệp đầu tư?

Doanhnhanvietuc– Ông Lê Bá Ngọc, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ VietCraft cho rằng: “Trong ngành nông nghiệp, nhìn đâu cũng thấy tiền nhưng làm sao để kiếm tiền từ ngành này lại là vấn đề không hề dễ”. Tại Diễn đàn “Doanh nghiệp, doanh nhân đối với phong trào Khởi nghiệp trong xây dựng nông thôn mới”, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đồng thuận rằng, tiềm năng trong lĩnh… Continue readingVì sao nông nghiệp “nhìn đâu cũng thấy tiền” nhưng chỉ có dưới 1% doanh nghiệp đầu tư?

Trước khi có gói tín dụng 50 nghìn tỷ, những đại gia nào tiên phong ‘xuống tiền’ đầu tư vào nông nghiệp?

Ngoài những cái tên quen thuộc như bầu Đức, bầu Long, Vingroup thì gần đây xuất hiện những tên tuổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát súng tiên phong của bầu Đức Khoảng 5 năm trước, khi bất động sản rơi vào khủng hoảng, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đã tuyên bố rút khỏi thị trường và đầu tư vào nông nghiệp. Đoàn Nguyên Đức, Chủ… Continue readingTrước khi có gói tín dụng 50 nghìn tỷ, những đại gia nào tiên phong ‘xuống tiền’ đầu tư vào nông nghiệp?

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Nông dân làm giàu được từ kinh doanh nông nghiệp, môi trường nông thông mới đáng sống là những kỳ vọng cho một giai đoạn mới ở ĐBSCL – Ý kiến của ông Trần Hữu Hiệp, ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.  Theo ông Hiệp, ĐBSCL được nhận diện là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH với những biểu hiện… Continue readingDoanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Báo động ‘chảy máu’ lao động nông thôn

Kết quả điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015 cho thấy, luồng di cư từ nông thôn ra thành thị đang quá lớn khiến các vùng nông thôn đối mặt nhiều khó khăn. Với thực tế phần lớn lao động có sức khỏe, tri thức đã chuyển sang sống ở thành phố, nông thôn đang bị “chảy máu”, thiếu lao động trầm trọng. Bà Nguyễn Thị Thanh Mai (Vụ Thống kê Dân… Continue readingBáo động ‘chảy máu’ lao động nông thôn

8 giải pháp đột phá cơ cấu lại nông nghiệp

Doanhnhanvietuc – Theo báo cáo trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định 8 giải pháp đột phá nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020. Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức và tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện cơ cấu lại nông… Continue reading8 giải pháp đột phá cơ cấu lại nông nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm