Bộ Công thương lý giải việc chậm ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô

Friday, 01/09/2017, 01:44 AM

Theo lộ trình, Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô phải có hiệu lực từ 1/7/2017. Tuy nhiên đến nay, Nghị định vẫn chưa được ban hành.

Bộ Công thương lý giải việc chậm ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã đưa ra lý do về việc chậm ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ vào tối 30/8.

Theo Thứ trưởng, Nghị định về các điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô cũng như điều kiện về các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng ô tô được các doanh nghiệp, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.

Trước hết, Nghị định này điều chỉnh các quy định sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp lắp ráp; các doanh nghiệp nhập khẩu; các trung tâm bảo hành bảo dưỡng ô tô. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT để triển khai xây dựng Nghị định này.

Ông Hải cho biết, Luật Đầu tư quy định các nội dung liên quan đến Nghị định này có hiệu lực từ 1/7/2017. Đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ GTVT để hoàn thiện dự thảo trình phê duyệt. Trước đó đã thành lập các Tổ công tác đến từng doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô lớn trên cả nước, các doanh nghiệp FDI, các nhà nhập khẩu ô tô, các doanh nghiệp kinh doanh… Bộ cũng đã có báo cáo tổng hợp kiến nghị của tất cả các doanh nghiệp này trình Chính phủ đúng thời hạn.

 Bộ Công thương lý giải việc chậm ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, Nghị định này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của rất nhiều đối tượng doanh nghiệp. Trước hết là các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Thứ hai là các doanh nghiệp nhập khẩu, gồm các doanh nghiệp chính hãng, và các doanh nghiệp nhập nhỏ lẻ. Nghị định cũng liên quan đến các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Thứ trưởng cho biết, Bộ Công Thương đã làm theo hướng trước hết là bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp, kể cả sản xuất lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu, kinh doanh ô tô. Thứ hai, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu ưu tiên vào một đối tượng doanh nghiệp nào đó thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng quyền lợi của người tiêu dùng.

“Thứ ba, chúng ta vẫn phải bảo vệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. Đây có thể là doanh nghiệp của Việt Nam, hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo quy định pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam”, ông Hải nói.

Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, đến nay Nghị định đã qua nhiều bước giải trình, sửa đổi, hoàn thiện bảo đảm văn bản đạt chất lượng cao nhất, dễ triển khai sau khi được ban hành.

“Hiện tại, dự thảo Nghị định đã được xin ý kiến của các thành viên Chính phủ, và chúng tôi hy vọng trong thời gian rất sớm, Thủ tướng Chính phủ sẽ ký ban hành Nghị định mà theo chúng tôi là rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông Hải thông tin.

Theo nguoidonghanh

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Vì sao ngành cảng biển Việt Năm tăng trưởng gấp đôi thế giới?

Con số lạc quan này chủ yếu đến từ nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm của các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. “Việt Nam là hình mẫu cho thương mại quốc tế, khi có xuất phát điểm gần như không có giao dịch nào vào năm 1990, giờ đây là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về vải… Continue readingVì sao ngành cảng biển Việt Năm tăng trưởng gấp đôi thế giới?

Các đại gia trong ngành chăn nuôi điêu đứng vì hàng trăm tỷ lợi nhuận “bốc hơi” theo giá heo

Dù bị tổn thất nặng nề do giá heo giảm nhưng nhìn chung, mắt xích yếu nhất thuộc về người chăn nuôi còn các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn khỏe với lãi gộp trên 20%, trong khi các DN kinh doanh sản phẩm đầu cuối thì hưởng lợi lớn khi giá heo giảm mạnh. Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), trong 6 tháng đầu… Continue readingCác đại gia trong ngành chăn nuôi điêu đứng vì hàng trăm tỷ lợi nhuận “bốc hơi” theo giá heo

Thời của kinh doanh truyền thống “mệt” với công nghệ

Các trào lưu công nghệ thay đổi nhanh chóng đã gây sức ép lên các mô hình kinh doanh truyền thống, đòi hỏi chính sách phải thay đổi kịp thời để quản lý và điều phối, tạo hành lang phát triển, nếu không vô hình trung trở thành lực cản của sự tiến bộ. Nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) xuất phát từ mô hình kinh doanh dựa vào nền tảng công nghệ, đã… Continue readingThời của kinh doanh truyền thống “mệt” với công nghệ

Jack Ma: ’25 tuổi, cứ sai lầm thoải mái! Trên 40 thì đừng nhảy lung tung nữa!’

Trước 30 tuổi, quan trọng không phải là làm cho công ty nào, mà là đi theo sếp nào. Tháng 5 vừa qua, đài KBS của Hàn Quốc vừa phát sóng một tiết mục đặc biệt, chủ đề là “Kinh tế toàn cầu, kiến tạo thời đại châu Á mới”. Jack Ma – nhà sáng lập Alibaba – được mời phỏng vấn bên cạnh khách mời đặc biệt là phó thủ tướng Hàn Quốc Choi… Continue readingJack Ma: ’25 tuổi, cứ sai lầm thoải mái! Trên 40 thì đừng nhảy lung tung nữa!’

Mạo hiểm tất cả để lập nghiệp: Bí quyết giúp Yoshiko Shinohara trở thành nữ tỷ phú tự lập đầu tiên của Nhật Bản

Với sự nghiệp kinh doanh kéo dài hơn bốn thập kỷ, Yoshiko Shinohara chính là nữ tỷ phú tự lập quyền lực nhất Nhật Bản. Yoshiko Shinohara mở văn phòng nhân sự đầu tiên mang tên TempStaff vào năm 1973. Từ tính cách bất chấp, mạo hiểm tất cả để lập nghiệp mà bà đã trở thành một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất giới kinh doanh, theo tạp chí Fortune. Có rất… Continue readingMạo hiểm tất cả để lập nghiệp: Bí quyết giúp Yoshiko Shinohara trở thành nữ tỷ phú tự lập đầu tiên của Nhật Bản

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm