GS. Harvard: Việt Nam muốn làm mèo hay hổ của châu Á?

Thursday, 06/07/2017, 10:41 AM

Doanhnhanvietuc – Đây là câu hỏi được GS. Jay Rosengard, Trường Chính sách công Kennedy, Đại học Harvard đặt ra tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2017.

Chướng ngại của mọi quốc gia

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhận xét từ năm 2008 Việt Nam đã vượt qua mốc GDP bình quân đầu người 1.000 USD và bắt đầu bước vào ngưỡng nước có thu nhập trung bình.

Ông Bình cũng nhấn mạnh đây là mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam nhưng cũng đồng thời tạo ra nhiều thách thức. Bởi lẽ, như ông phân tích, thu nhập trung bình là chướng ngại mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải trải qua trong quá trình phát triển kinh tế.

“Đã có nhiều nước thoát bẫy này thành công để trở thành các nước có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật, Singapore nhưng cũng nhiều nước đang trong vòng luẩn quẩn”, ông nói.

Và theo đó, Việt Nam có thể đối diện với bẫy thu nhập trung bình gắn với nguy cơ tốc độ tăng trưởng chậm lại vì các yếu tố tăng trưởng theo bề rộng giới hạn và động lực phát triển chiều sâu còn rất mờ nhạt.

“Động lực và cải cách trước đây tạo ra không còn đủ mạnh và cần có thêm những động lực mới”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định.

Mèo hay hổ châu Á?

GS. Jay Rosengard, Trường Chính sách công Kennedy, Đại học Harvard đã đưa ra 2 hình ảnh so sánh đối lập: con hổ mạnh mẽ và con mèo yếu đuối, thể hiện các quốc gia được phân nhóm trong khu vực châu Á.

GS. Đại học Harvard cho biết có 2 khái niệm cần xem xét khi nói về khái niệm, định nghĩa của bẫy thu nhập trung bình.

Đó là hội tụ về thu nhập và mức thu nhập tuyệt đối, có thể bắt kịp các quốc gia thu nhập cao không, xác định ngưỡng thu nhập thế nào. “Ta nói đến GDP trên đầu người vậy còn mối quan hệ tương quan giữa thu nhập và phi thu nhập sẽ như thế nào”, GS. đặt vấn đề.

Ông cũng chỉ ra rằng các quốc gia đã giàu ngày càng giàu hơn. Ví dụ như Singapore… họ đã có khoảng 15 năm với tỷ lệ tăng trưởng bền vững. “Các nước đó là những con hổ châu Á, còn nếu xem xét tỷ lệ tăng trưởng đó cho những con mèo như Việt Nam chẳng hạn, thì đang đi xuống”, ông cho biết.

Nhận xét Việt Nam là nước có dân số trẻ, GS. Jay đặt câu hỏi liệu người Việt có thể giàu trước khi già được không? Liệu rằng những lợi thế về mặt nhân khẩu học có được Việt Nam tận dụng tốt?

Ông so sánh Việt Nam với Ấn Độ và Trung Quốc về tỷ lệ GDP theo năm và chỉ số cạnh tranh toán cầu. “Năm 2017 Việt Nam đứng thứ 2 từ dưới lên”, ông cho biết.

Chỉ số cạnh tranh toàn cầu, ông Jay chỉ ra: góc độ tăng trưởng, năng suất, áo dụng công nghệ và khởi nghiệp của Việt Nam đều có giá trị âm.

Như vậy, so sánh với tăng trưởng giữa hổ và mèo (mà Việt Nam nằm trong nhóm này) sự chênh lệch là đáng kể, nhất là về công nghệ cao.

Bên cạnh đó, vị GS cũng chỉ ra những thách thức mà Việt Nam đang gặp phải: chênh lệch giữa khu vực DNNN và doanh nghiệp tư nhân; quá trình đô thị hoá nhanh; môi trường kinh doanh vẫn kém cạnh tranh so với các nước (biểu hiện qua thời gian kê khai thuế, chi phí logistics cao…).

Ông Jay cho biết hiện chưa có bằng chứng các quốc gia thu nhập trung bình ở ASEAN có thể bị rơi vào bẫy không. “Nhưng cũng có thể đã rơi vào và thoát ra”, ông nói.

Khuyến nghị, vị GS. Harvard cho biết, Việt Nam phải có nhiều sự thay đổi, trong đó, nhấn mạnh đến cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, chú trọng đầu tư đến hạ tầng vật chất và con người…

Ông cũng nói rằng chi phí nhân công của Việt Nam rẻ nhưng cũng đang mất dần đi lợi thế này vì năng suất thấp. Do đó, năng suất cũng phải là điểm cốt yếu cần cải thiện trong tương lai.

“Tôi nghĩ Việt Nam có tiềm năng rất lớn, chúng ta có nhiều lợi thế cạnh tranh, nhưng phải thực hiện tốt hơn nữa. Các bạn muốn làm mèo hay làm hổ, muốn thu nhập trung bình hay thu nhập cao?”, GS. Jay Rosengard kết thúc phần trình bày của mình bằng câu hỏi.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của vị GS đến từ Mỹ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết Việt Nam sẽ còn nhiều việc phải làm để quyết tâm trở thành con hổ mới của châu Á, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

“Chính phủ Việt Nam sẽ có những chính sách phù hợp hơn”, ông Bình cho hay.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thì nhận xét Việt Nam có thể tăng trưởng 8 – 9% trong tầm tay. Đấy là tầm nhìn của năm 2020 trở đi nếu Việt Nam cải thiện hiệu quả được khu vực kinh tế Nhà nước, tạo thuận lợi giải ngân vốn FDI, vốn ODA, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó, có sự phân bổ lao động, nguồn lực hiểu quả tốt hơn.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Việt Nam có việc đuổi khách xuống máy bay như United Airlines?

Doanhnhanvietuc – Luật pháp Việt Nam quy định các hãng hàng không không được chở quá tải và phải thu xếp ổn thoả từ dưới mặt đất, không phải để lên máy bay rồi mới đuổi khách xuống như trường hợp United Airlines. Vụ việc hành khách gốc Việt David Dao bị cưỡng chế xuống máy bay của United Airlines để nhường ghế cho phi hành đoàn đang gây phẫn nộ trong dư luận nước Mỹ… Continue readingViệt Nam có việc đuổi khách xuống máy bay như United Airlines?

Dưa chuột gắn mác Nhật bán gần 400.000 đồng một quả tại Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Được bán với giá gấp 5 lần sản phẩm cùng loại tại Nhật, song nguồn gốc của trái cây này vẫn gây nghi ngờ với người tiêu dùng. Gần đây, một số cửa hàng ở Hà Nội rao bán loại dưa chuột có vỏ màu vàng, bên ngoài nhiều gai nhọn với giá 395.000 đồng một quả (1,6 triệu đồng một kg), với nguồn gốc được quảng cáo là nhập từ Nhật. Với tên… Continue readingDưa chuột gắn mác Nhật bán gần 400.000 đồng một quả tại Việt Nam

Báo cáo VEPR: Quá phụ thuộc vào Samsung, LG… Công nghiệp Việt Nam cần giải được bài toán này trước khi nghĩ đến cách mạng 4.0

Doanhnhanvietuc – Tăng trưởng của công nghiệp quý I/2017 thấp nhất trong 5 năm trở lại đây – báo cáo của VEPR nhìn nhận đây như là một dấu hỏi cho sức cạnh tranh của cả nền công nghiệp Ngày hôm qua 10/4, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã công bố Báo cáo kinh tế vĩ Quý I năm 2017 cho nền kinh tế Việt Nam. Về cơ bản, giống như… Continue readingBáo cáo VEPR: Quá phụ thuộc vào Samsung, LG… Công nghiệp Việt Nam cần giải được bài toán này trước khi nghĩ đến cách mạng 4.0

Triển vọng kinh tế đầu năm 2017: Nhiều doanh nghiệp lớn lạc quan, 45% đơn vị được hỏi có ý định đầu tư ra nước ngoài

Kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam từ 2007 – 2016 cho thấy các doanh nghiệp tỏ ra lạc quan với tình hình doanh thu, lợi nhuận, tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh 3 tháng đầu năm 2017. Lạc quan về quý I/2017 Mới đây, Vietnam Report đã công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đơn vị này cũng tiến hành… Continue readingTriển vọng kinh tế đầu năm 2017: Nhiều doanh nghiệp lớn lạc quan, 45% đơn vị được hỏi có ý định đầu tư ra nước ngoài

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tiết lộ “Việt Nam sắp có một đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt”

Doanhnhanvietuc – Tại Nghị trường hôm nay, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cho biết về một khái niệm mới, đang được Bộ nghiên cứu. Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được quy định tại Điều 5 trong hệ thống quy hoạch. Đây là một hình thức mới, đã được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu… Continue readingBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tiết lộ “Việt Nam sắp có một đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt”

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm