Vụ sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank: Vì đâu nên nỗi?

Wednesday, 15/03/2023, 10:35 AM

Giáo sư luật của ĐH George Washington University, nhận định sự sụp đổ của SVB và Signature Bank, cho thấy thiếu sót trong các cải cách về quy định được thực hiện kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Vu sup do cua ngan hang Silicon Valley Bank: Vi dau nen noi? hinh anh 1
Khách hàng chờ chi nhánh của ngân hàng SVB ở Santa Clara, California, Mỹ mở cửa ngày 13/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 

Đã có những dấu hiệu cảnh báo từ trước khi xảy ra vụ sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) hồi tuần trước, nhưng không chỉ giới đầu tư và cả các cơ quan quản lý ngân hàng đã bỏ qua.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 13/3 cho biết sẽ xem xét, đánh giá lại một cách “toàn diện, minh bạch và nhanh chóng” công tác giám sát SVB và kết quả sẽ được công bố vào ngày 1/5 tới. Qua đó, Fed thừa nhận rằng cơ quan này đã có thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giám sát của mình.

Tổng thống Joe Biden cũng đã cam kết xem xét toàn diện diễn biến sự việc, và sẽ yêu cầu các cơ quan quản lý thắt chặt quy định trong lĩnh vực ngân hàng.

Ông Arthur Wilmarth, Giáo sư luật của đại học George Washington University, nhận định sự sụp đổ của SVB, và sau đó là Signature Bank, đã cho thấy những thiếu sót trong các cải cách về quy định được thực hiện kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nhìn lại SVB, người ta có thể thấy được những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng trong mô hình kinh doanh của ngân hàng này, khi nó hoạt động tập trung quá nhiều vào các công ty khởi nghiệp (start-up) công nghệ, vốn là một lĩnh vực nhiều rủi ro tương tự như lĩnh vực bất động sản thương mại hay các thị trường mới nổi. Các lĩnh vực này đã từng gây nhiều rắc rối cho các ngân hàng trong quá khứ.

[Fed đánh giá lại công tác quản lý sau khi SVB thông báo phá sản]

Ông Wilmarth chỉ ra rằng SVB đã phát triển rất nhanh trong giai đoạn từ năm 2020-2022, và các loại trái phiếu có lãi suất cố định kỳ hạn dài đã khiến ngân hàng này đặc biệt dễ bị ảnh hưởng trước sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Fed.

Chuyên gia này nhấn mạnh: “Đó gần như là một công thức chắc chắn cho sự thất bại. Nếu nền kinh tế biến động, bạn sẽ bắt đầu gặp rắc rối,” và đáng lẽ các cơ quan quản lý phải chú ý đến những dấu hiệu này.

Ngoài ra, các chuyên gia còn nhắc đến việc nới lỏng các điều luật được ban hành sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Đạo luật về cải cách và bảo vệ người tiêu dùng Dodd-Frank năm 2010 ban đầu ban hành các yêu cầu cao hơn về vốn, thanh khoản và các vấn đề khác đối với các ngân hàng có giá trị tài sản 50 tỷ USD trở lên.

Vu sup do cua ngan hang Silicon Valley Bank: Vi dau nen noi? hinh anh 2
Khách hàng chờ bên ngoài trụ sở ngân hàng SVB ở Santa Clara, California, Mỹ ngày 13/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 

Nhưng đến năm 2018, với sự ủng hộ từ cựu Tổng thống Donald Trump, ngưỡng này được nâng lên mức 250 tỷ USD, và vì thế mà các quy định trên được áp dụng với ít ngân hàng hơn.

Tuy nhiên, bà Anna Gelpern, Giáo sư luật của đại học Georgetown University, cho rằng sự thay đổi về mặt luật pháp đó không thể bào chữa cho các cơ quan quản lý trong các vụ phá sản lần này.

Theo bà, khi các yêu cầu trong quy định được nới lỏng vì cho rằng các tổ chức đó không gây ra nguy cơ cho hệ thống vì quy mô nhỏ hay các thể chế này dễ quản lý, công tác giám sát truyền thống càng phải chặt chẽ hơn vì đã không còn “báo động” tự động “reo lên” theo các yêu cầu.

Ông Michael Ohlrogge, Giáo sư luật của đại học New York University, cho biết các cơ quan quản lý thường rất ít hoặc không chú ý đến các yêu cầu về vốn ngân hàng đối với các loại chứng khoán có liên quan đến trái phiếu chính phủ vì chúng được xem là an toàn.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng “nhẹ tay” với các ngân hàng có người gửi tiền hơn 250.000 USD, mức hạn mức bảo hiểm tiền gửi liên bang, vì tin rằng ngân hàng đó có mối quan hệ làm ăn lớn với các khách hàng này.

Vì thế, cần xem xét lại một cách nghiêm túc hơn về nguy cơ từ các khoản tiền gửi không được bảo hiểm./.

Nguồn: vietnamplus.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thu hồi hơn 5.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ

Doanhnhanvietuc – Ngày 12-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc điều chỉnh kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2014-2016. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nhờ đấu thầu và quyết toán đã tiết kiệm được 5.074 tỉ đồng từ 991 dự án. Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển nhất trí thu hồi hơn 5.074 tỉ… Continue readingThu hồi hơn 5.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ

Từ năm 2016 đến nay, chỉ mới phá sản được 1 doanh nghiệp nhà nước

Doanhnhanvietuc – Giai đoạn 2011 – 2015, có 8 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thua lỗ phải phá sản. Từ năm 2016 đến nay, có thêm 1 doanh nữa. Tuy nhiên, số lượng này quá ít so với toàn bộ DNNN thua lỗ, cần phải phá sản. Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thực chất và hiệu quả” tổ chức vừa qua. Quá… Continue readingTừ năm 2016 đến nay, chỉ mới phá sản được 1 doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai: Quốc hội chọn giám sát về quản lý nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài thời điểm này là chưa hợp lý

Doanhnhanvietuc – Trao đổi trong phiên thảo luận tổ về chương trình giám sát Quốc hội năm 2018, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đánh giá, việc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là cần thiết, nhưng triển khai trong năm 2018 thì lại chưa hợp lý. Trong những nội… Continue readingĐại biểu Vũ Thị Lưu Mai: Quốc hội chọn giám sát về quản lý nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài thời điểm này là chưa hợp lý

Quốc hội nóng chuyện vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài

Doanhnhanvietuc – Một trong số các điểm nóng trong chương trình thảo luận chọn ra các nội dung đưa vào chương trình giám sát của Quốc hội chính là về vấn đề về nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài. Sáng 23/5, ngày thứ 2 của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, trước khi các phiên thảo luận tại tổ diễn ra, Quốc hội đã nghe Tổng thư ký Quốc hội… Continue readingQuốc hội nóng chuyện vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài

iPhone 7 đỏ tại Việt Nam bán chẳng mấy ai mua, chiến thuật ngáng đường Galaxy S8 của Tim Cook đã phá sản?

Doanhnhanvietuc – Dù màu đỏ trên iPhone 7 mới được nhiều fan hâm mộ khen đẹp, nhưng xem ra như vậy là chưa đủ hấp dẫn để người tiêu dùng Việt Nam mở ví tiền. Động thái Apple ra mắt bộ đôi iPhone 7/7 Plus màu đỏ với vỏ bọc “cùng chung tay chống lại đại dịch HIV/AIDS” có thể xem là chiêu đánh rắn động cỏ mà CEO Tim Cook muốn gửi tới những người… Continue readingiPhone 7 đỏ tại Việt Nam bán chẳng mấy ai mua, chiến thuật ngáng đường Galaxy S8 của Tim Cook đã phá sản?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm