Giải pháp nào nâng chất nguồn nhân lực cho thương mại điện tử?

Wednesday, 19/07/2023, 09:48 AM
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố then chốt đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và kinh tế số.

 

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố then chốt đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và kinh tế số. Chính vì vậy, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức cho doanh nghiệp, hợp tác xã đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới đạt hiệu quả cao.

 

Đại diện Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử (Ecom Viet) – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, theo kế hoạch, năm 2023 Trung tâm sẽ phối hợp với một số đơn vị tổ chức lớp tập huấn cho khoảng 1.400 cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sinh viên, thanh niên khởi nghiệp, giảng viên về thương mại điện tử. Cùng đó, sẽ có khoảng 2.100 đại biểu là cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ở địa phương.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới, Trung tâm đã phối hợp với sàn thương mại điện tử Amazon Global Selling và Alibaba tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về thương mại điện tử xuyên biên giới cho hàng nghìn doanh nghiệp, người kinh doanh, nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam.

Nội dung tập huấn gồm các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, một số kỹ năng quan trọng, bài giảng cụ thể, hấp dẫn, tăng tính tương tác và giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp tham dự.

Hơn nữa, Trung tâm cũng đặt mục tiêu là doanh nghiệp trong các ngành hàng tiềm năng trong xuất khẩu xuyên biên giới; kinh nghiệm thực tế của các nhà bán hàng thành công trên Amazon.

Chương trình tập trung vào một số đối tượng ngành hàng chính lợi thế của Việt Nam như thủ công mỹ nghệ, gỗ, quà tặng, nhà bếp; Trang trí nhà cửa; May mặc; Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và cá nhân; Tiện ích gia đình…

 

Ngoài ra, trong năm 2023, EcomViet có kế hoạch phối hợp với các trường cao đẳng, đại học trên cả nước mở khoảng 5 lớp đào tạo trực tuyến, học trên hệ thống MOOC để đào tạo miễn phí cho khoảng 500 học viên là sinh viên các trường nhằm phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội trong thời đại công nghệ số.

Nhằm triển khai các kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm 2023, Ecom Viet đã chủ động liên hệ với các Sở Công Thương, các trường, Hiệp hội… để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo và cách thức tổ chức khóa tập huấn, đào tạo trong năm.

Với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện đào tạo, tập huấn, EcomViet đã xây dựng khung chương trình đào tạo sát với năng lực, nhu cầu, phù hợp với xu hướng về thương mại điện tử.

Ngoài ra, Ecom Viet đã kết hợp giữa giảng viên cơ hữu của Trung tâm, các phòng chuyên môn của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; đồng thời, mời giảng viên, chuyên gia đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực mới trong thương mại điện tử và chuyển đổi số nhằm tăng hiệu quả chất lượng chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chẳng hạn như mới đây, Ecom Viet đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức Chương trình tập huấn giảng viên về thương mại điện tử tại 3 địa điểm Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh.

Mặc dù lần đầu tiên được tổ chức nhưng đã tạo ra bước tiến mới trong đào tạo lĩnh vực này tại cơ sở giáo dục đại học; đồng thời nhận được sự ủng hộ của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nền tảng số hàng đầu cũng như các công ty cung cấp giải pháp về trí tuệ nhân tạo.

Dự kiến từ nay đến cuối năm, Ecom Viet sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao, ngày càng kiện toàn và không ngừng phát triển để trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đào tạo, phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

Cũng trong tháng 6/2023, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Amazon Global Selling tổ chức chuỗi sự kiện về thương mại điện tử xuyên biên giới lớn nhất trong năm 2023.

Theo đó, Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới với chủ đề “Tinh hoa châu Á, Bứt phá toàn cầu” diễn ra tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã thu hút sự quan tâm của gần 2.000 doanh nghiệp trong nước tìm hiểu cơ hội khai thác tiềm năng từ nhu cầu thị trường toàn cầu bằng cách tận dụng xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử xuyên biên giới.

Bà Lại Việt Anh- Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhận định, những năm qua, Cục đã cùng Amazon Global Selling ký thoả thuận hợp cùng triển khai Sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” với mục tiêu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2022 – 2026, từ đó nâng cao năng lực và mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp địa phương thông qua thương mại điện tử.

Thống kê cho thấy, năm 2022, đã có 1.300 doanh nghiệp tham gia chương trình và được chia sẻ thông tin, kiến thức thông qua 9 khóa đào tạo do Amazon Global Selling và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các đối tác địa phương tổ chức.
Bởi vậy, mục tiêu trong năm 2023 và những năm tiếp theo, theo bà Lại Việt Anh, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tiếp tục cùng Amazon Global Selling tổ chức các khóa đào tạo và hoạt động thực tế nhằm nâng cao kỹ năng cho doanh nghiệp Việt Nam tự tin gia nhập CBEC (xuất bản hình ảnh) một cách hiệu quả.

 

Bà Lê Hoàng Oanh – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển, thương mại điện tử – một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số đã ngày càng khẳng định được vai trò, tầm quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế số nói chung.

Hiện nay, thị trường thương mại điện tử thế giới ngày càng phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ. Theo Báo cáo thương mại điện tử toàn cầu của eMarketer, năm 2022 doanh thu thương mại điện tử toàn cầu ước đạt khoảng 5,54 nghìn tỷ USD, chiếm 21% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu.

Dự báo đến năm 2025, doanh thu thương mại điện tử toàn cầu có thể đạt đến 7,38 nghìn tỷ USD và chiếm 24,5% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu.

 Ở Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử tiếp tục phát triển và trở thành kênh phân phối quan trọng. Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Việt Nam cũng được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (với tốc độ tăng trưởng 20%/năm).

Theo bà Lê Hoàng Oanh, hiện nay, số lượng các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam là trên 500; trong đó, có 36 trường đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử, trên 50 trường đào tạo học phần thương mại điện tử. Con số này còn khá hạn chế để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Kết quả khảo sát công bố tại Báo cáo Sách trắng thương mại điện tử năm 2022 cũng cho thấy, có 64% doanh nghiệp được khảo sát dành sự ưu tiên hơn trong tuyển dụng đối với các nhân sự được đào tạo về công nghệ thông tin và thương mại điện tử.

Tuy nhiên, theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, chỉ có 30% nhân lực tại công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử hiện nay mới được đào tạo chính quy về thương mại điện tử; 70% còn lại được tuyển dụng từ các lĩnh vực thương mại, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin và một số ngành nghề liên quan. Điều này cho thấy nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực về thương mại điện tử là rất lớn.

Bởi vậy, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tổ chức tập huấn nhằm giúp giảng viên cập nhật chính sách, xu hướng mới của kinh doanh số và công nghệ liên quan tới đào tạo thương mại điện tử, hỗ trợ các trường bổ sung, sửa đổi chương trình đào tạo, bài giảng, học liệu, thực tập và kiến tập cho sinh viên.

Qua đó, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên, đóng góp cho hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật về kinh tế số, thương mại điện tử và đào tạo thương mại điện tử./.

Nguồn: bnews.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Nhiều điểm sáng hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Australia

Bất chấp dịch COVID-19, năm 2021 kim ngạch thương mại của Việt Nam và Australia đạt 12,4 tỷ USD, tăng gần 50% so năm 2020. Riêng 9 tháng năm 2022, đạt 12 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2021. Là đối tác chiến lược ở khu vực Nam Thái Bình Dương, thời gian qua Australia và Việt Nam luôn phát triển mạnh mẽ và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.… Continue readingNhiều điểm sáng hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Australia

Quyết định lịch sử: Bộ trưởng lo ‘trên cởi dưới nghẽn’

Doanhnhanvietuc – Tuyên bố cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh là việc cắt giảm này “phải đi vào thực chất, có nghĩa phải đơn giản hóa, thuận lợi môi trường kinh doanh cho DN, người dân”. Bởi theo Bộ trưởng, nếu không thống nhất từ trên xuống dưới thì xảy ra nguy cơ ‘trên cởi dưới nghẽn’. Lo thời gian quá gấp gáp Tại cuộc… Continue readingQuyết định lịch sử: Bộ trưởng lo ‘trên cởi dưới nghẽn’

Thủ tướng khen ngợi Bộ Công thương cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh

Tổ công tác truyền đạt lời của Thủ tướng khen ngợi Bộ Công thương đã cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, vì việc này tích cực hơn mong đợi của Thủ tướng. Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ra quyết định cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh Ngày 22/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Bộ Công Thương về kiểm tra chuyên… Continue readingThủ tướng khen ngợi Bộ Công thương cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh

Nhiều cơ hội đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

– Mặc dù nông sản việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng việc thiếu quy hoạch các vùng nguyên liệu có quy mô đủ lớn là một trong những nguyên nhân chính khiến việc đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam còn hạn chế. Hội thảo Xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm. Ảnh: VGP/Lê Anh Nhằm giới thiệu tiềm năng và triển… Continue readingNhiều cơ hội đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Bộ Công Thương sắp rà soát công tác cán bộ tại tổng công ty, công ty trực thuộc

Doanhnhanvietuc – Bộ trưởng Bộ Công Thương giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động rà soát, đề xuất việc kiện toàn công tác cán bộ các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Bộ, báo cáo Bộ trưởng những vấn đề phát sinh cần giải quyết, xử lý. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-BCT về việc… Continue readingBộ Công Thương sắp rà soát công tác cán bộ tại tổng công ty, công ty trực thuộc

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm