Thứ trưởng Công Thương: Nhiều doanh nghiệp đang ở ranh giới của sự sống còn

Friday, 19/05/2023, 10:30 AM

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực ô tô đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp đang đứng trước ranh giới của sự sống còn. Nếu không có sự hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, có thể nhiều doanh nghiệp không giữ vững được sản xuất.

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô

Tại họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ngày 18/5, ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương – cho biết, theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thời gian qua, thị trường tiêu thụ ô tô sụt giảm mạnh 34% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn. Riêng các loại ô tô du lịch dưới 9 chỗ giảm tới 38. Lượng tồn kho ô tô của các doanh nghiệp cũng khá cao.

Theo lãnh đạo Cục Công nghiệp, doanh nghiệp tồn kho nhiều do sức mua yếu, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng khó, lãi suất tăng cao, tỷ giá và lạm phát… Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng lớn đến sức tiêu thụ sản phẩm ô tô.

Đại diện Cục Công nghiệp cho biết, trong thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với VAMA, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) và các doanh nghiệp sản xuất ô tô… gửi kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét đề nghị giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước và gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ đang giao Bộ Tài chính xem xét kiến nghị mà Bộ Công Thương nêu.

Thứ trưởng Công Thương: Nhiều doanh nghiệp đang ở ranh giới của sự sống còn - Ảnh 1.
Bộ Công Thương khẳng định ủng hộ giảm 50% lệ phí trước bạ và giảm Thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 2023.

“Theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, Bộ Công Thương có quan điểm rất ủng hộ việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước và gia hạn nộp Thuế Tiêu thụ đặc biệt đề xuất trong năm 2023. Bộ Công Thương sẽ bám sát và phối hợp Bộ Tài chính gỡ khó cho các doanh nghiệp thúc đẩy thị trường tiêu thụ ô tô” – ông Thành nói.

Về việc giảm phí trước bạ 50%, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là ô tô, xe máy, cơ khí. Qua quá trình theo dõi, Bộ Công Thương thấy rằng, trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp đang đứng trước ranh giới của sự sống còn.

“Nếu không có sự hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền hay còn gọi là tiếp sức thì có thể nhiều doanh nghiệp không giữ vững được sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ tiếp tục thực hiện giảm lệ phí trước bạ” – ông Hải nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, có ý kiến cho rằng, hiện ngân sách nhà nước đang gặp nhiều khó khăn về nguồn thu, nên việc giảm lệ phí trước bạ sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, năm 2020 khi thực hiện giảm lệ phí trước bạ, sản xuất kinh doanh không những giữ vững mà còn phát triển. Theo báo cáo của Bộ Tài chính qua lần đầu tiên thực hiện giảm lệ phí trước bạ, nguồn thu ngân sách không giảm mà tăng gần 2.000 tỷ đồng Vì vậy, Bộ Công Thương có quan điểm ủng hộ việc áp dụng một số các biện pháp, trong đó có việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước và gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Giảm thuế VAT để hỗ trợ thị trường trong nước

Liên quan đến vấn đề giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), bà Nguyễn Thúy Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Công Thương – cho biết, thị trường trong nước đang là trụ đỡ quan trọng để hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, hỗ trợ phát triển nền kinh tế của đất nước trong thời gian qua.

Theo bà Hiền, 4 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Việt Nam tăng 12,8%, trong đó, bán lẻ hàng hóa tăng 10,5%. Theo đánh giá, hiện sức mua của thị trường trong nước đã tăng, nhưng mức tăng chưa cao, chúng ta vẫn chưa khai thác hết dung lượng của thị trường trong nước với dân số 100 triệu dân. Đây là lý do Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành kiến nghị Thủ tướng giảm VAT đối với một số nhóm hàng hóa để kích thích tiêu dùng trong nước.

Lãnh đạo Vụ Kế hoạch tài chính cho biết, khi giảm thuế VAT, sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước, từ đó tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, đóng góp cho phát triển khu vực dịch vụ.

“Khi tiêu dùng trong nước phát triển, sẽ thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa trong nước và tạo ra công ăn việc làm, cũng như tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần đạt được mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong năm 2023”- bà Hiền nói.

Nguồn: cafef.vn

Thứ trưởng Công Thương: Nhiều doanh nghiệp đang ở ranh giới của sự sống còn
Vui lòng đánh giá bài viết

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng ký cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh ngành công thương

Doanhnhanvietuc – Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa cho biết đã ký Quyết định về việc cắt bỏ 675 điều kiện kinh doanh do Bộ Công Thương đề xuất trước đó. Tại hội nghị sáng 15/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Bộ Công Thương đã biết gạt bỏ lợi ích cục bộ, vượt lên chính mình khi tiên phong bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí,… Continue readingThủ tướng ký cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh ngành công thương

Bộ Công thương đồng ý cho phá sản 2 dự án nghìn tỷ thua lỗ của PVN

Doanhnhanvietuc – Nhà máy đóng tàu Dung Quất và Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ – đều trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) – đã được chấp thuận chủ trương cho phá sản. Đây là 2 trong số 12 dự án nhà máy thu lỗ nghìn tỷ của ngành công thương và là 2 trong 5 dự án thuộc PVN cần xử lý (3 dự án còn lại gồm:… Continue readingBộ Công thương đồng ý cho phá sản 2 dự án nghìn tỷ thua lỗ của PVN

Vì sao nông sản Việt vẫn chưa được gọi tên trên thị trường thế giới?

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng xuất khẩu nông sản và được nhiều thị trường nước ngoài đánh giá cao. Tuy nhiên, 90% nông sản xuất khẩu vẫn ở dưới dạng thô nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Ngoài nguyên nhân đa số sản phẩm nông sản ở dạng thô thì theo các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực nông nghiệp, các nguyên nhân khác khiến thương hiệu nông sản Việt chưa… Continue readingVì sao nông sản Việt vẫn chưa được gọi tên trên thị trường thế giới?

Nhà nước vẫn nắm chi phối doanh nghiệp phát điện đến 2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký văn bản thống nhất chủ trương cổ phần hóa các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) và Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). Theo chỉ đạo của Thủ tướng, giai đoạn từ này đến năm 2018, các tổng công ty phát điện vẫn trực thuộc các Tập đoàn nói trên và do… Continue readingNhà nước vẫn nắm chi phối doanh nghiệp phát điện đến 2018

Thương lái Trung Quốc thu mua, giá lợn tăng trở lại: Bộ Công Thương nói gì?

Doanhnhanvietuc – Trước hết, giá tăng là tốt. Tuy nhiên, bà con nông dân cũng cần đánh giá xem tín hiệu tăng là có bền vứng hay không. Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ngày 14/7 vừa qua, câu chuyện giải cứu thịt lợn lại được đặt ra. Trước thực trạng thương lái Trung Quốc đang thu mua trở lại khiến giá thịt lợn tăng không ít người bày tỏ sự lo ngại:… Continue readingThương lái Trung Quốc thu mua, giá lợn tăng trở lại: Bộ Công Thương nói gì?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm