Nhiều cơ hội đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Thursday, 17/11/2016, 01:56 AM

– Mặc dù nông sản việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng việc thiếu quy hoạch các vùng nguyên liệu có quy mô đủ lớn là một trong những nguyên nhân chính khiến việc đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam còn hạn chế.

Hội thảo Xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm. Ảnh: VGP/Lê Anh

Nhằm giới thiệu tiềm năng và triển vọng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đối với các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, ngày 16/11, tại TPHCM, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo 2016), Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo Xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm.

Đầu tư vào công nghiệp chế biến còn hạn chế

Ông Đặng Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết, đến nay, Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) được gần 290 tỷ USD và giải ngân gần 160 tỷ USD, tuy nhiên, chúng ta chỉ thu hút FDI được 7,6 tỷ USD trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm với 521 dự án. Phần lớn các hoạt động đầu tư nước ngoài ít gắn kết với vùng nguyên liệu, chưa quan tâm phát triển vùng nguyên liệu. Hơn nữa, nguyên liệu trong nước mặc dù rất phong phú song chưa đáp ứng được sản xuất của các DN FDI.

Bên cạnh đó, theo ông Quang, Việt Nam chưa có ưu đãi riêng cho lĩnh vực này mà nằm rải rác ở các quy định khác nhau, trong các chính sách nông nghiệp nông thôn, tín dụng, phụ thuộc vào địa bàn cụ thể…

Để thúc đẩy thu hút đầu tư trong chế biến thực phẩm, theo các chuyên gia, chính quyền địa phương cần chủ động quy hoạch vùng nguyên liệu nông sản cho nhà đầu tư gắn với các hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ nông dân sang nhà đầu tư trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà đầu tư với DN theo quy định của Luật Đất đai về các hình thức cho thuê hoặc góp vốn bằng đất để cùng kinh doanh nông nghiệp.

Đồng thời, các cơ sở sản xuất, DN trong nước cần áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông, thủy sản để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo ông Claudio Dordi, chuyên gia dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (Mutrap), để nâng cao chất lượng nông sản thực phẩm xuất khẩu, Việt Nam cần hỗ trợ DN đầu tư thương hiệu. Trên thực tế, có nhiều nước đang tiêu thụ sản phẩm nông sản của Việt Nam nhưng không biết đó là sản phẩm bắt nguồn từ Việt Nam.

Điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư

Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, hiện nay Việt Nam đang là địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm với sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư, nhiều thương hiệu lớn.


Nguyên liệu thô cho chế biến công nghiệp hết sức phong phú. Lượng thực phẩm tiêu thụ bình quân đầu người năm 2015 tăng khoảng trên 17% và dự đoán tăng khoảng trên 18,6% giai đoạn 2014-2019.

Cùng với đó là các lợi thế về xuất khẩu khi Việt Nam đã và sẽ tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do với tất cả các thị trường kinh tế lớn trên thế giới… Theo đó, các DN xuất khẩu sẽ được hưởng nhiều ưu đãi từ các chính sách thương mại từ các nước, nhất là việc cắt, giảm sâu về thuế đối với nhiều mặt hàng.

Đặc biệt, các lĩnh vực trong ngành chế biến thực phẩm đang được các bộ, ngành quan tâm ưu đãi đầu tư như: Sản xuất máy móc, công cụ, thiết bị phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, xây dựng nâng cấp cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia cầm…

Cùng với quá trình đẩy mạnh cổ phần hóa các DN Nhà nước, hiện nay, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang bán cổ phiếu của hơn 200 công ty, trong đó 50 công ty thuộc về lĩnh vực chế biến thực phẩm. Đây sẽ là cơ hội cho các DN thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) thay vì phải đầu tư từ đầu theo cách truyền thống.

Đánh giá về sức hấp dẫn môi trường đầu tư lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam, nhiều DN nước ngoài cho rằng, chính sách ưu đãi đầu tư mà Chính phủ Việt Nam dành cho DN tham gia vào lĩnh vực này được xem là cạnh tranh nhất trong khu vực và các DN đang có kế hoạch phát triển ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam.

Theo baochinhphu

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Bộ Công Thương: Sẽ cắt giảm khoảng 600 điều kiện kinh doanh

Dự kiến, có khoảng 464-612 điều kiện kinh doanh sẽ bị cắt giảm trong thời gian tới, tương đương với khoảng 38,15-50,3% tổng số điều kiện kinh doanh. Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đưa ra tại cuộc họp chiều 15/9. Cụ thể, tổ công tác về cải cách hành chính của Bộ Công Thương cùng đại diện các vụ, cục đã trình Bộ trưởng Bộ Công Thương… Continue readingBộ Công Thương: Sẽ cắt giảm khoảng 600 điều kiện kinh doanh

Nhà nước vẫn nắm chi phối doanh nghiệp phát điện đến 2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký văn bản thống nhất chủ trương cổ phần hóa các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) và Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). Theo chỉ đạo của Thủ tướng, giai đoạn từ này đến năm 2018, các tổng công ty phát điện vẫn trực thuộc các Tập đoàn nói trên và do… Continue readingNhà nước vẫn nắm chi phối doanh nghiệp phát điện đến 2018

Giải pháp nào nâng chất nguồn nhân lực cho thương mại điện tử?

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố then chốt đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và kinh tế số.   Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố then chốt đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và kinh tế số. Chính vì vậy, Bộ Công Thương đã phối… Continue readingGiải pháp nào nâng chất nguồn nhân lực cho thương mại điện tử?

Vì sao dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn 63.500 tỷ của tập đoàn Tuần Châu bị “bác” đề xuất về vốn?

Doanhnhanvietuc – Tập đoàn Tuần Châu đề xuất được phân bổ chi phí giải phóng mặt bằng và chi phí xây lắp, tư vấn, dự phòng với tổng giá trị là 57.568 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí lãi vay của nhà đầu tư). Bộ Kê hoạch và đầu tư (KH&ĐT) cho rằng nội dung đề xuất này của nhà đầu tư là không phù hợp với quy định hiện hành. Bộ Kế hoạch… Continue readingVì sao dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn 63.500 tỷ của tập đoàn Tuần Châu bị “bác” đề xuất về vốn?

HSBC nhận định về kinh tế vĩ mô Việt Nam: “Tất cả con số đều rất tốt”

Trong khi ngành sản xuất duy trì đà tăng trưởng, thì hoạt động xuất khẩu vẫn rất tốt với các lô hàng xuất khẩu chủ lực như điện thoại và phụ tùng thay thế. Ngân hàng HSBC vừa giới thiệu báo cáo Kinh tế Vĩ mô Việt Nam số tháng 5/2017 “Trông đợi vào những con số”. Theo đó, “tất cả con số đều rất tốt” là cụm từ được HSBC sử dụng khi mô… Continue readingHSBC nhận định về kinh tế vĩ mô Việt Nam: “Tất cả con số đều rất tốt”

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm