5 năm nữa, 100% hộ gia đình Việt Nam sẽ dùng Internet, các nhà bán lẻ chuẩn bị lên online hết đi là vừa!

Monday, 17/07/2017, 11:37 AM

Doanhnhanvietuc – Hiện tại Việt Nam, khoảng 94% người dân ở thành thị sử dụng Internet và 69% tại nông thôn cũng sử dụng Internet. Nếu tiếp tục xu hướng này, khoảng 5 năm là gần 100% các hộ gia đình tại Việt Nam sẽ nối mạng.

Đó là thông tin mà Kantar Worldpanel vừa đưa ra tuần trước về việc sử dụng Internet của người Việt

Theo Kantar, 8/10 người Việt online ít nhất 1 lần/ngày. Điều đó cho thấy Internet đang là một trong những ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống tiêu dùng tại Việt Nam.

Kantar Worldpanel cho biết, hiện tại Việt Nam, khoảng 94% người dân ở thành thị sử dụng Internet và 69% tại nông thôn cũng sử dụng Internet. Nếu tiếp tục xu hướng này, khoảng 5 năm là gần 100% các hộ gia đình tại Việt Nam sẽ nối mạng.

Vậy nên, người tiêu dùng hiện này đang dành nhiều thời gian online với nhiều mục đích khác nhau như kết nối với mạng xã hội, nghe nhạc, xem phim, học tập….Và vì thế, mua sắm online cũng ngày càng phổ biến hơn.

Trước khi người ta mua hàng, họ cũng sử dụng Internet để kiểm tra thông tin về sản phẩm mà họ đang muốn. Và có thể nói, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng thông minh hơn. Không còn chuyện, chỉ quảng cáo trên TV là có thể thuyết phục được người tiêu dùng. Kênh truyền miệng hay giới thiệu sản phẩm cũng không còn hiệu quả và đáng tin bằng việc dùng thử sản phẩm như nhiều năm trước đây.

Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và đời sống ngày càng cao, ngày càng nhiều người thích đồ ngoại. Đa số người Việt cho rằng các sản phẩm ngoại có chất lượng cao hơn và họ sẵn sàng mua đồ ngoại nếu giá bằng hàng nội địa.

Bên cạnh đó, nhiều người Việt có tư tưởng sính ngoại. Vậy nên năm 2016, lượng sản phẩm ngoại vào Việt Nam rất lớn, chủ yếu là tại các quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, các sản phẩm như chăm sóc bản thân, làm đẹp, theo nghiên cứu của Kantar World Panel.

Ngày nay, ngày càng nhiều thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam do các nhà bán lẻ lớn vào thị trường Việt như Emart, Aeon Mall và gần đây nhất là 7-Eleven. Mỗi nhà bán lẻ lớn này đến có kế hoạch riêng trong việc mở rộng. Càng nhiều cửa hàng hoạt động tại thị trường Việt Nam thì hàng ngoại vào càng nhiều. Hàng ngoại không chỉ được bán trong các chuỗi bán lẻ ngoại mà cả các cửa hàng truyền thống của Việt Nam. Đây là điều mà chủ các thương hiệu nội đang phải đau đầu suy nghĩ để giành lại thị trường.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Hấp dẫn thứ 2 Đông Nam Á, đầu tư tư nhân tại Việt Nam hứa hẹn tiếp tục thăng hoa

Doanhnhanvietuc – So với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá có mức độ hấp dẫn đầu tư cao thứ hai, với 28% ý kiến đồng tình, chỉ sau Myanmar. Cuộc khảo sát với của hãng tư vấn Grant Thornton thực hiện tháng 3 vừa qua với những người tham gia quyết định đầu tư, bức tranh đầu tư tư nhân tại Việt Nam có những nét phác… Continue readingHấp dẫn thứ 2 Đông Nam Á, đầu tư tư nhân tại Việt Nam hứa hẹn tiếp tục thăng hoa

Lễ Mít tinh kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 19/12/2016) diễn ra sáng nay tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Hà Nội. Tới dự buổi lễ có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An, nguyên… Continue readingLễ Mít tinh kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm 2017

Doanhnhanvietuc- Chuyển đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng và cho phép Việt Nam vươn lên vị trí quốc gia thu nhập trung bình cao. Đây là nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại họp báo về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam – châu Á năm 2017, tổ chức ngày 10/4 tại Hà Nội. Chuyên gia kinh tế của… Continue readingADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm 2017

Cushman & Wakefield: Việt Nam là nền kinh tế xếp thứ hai thế giới về mức độ tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất

Trong báo cáo mới nhất về chỉ số rủi ro sản xuất toàn cầu 2017 của Cushman & Wakefield, Việt Nam xếp thứ 2 trên toàn thế giới về chỉ số “Tiên phong” chỉ sau Costa Rica. “Tiên phong” ở đây là chỉ những nền kinh tế tuy không dẫn đầu về sản lượng sản xuất nhưng là những nền kinh tế tiềm năng nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất. Báo cáo này… Continue readingCushman & Wakefield: Việt Nam là nền kinh tế xếp thứ hai thế giới về mức độ tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất

VEPR: Nhiều ngân hàng ngoại thoái vốn cho thấy tính hấp dẫn của hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam đang suy giảm

Doanhnhanvietuc – Báo cáo của VEPR đã nhấn mạnh về môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam với tình trạng nhiều ngân hàng nước ngoài thoái vốn và thu hẹp hoạt động ở Việt Nam trong thời gian qua. Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2017 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), một điểm đáng lưu ý trong thời gian qua là tình trạng nhiều ngân hàng nước… Continue readingVEPR: Nhiều ngân hàng ngoại thoái vốn cho thấy tính hấp dẫn của hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam đang suy giảm

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm