Tương lai Việt Nam phụ thuộc vào sự phát triển của tầng lớp trung lưu?

Tuesday, 13/02/2018, 02:42 AM

Doanhnhanvietuc – Là tầng lớp sẽ chiếm 33% dân số Việt Nam năm 2020, tầng lớp trung lưu được dự báo sẽ là nhân tố tác động mạnh mẽ đến tương lai đất nước, TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong nói với Trí Thức Trẻ.

Tương lai Việt Nam phụ thuộc vào sự phát triển của tầng lớp trung lưu?

Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam là những người có mức thu nhập từ 18 triệu đồng/ tháng đến 40 triệu đồng/ tháng.

“Sự gia tăng nhanh chóng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc biệt là việc dịch chuyển nền kinh tế từ phụ thuộc vào xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa”, TS. Phùng Đức Tùng nói.

Tầng lớp này đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới và sáng tạo. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hầu như các phát minh, sáng chế  đều bắt nguồn từ những người xuất thân từ các gia đình trung lưu, hầu như không có từ những người xuất xuất thân từ những gia đình giàu có và rất ít từ những người xuất thân từ các gia đình nghèo.

Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đóng vai trò cốt lõi trong việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo việc làm và góp phần vào nâng cao vai trò và vị thế của khu vực kinh tế tư nhân, góp phần xây dựng một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, cạnh tranh minh bạch, giảm sự phục thuộc của nền kinh tế vào khối doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn từ đó có đóng góp rất quan trọng trong việc giảm rủi ro và tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế đến nền kinh tế nói chung.

Bên cạnh đó, họ đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy và cải cách thể chế giúp nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Một trong những lý do quan trọng là tầng lớp trung lưu thì thường xuyên sử dụng dịch vụ công và ít có khả năng sử dụng các dịch vụ tư như tầng lớp giàu do vậy họ có động lực thúc đẩy cải cách các chính sách liên quan đến chất lượng các dịch vụ công và chi tiêu ngân sách cho hiệu quả và bình đẳng, không phục vụ nhóm lợi ích. Ví dụ như chất lượng hệ thống giáo dục công lập có thể ko phải là vấn đề quan tâm của tầng lớp giàu vì con cái họ đều học ở các trường tư thục.

Mặt khác, nhóm giàu có thể có giải pháp không phụ thuộc vào các qui định pháp luật trong nước như họ có thể xin thẻ công dân nước ngoài hay định cư ở nước khác. Trong khi tầng lớp trung lưu gần bắt buộc phải sống và tuân thủ các qui định của Việt Nam nên nếu tầng lớp này tăng lên sẽ giúp cho việc thúc đẩy cải cải thể chế được thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Sự gia tăng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam cũng thúc đẩy việc đầu tư nhiều hơn vào giáo dục gồm cả chi tiêu công và tư. Tầng lớp trung lưu rất coi trọng vai trò của giáo dục do vậy họ luôn quan tâm đến chất lượng của hệ thống giáo dục và ủng hộ các chính sách và ngân sách đầu tư nhiều cho giáo dục. Mặt khác, họ cũng không ngần ngại chi tiền cho con em mình nâng cao kiến thức. Năm 2014, chi tiêu cho giáo dục của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam chiếm 20,3% tổng chi tiêu của họ.

“Do vậy, họ đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Đây là nhân tố quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam một cách bền vững”, ông Tùng nói.

Một nghiên cứu của Wold Bank sử dụng số liệu năm 2010 cho thấy cho thấy nếu tăng 1% thu nhập của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam sẽ góp phần tăng 0,56% GDP bình quân đầu người, làm tăng tỷ lệ dân số được đào tạo thêm 1,06%, làm giảm hệ số bất bình đẳng GINI khoảng 0,17 và tăng tỷ lệ đầu tư toàn xã hội cho phát triển kinh tế trên GDP thêm 6%.

Dù vậy, theo TS. Phùng Đức Tùng, các chính sách hiện nay đang có nhiều cản trở đối với sự phát triển của tầng lớp trung lưu của Việt Nam. Một trong những số đó là thuế thu nhập cá nhân mới sẽ có tác động tiêu cực lớn đến những người có mức thu nhập từ 24 đến 41 triệu đồng/ tháng và họ phải đóng tăng thêm khoảng 10% so với mức trước đây, tác động tiêu cực đến động lực của họ và giảm khả năng tăng tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh đó, thuế VAT, luật BHXH mới,  các phí liên quan đến BOT cũng có tác động nhiều nhất đến tầng lớp trung lưu vì họ là những người tiêu dùng chính và sử dụng nhiều dịch vụ liên quan đến BOT

Tầng lớp trung lưu hiện nay cũng không được tham gia nhiều vào quá trình xây dựng và sửa đổi các chính sách dẫn đến một số chính sách hiện nay thực hiện không mang lại hiệu quả cao hoặc bị chi phối bởi các nhóm lợi ích như việc qui hoạch các khu đô thị, các chính sách liên quan đến BOT, tăng phí, thuế, chính sách liên quan đến BHXH mới

Ngoài ra, các chính sách hiện này không hỗ trợ và nuôi dưỡng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chính sách thuế và các qui định liên quan đến tiếp cận vốn đang là rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ quả là hàng năm có từ 10 đến 15% doanh nghiệp đóng cửa và chủ yếu những doanh nghiệp này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Cải cách thể chế kinh tế – Đòn bẩy cho tăng trưởng 2018?

Doanhnhanvietuc – CIEM dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 khoảng 6,58%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra; các chuyên gia cho rằng, kết quả sẽ cao hơn nếu tiếp tục cải cách. Không nên chạy theo thành tích “ảo” Tại hội thảo về kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng 2018 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 25/1 tại Hà Nội, ông Nguyễn… Continue readingCải cách thể chế kinh tế – Đòn bẩy cho tăng trưởng 2018?

Từ chuyện Quảng Nam hụt thu ngân sách 3.000 tỷ đến những “ông lớn” tư nhân tác động đến nền kinh tế Việt Nam ra sao?

Doanhnhanvietuc – Ô tô Trường Hải sụt giảm lượng bán, ngân sách tỉnh Quảng Nam 6 tháng đầu năm hụt 3.000 tỷ đồng và dù làm nhiều cách thì tỉnh cũng không thể bù đắp được khoản hụt đó. Nhưng cũng từ câu chuyện đó, nhiều người có thể nhìn rõ hơn vai trò của những tập đoàn tư nhân lớn như Trường Hải, Vingroup, Masan… với nền kinh tế Việt Nam. Khi ông lớn hắt… Continue readingTừ chuyện Quảng Nam hụt thu ngân sách 3.000 tỷ đến những “ông lớn” tư nhân tác động đến nền kinh tế Việt Nam ra sao?

Thủ tướng: APEC có vai trò ngày càng quan trọng với nền kinh tế Việt Nam

Doanhnhanvietuc – “Việt Nam tham gia APEC năm 1998 và APEC có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế của chúng tôi. Hiện nay, các thành viên APEC chiếm tới 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, có 13 thành viên APEC là các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như… Continue readingThủ tướng: APEC có vai trò ngày càng quan trọng với nền kinh tế Việt Nam

8 năm biến động cùng kinh tế Việt Nam qua lời kể của vị chuyên gia mê võ thuật và thiền

Doanhnhanvietuc – Trở về Việt Nam năm 2009, chuyên gia tài chính ngân hàng Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu từ bấy đến nay là cố vấn cấp cao cho một ngân hàng. Ông cũng thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên đề trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và bất động sản, như là cách để đóng góp cho đất nước. Trong một dịp chuyện trò mới đây với Báo Trí Thức Trẻ,… Continue reading8 năm biến động cùng kinh tế Việt Nam qua lời kể của vị chuyên gia mê võ thuật và thiền

Kinh tế năm 2019 tiềm ẩn những rủi ro nào?

Bên cạnh những khó khăn từ chính nội tại, kinh tế Việt Nam trong năm 2019 gặp thách thức không nhỏ bởi các yếu tố bên ngoài như giá dầu, lãi suất USD, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Hầu hết các chỉ tiêu năm 2018 đạt hoặc vượt Tại Nghị trường sáng nay, 22/10, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đã đọc báo cáo tóm tắt đánh… Continue readingKinh tế năm 2019 tiềm ẩn những rủi ro nào?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm