44.000 cử nhân, thạc sĩ gia nhập đội ngũ thất nghiệp: Nguyên nhân do đâu?

Wednesday, 20/09/2017, 00:36 AM

Theo bản tin thị trường lao động quý II/2017 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), thất nghiệp trong nhóm có trình độ đại học trở lên và nhóm thanh niên lại tăng mạnh.

44.000 cử nhân, thạc sĩ gia nhập đội ngũ thất nghiệp: Nguyên nhân do đâu?

Theo đó, cả nước hiện có 1,08 triệu người thất nghiệp, trong đó 25% là thất nghiệp dài hạn – tức thất nghiệp liên tục hơn 12 tháng. Theo ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, nhiều trường hợp thất nghiệp là “chủ động”, tức có “năng lực làm việc nhất định nhưng chưa tìm được công việc phù hợp với trình độ, mức lương mà họ mong muốn”.

Đặc biệt, đa số trường hợp thất nghiệp lại rơi vào thanh niên và người có trình độ cao. Cụ thể, có tới 575.100 thanh niên thất nghiệp, trong đó có 183.100 cử nhân – tăng 44.200 người so với quý 1-2017. Trong khi đó, nhóm người có trình độ cao đẳng chỉ còn 82.600 trường hợp thất nghiệp, giảm 21.600 người so với quý 1-2017

Các ngành có số người làm việc giảm nhiều nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 74 nghìn người, mặc dù tăng 347 nghìn người so với quý II/2016); vận tải, kho bãi (giảm 34 nghìn người, nhưng tăng 140 nghìn người so với quý II/2016); khai khoáng (giảm 34 nghìn người); hoạt động làm thuê trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm & dịch vụ tự tiêu dùng (giảm 30 nghìn người) và nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 21 nghìn người).

Đáng chú ý, 8 vùng kinh tế, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất, lần lượt là 2,95% và 2,65%. Bên cạnh đó, Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỉ lệ thấp nhất (lần lượt chiếm 0,95% và 1,05%). Số người thất nghiệp dài hạn (12 tháng trở lên) chiếm 24,5% tổng số người thất nghiệp.

44.000 cử nhân, thạc sĩ gia nhập đội ngũ thất nghiệp: Nguyên nhân do đâu? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp trình độ đại học tăng là do tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp sang quý II/2017 giảm so với quý I/2017. Nhóm thanh niên thất nghiệp gia tăng do việc tham gia thị trường lần đầu có những khó khăn nhất định.

Thực tế cũng cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp luôn biến động giữa các tháng trong năm do sự chênh lệch giữa nhu cầu tuyển dụng và nguồn lực lao động có sẵn của xã hội. Đây là giai đoạn thị trường lao động tiếp nhận một lượng lớn cử nhân tốt nghiệp từ các trường đại học. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp lại không tăng tương ứng do sản xuất ổn định, không cần quá nhiều nhân lực như những tháng đầu năm, do đó gây ra tình trạng ứ đọng, tăng mạnh tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm người trẻ tuổi.

Hơn nữa, thực tế trong những năm gần đây chúng ta thấy rằng tỷ lệ lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhóm lao động khác. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Việc mà hàng nghìn, hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường mà không có việc làm gây lãng phí cho gia đình, cho xã hội.

Tuy nhiên chúng ta ở đây cũng phải nhìn nhận một thực tế không phải chỉ ở Việt Nam mà nói chung ở nhiều nước trên thế giới, thì sinh viên tốt nghiệp ra vẫn có tỷ lệ nhất định là thất nghiệp. Không phải tất cả mọi người thất nghiệp ra đều có thể tìm được việc làm đầy đủ, mà xuất phát từ nguyên nhân khách quan là có sự không gắn kết giữa cung và cầu lao động.

Theo cafebiz

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Bất động sản vẫn là thị trường “màu mỡ” thu hút vốn ngoại

Năm 2017, thị trường BĐS trong nước đã chứng kiến nhiều hoạt động đầu tư sôi nổi trên tất cả các phân khúc sản phẩm. Việc mở rộng thị trường của nhiều tập đoàn lớn, sự tham gia của những “lính mới”, đặc biệt là việc nhiều “đại gia ngoại” đã khuếch trương thương hiệu bằng những thương vụ M&A đình đám…tất cả những thông tin này phần lớn đều được thị trường đón nhận… Continue readingBất động sản vẫn là thị trường “màu mỡ” thu hút vốn ngoại

Người giàu thứ 2 Thái Lan mong muốn đưa sản phẩm Việt Nam ra khắp thế giới

Ông chủ TTC Holdings cho biết mong muốn đầu tư lâu dài tại Việt Nam, thông qua hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ Big C để đưa sản phẩm của Việt Nam ra khắp thế giới, nhất là các mặt hàng nông sản có uy tín cao trên thị trường quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp một số tập đoàn Thái Lan. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức… Continue readingNgười giàu thứ 2 Thái Lan mong muốn đưa sản phẩm Việt Nam ra khắp thế giới

Những con át chủ bài trên thị trường nhà ở

Bên cạnh xác định chiến lược về sản phẩm, việc tích lũy quỹ đất là điều mà bất kỳ nhà phát triển bất động sản (BĐS) nào cũng lấy làm “trăn trở” để tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trần Nam – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhìn nhận, kể từ khi thị trường BĐS hồi phục năm 2014 đến nay, đã xuất hiện nhiều… Continue readingNhững con át chủ bài trên thị trường nhà ở

Việt Nam vẫn là điểm sáng trên bản đồ của thị trường bia toàn cầu

Trong bối cảnh sản lượng bia toàn cầu trong năm 2016 giảm, lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam vẫn tăng. Một khảo sát được tập đoàn Kirin Holdings (Nhật Bản) tiến hành tại 171 quốc gia và khu vực cho thấy sản lượng bia toàn cầu năm 2016 đạt hơn 190,9 tỷ lít, giảm 0,6% so với năm 2015. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp sản lượng bia toàn cầu sụt giảm.… Continue readingViệt Nam vẫn là điểm sáng trên bản đồ của thị trường bia toàn cầu

Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến Việt Nam?

Mới đây, công ty nghiên cứu thị trường Marketintello đã công bố báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý I/2017 với nhiều đánh giá về ảnh hưởng của toàn cầu với Việt Nam. Mỹ rủi ro, Trung hạ cánh, Nhật vật lộn, giá hàng hóa hồi phục Kinh tế thế giới năm 2017 sẽ diễn biến tích cực hơn năm 2016 với động lực tăng trưởng chính là Mỹ hoặc có thể thêm… Continue readingKinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến Việt Nam?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm