Đại biểu Quốc hội: Có nên tách đặc khu kinh tế ra trực thuộc Trung ương luôn không?

Saturday, 11/11/2017, 03:53 AM

Doanhnhanvietuc – Đại biểu Trần Thanh Mẫn nhận định, dự thảo luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt vẫn còn nhập nhằng khi một số quy định phải thông qua tỉnh, một số lại thông qua Trung ương. Nếu đặc khu chịu quá nhiều rằng buộc, sẽ mâu thuẫn với ý định xây luật để tạo cơ chế thông thoáng, cởi mở.

Đại biểu Quốc hội: Có nên tách đặc khu kinh tế ra trực thuộc Trung ương luôn không?

Một góc sân bay Quảng Ninh – nằm trong khu quy hoạch đặc khu Vân Đồn – đang được xây dựng.

Chiều nay (10/11), Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ xung quanh dự thảo luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Dự thảo luật này thu hút được sự quan tâm của cử tri cũng như người dân, bởi ban hành nhiều cơ chế đột phá, khác biệt so với các luật trước đây.

Đại biểu Trần Văn Minh cho biết, về bộ máy tổ chức cơ quan quản lý, đặc khu kinh tế nên ưu tiên phương án chọn ra một thiết kế trưởng, người đứng đầu khu kinh tế đặc biệt, mà không cần xây dựng bộ máy của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân. Theo ông, ngay từ tên gọi là đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, nghĩa là không chỉ đặc biệt về kinh tế mà còn phải đặc biệt về hành chính.

“Chúng ta cần sự đổi mới. Đây là cơ hội để thực hiện nghị quyết TƯ 5 đã đề ra, đó là đổi mới trong bộ máy hành chính”, ông Minh nhận định.

Trả lời liệu sự đổi mới này có phù hợp với pháp luật không, ông Minh cho rằng, luật mới có đôi chỗ mâu thuẫn với luật tổ chức chính quyền địa phương, song không trái với hiến pháp. Việc lựa chọn một người làm thiết kế trưởng sẽ đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư, bộ máy tổ chức mới cũng sẽ đảm bảo sự tinh gọn, tăng tính hiệu quả.

“Thực tế chứng minh cái mới, dám làm cái mới đều xuất phát từ cá nhân. Vì vậy, chúng ta cần có khung quyền lực đủ để cá nhân đó có quyền hạn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao”, ông Minh đánh giá.

Ủng hộ phương án chọn ra một trưởng đặc khu, song đại biểu Minh cũng nhấn mạnh, bên cạnh quyền lực lớn, cũng phải có cơ chế giám sát đặc biệt, tránh tình trạng lạm quyền. Về mặt này, ông Minh cho rằng, các quy định trong dự thảo luật vẫn chưa đảm bảo giám sát hiệu quả. Cần phân định rõ thẩm định rõ công việc, trách nhiệm giữa đặc khu với UBND tỉnh, từ đó mới xác định rõ được vai trò, trách nhiệm của mình. Cần tránh cả 2 khuynh hướng là giám sát hình thức hoặc giám sát tràn lan.

Đồng tính với đại biểu Trần Văn Minh về việc xây dựng cơ chế quản lý trưởng đặc khu, nhưng đại biểu Trần Minh Mẫn cho rằng, không phải là quản lý trưởng sẽ đảm nhiệm tất cả các công việc mà vẫn phải có sự góp mặt của chính quyền, của Đảng, mặt trần Tổ quốc,…

Ngoài ra, theo ông Mẫn, dự thảo luật vẫn còn nhập nhằng, có quy định thông qua tỉnh, cái thông qua trung ương.

“Mục đích của chúng ta khi xây luật này muốn làm sao cho nó thông thoáng, nó mở ra, để khu vực này phát triển. Muốn đây là nơi phải tự chủ, tự chủ về tài chính, nhân dân,… nên để nhiều ràng buộc thì rất là khó. Liệu những đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt này có nên tách ra trực thuộc Trung ương luôn không?”, đại biểu Mẫn đặt câu hỏi.

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến ban quản lý đặc khu, cơ chế hỗ trợ đầu tư của Nhà nước vào các đặc khu trong dự thảo luật cũng được các đại biểu quan tâm.

Cụ thể, khoản 6 điều 22, lưu ý Ngân sách trung ương bổ sung các mục tiêu cho đặc khu để xây dựng kết cấu hạ tầng. Theo đại biểu Minh, đây là quy định rất định tính, không rõ ràng. Luật nên nghiên cứu theo hướng cụ thể mức hỗ trợ ngân sách, cụ thể về mức và cụ thể về thời gian.

“Trong bối cảnh hiện nay chúng ta đang rất khó khăn về bội thu, nợ công, mà không có quy định cụ thể thì mỗi lần cân đối chúng ta lại đắn đo với bài toán dồn tiền vào làm việc gì. Nếu đã quyết tâm, chúng ta nên thể hiện sự quyết tâm bằng quy định cụ thể băng mức chi, mức hỗ trợ cụ thể, thời gian cụ thể. Như vậy đặc khu mới có thể chủ động. Tôi nghĩ rằng như vậy các nhà đầu tư mới yên tâm”, đại biểu Minh góp ý.

Về mặt lao động, việc làm, các đại biểu cũng có ý kiến luật không nên mở quá. Đại biểu Trần Hồng Nguyên chia sẻ, đặc khu phải là nơi thu hút được nhân tài trên cả nước đổ về. Tuy nhiên, dự thảo luật hiện quy định quá mở dành cho lao động nước ngoài, cho phép cả lao động nước ngoài phổ thông đến đây làm việc.

“Cần xem xét kỹ quy định này, nếu chúng ta làm vậy sẽ thu hẹp cơ hội việc làm cho chính lao động trong nước. Đây cũng là vấn đề bị cử tri nhiều nơi bức xúc”, đại biểu Nguyên phản ánh.

Dự thảo luật đơn vị – hành chính kinh tế đặc biệt được trình bàn thảo trong kỳ họp Quốc hội lần này và dự kiến sẽ được thông qua trong kỳ họp thứ 5. Dự kiến, các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ hình thành cơ chế mở, thông thoáng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trở thành đầu tàu phát triển kinh tế cả nước, đồng thời là phòng thí nghiệm để thử các chính sách, cơ chế mới.

Theo Trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Tuần sau, Thủ tướng và các Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn Quốc hội 4 nhóm vấn đề lớn

Thủ tướng và 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội 4 nhóm vấn đề lớn liên quan tới: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; quản lý các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; y tế; đầu tư phát triển xã hội. Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ có sự thay đổi. Các năm trước, tại các kỳ họp giữa năm của Quốc hội, Thủ tướng uỷ quyền… Continue readingTuần sau, Thủ tướng và các Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn Quốc hội 4 nhóm vấn đề lớn

Đề xuất tăng khai thác dầu thô để đạt tăng trưởng 6,7%: UBKT Quốc hội cho rằng “cần xem kỹ”

Doanhnhanvietuc – Tăng trưởng quý I thấp có nguyên nhân bản chất từ tái cơ cấu nền kinh tế chậm, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chậm. Vậy đẩy mạnh khai thác dầu liệu có ‘gãi đúng chỗ ngứa’? Tăng trưởng kinh tế ở quý I/2017 tuy chỉ đạt thấp ở mức 5,1% – thấp nhất trong vòng 3 năm qua – nhưng Chính phủ vẫn quyết tâm với mục tiêu tăng trưởng 6,7% cả năm… Continue readingĐề xuất tăng khai thác dầu thô để đạt tăng trưởng 6,7%: UBKT Quốc hội cho rằng “cần xem kỹ”

Nếu được Quốc hội thông qua, 97% doanh nghiệp sẽ được giảm thuế

Doanhnhanvietuc – Chiều nay, dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ được thảo luận tại nghị trường. Báo Trí Thức Trẻ có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Khương, Trưởng phòng Phát triển DNNVV, Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người đã tham gia soạn thảo dự thảo Luật này. Dự thảo Luật DNNVV đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của… Continue readingNếu được Quốc hội thông qua, 97% doanh nghiệp sẽ được giảm thuế

HoREA kiến nghị cần có quy định về sử dụng đất đối với “đặc khu kinh tế”

Liên quan đến thực hiện Nghị quyết TW6 (khóa XI) về đổi mới chính sách pháp luật đất đai, ngày 9/10/2017, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã góp ý một số nội dung quan trọng khi sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013. Một dự án bất động sản tại TP.HCM. Ảnh: T.H Theo đó, HoREA kiến nghị bổ sung chế định “Đất sử dụng cho du lịch” cũng là một loại hình… Continue readingHoREA kiến nghị cần có quy định về sử dụng đất đối với “đặc khu kinh tế”

Thống đốc NHNN: Rất nhiều người từ chối khi được điều sang tái cơ cấu ngân hàng yếu kém

Doanhnhanvietuc – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho rằng, việc thiếu đi quy định miễn trách nhiệm với người tham gia xử lý các ngân hàng yếu kém đang là bất cập lớn, khiến quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng chậm trễ. Sáng nay, trong báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Ủy ban thường vụ Quốc hội… Continue readingThống đốc NHNN: Rất nhiều người từ chối khi được điều sang tái cơ cấu ngân hàng yếu kém

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm