Vì sao dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn 63.500 tỷ của tập đoàn Tuần Châu bị “bác” đề xuất về vốn?

Monday, 23/10/2017, 01:12 AM

Doanhnhanvietuc – Tập đoàn Tuần Châu đề xuất được phân bổ chi phí giải phóng mặt bằng và chi phí xây lắp, tư vấn, dự phòng với tổng giá trị là 57.568 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí lãi vay của nhà đầu tư). Bộ Kê hoạch và đầu tư (KH&ĐT) cho rằng nội dung đề xuất này của nhà đầu tư là không phù hợp với quy định hiện hành.

Vì sao dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn 63.500 tỷ của tập đoàn Tuần Châu bị “bác” đề xuất về vốn?

Bộ Kế hoạch Đầu tư đã ra văn bản 7547 ngày 18/9/2017, phúc đáp văn bản số 6929 ngày 19/7/2017 của Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM về việc đề nghị thẩm định đề xuất dự án đầu tư xây dựng Đại lộ ven sông Sài Gòn.

Theo thông tin tại văn bản 6929 của Sở, Tập đoàn Tuần Châu- Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh đề xuất thực hiện dự án đầu tư dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn với tổng vốn đầu tư khoảng 63.500 tỷ đồng (gồm cả chi phí lãi vay của nhà đầu tư), theo loại hợp đồng BT.

Dự án dự kiến sử dụng quỹ đất khoảng 12.398ha (gồm cả quỹ đất thực hiện dự án và thanh toán cho nhà đầu tư).

Theo đó, trong quá trình thẩm định đề xuất dự án, Bộ đề nghị Sở lưu ý một số nội dung quan trọng.

Về hồ sơ đề xuất dự án, Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư. Do đó, đề nghị Sở rà soát, yêu cầu nhà đầu tư bổ sung các nội dung còn thiếu của hồ sơ đề xuất dự án (giấy tờ chứng nhận năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự).

Về nội dung đề xuất dự án, theo quy định tại các Điểm e, g, h Khoản 2 Điều 16 Nghị định 15, nội dung đề xuất dự án phải bao gồm các nội dung như sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển, dự kiến phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, dự kiến điều kiện thực hiện dự án khác (đối với dự án thực hiện theo loại hợp đồng BT), phân tích sơ bộ phương án tài chính dự án.

Tuy nhiên, Bộ cho rằng đề xuất dự án của Tập đoàn Tuần Châu chưa làm rõ một số nội dung.

Thứ nhất, về quy hoạch, cần làm rõ sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển giao thông vận tải của TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM.

Thứ hai, về vốn đầu tư nhà nước tham gia thực hiện dự án, tại Chương IX.1 về vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án tại hồ sơ đề xuất dự án, Tập đoàn Tuần Châu đề xuất được phân bổ chi phí giải phóng mặt bằng và chi phí xây lắp, tư vấn, dự phòng với tổng giá trị là 57.568 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí lãi vay của nhà đầu tư).

Tuy nhiên theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định 15, vốn đầu tư nhà nước tham gia thực hiện dự án dưới dạng vốn hỗ trợ xây dựng công trình chỉ được sử dụng cho các dự án có hoạt động kinh doanh, thu phí từ người sử dụng nhưng khoản thu không đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận, đồng thời là dự án do bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đề xuất hoặc dự án thuộc đối tượng sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

“Như vậy nội dung đề xuất này của nhà đầu tư là không phù hợp với quy định hiện hành. Bên cạnh đó, trường hợp dự án dự kiến sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên, dự án cần được trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 7 và Điều 17 Luật Đầu tư công”, văn bản của Bộ KH&ĐT đề cập.

Thứ ba, về quỹ đất để thực hiện dự án BT và dự án khác, tại Chương VI.3 hồ sơ đề xuất dự án, nhà đầu tư đề xuất UBND TP.HCM bố trí quỹ đất có diện tích rất lớn khoảng 12.398 ha để thực hiện dự án (gồm quỹ đất để xây dựng công trình BT và thanh toán cho nhà đầu tư), tương đương khoảng 5% tổng diện tích TP.HCM.

Vì vậy, Bộ đề nghị Sở tham mưu UBND TP.HCM xem xét tính khả thi của việc bố trí các quỹ đất nêu trên trong bối cảnh nguồn lực đất đai hiện nay rất hạn chế. Bên cạnh đó, do dự án có quy mô lớn và phức tạp, cần đánh giá kỹ tác động về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, môi trường của dự án đối với người dân tại khu vực dự án nói riêng và TP.HCM nói chung.

Do đó, bộ đề nghị UBND TP.HCM lấy ý kiến của các cơ quan chức năng đối với các vấn đề nêu trên của dự án. Trường hợp cần thiết, để tránh ý kiến trái chiều, việc thực hiện dự án cần được lấy ý kiến rộng rãi cư dân thuộc khu vực dự án và Hội đồng nhân dân để đảm bảo sự đồng thuận trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thứ tư, về việc thực hiện dự án khác, theo quy định tại phụ lục I, Thông tư số 06/2016/TT-BKHĐT ngày 28/6/2016, hợp đồng dự án BT phải bao gồm các nội dung về dự án khác (mục tiêu, tiến độ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong việc thực hiện dự án khác…). Do đó, các nội dung liên quan đến dự án khác đặc biệt là ảnh hương kinh tế xã hội của dự án khác cần được nghiên cứu, đánh giá rõ ràng, bảo đảm nguyên tắc ngang giá với chi phí dự án đầu tư kết cấu hạ tầng.

Thứ năm, về tổng mức đầu tư của dự án, do dự án có tổng mức đầu tư rất lớn và gồm nhiều hạng mục phức tạp (như kết hợp giữa đại lộ, cầu vượt), Bộ đề nghị UBND TP.HCM lấy ý kiến của Bộ Xây dựng về tính chính xác, hợp lý của tổng mức đầu tư được đề xuất.

Việc xác định giá trị quỹ đất đối ứng để thanh toán cho nhà đầu tư cần đảm bảo nguyên tắc ngang giá với giá trị dự án BT theo quy định tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/6/2015 và Thông tư số 183/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 17/11/2015 quy định cơ chế nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT, đảm bảo thanh toán ngang giá.

Về lựa chọn nhà đầu tư, Tập đoàn Tuần Châu đề xuất được chỉ định thực hiện dự án theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 22 Luật Đấu thầu (chỉ định thầu do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn). Theo thông tin do Sở KH&ĐT cung cấp, dự án không thuộc các trường hợp trên. Do đó, Bộ đề nghị tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định hiện hành, đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Do các nội dung quan trọng nêu trên chưa được làm rõ hoặc chưa có giải trình cụ thể, Bộ KH&ĐT nhận thấy chưa có đủ cơ sở để nghiên cứu, góp ý nội dung đề xuất dự án của Tập đoàn Tuần Châu. Bộ đề nghị sở KH&ĐT TP.HCM nghiên cứu, thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Theo Vnexpress

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Ngân hàng CBA tăng lãi suất cho vay mua nhà: Khách mới và nhà đầu tư chịu ảnh hưởng

Doanhnhanvietuc – Lãi suất cố định cho khách hàng mới vay mua nhà để ở tăng 0.25%, lãi suất cố định cho nhà đầu tư theo gói Fixed Interest Only (Chỉ trả lãi cố định) trong thời gian từ 2 đến 5 năm tăng 0.5%. Chỉ chưa đầy một tháng qua, Commonwealth Bank, Ngân hàng cho vay nhiều nhất nước Úc, một lần nữa tăng lãi suất cho vay mua nhà. Đó là tin được báo… Continue readingNgân hàng CBA tăng lãi suất cho vay mua nhà: Khách mới và nhà đầu tư chịu ảnh hưởng

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định?

Theo đánh giá của Swift vào năm 2014, đồng Baht Thái là đồng tiền thông dụng thứ 10 thế giới dùng trong các giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, quá trình để đồng Baht Thái được công nhận như vậy không hề dễ dàng. Thái Lan là một nền kinh tế không mấy xa lạ với người Việt trong thời gian gần đây khi hàng loạt những tỷ phú và nhà đầu tư của đất… Continue readingKinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định?

Ngành du lịch dự tính thu về 30 tỷ đô vào năm 2020, các nhà đầu tư và vận hành khách sạn đang tìm cơ hội gì ở Việt Nam?

Doanhnhanvietuc – Theo JLL, các chủ khách sạn bị thu hút bởi sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và những đầu tư về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam thời gian qua nhưng hơn hết là sự phát triển nhanh chóng về mảng du lịch. Theo đó, với mức kỷ lục đạt 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2016 và mục tiêu nhắm đến 20 triệu lượt khách vào… Continue readingNgành du lịch dự tính thu về 30 tỷ đô vào năm 2020, các nhà đầu tư và vận hành khách sạn đang tìm cơ hội gì ở Việt Nam?

Thủ tướng: Ba định hướng lớn của Chính phủ

Doanhnhanvietuc – Thủ tướng trực tiếp đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước sáng 7/11… Trả lời các câu hỏi đặt ra của đại diện doanh nghiệp, nhà đầu tư tại sự kiện, Thủ tướng cho hay, năm 2017, Việt Nam gặp những khó khăn nhất định nhưng vẫn hoàn thành các chỉ tiêu phát triển, đặc biệt là tăng trưởng GDP. “Trong thời gian tới, Việt Nam… Continue readingThủ tướng: Ba định hướng lớn của Chính phủ

Các nhà đầu tư trong nước không còn mặn mà với vàng

Doanhnhanvietuc – Mặc dù giá vàng thế giới trong những phiên giao dịch gần đây liên tục tăng nhưng giá vàng miếng trong nước lại được điều chỉnh giảm, điều này chứng tỏ các nhà đầu tư trong nước không còn mặn mà với vàng như những thời điểm trước. Giá vàng miếng SJC được niêm yết tại Công ty VBĐQ Phú Nhuận (PNJ) ở 3 khu vực Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… Continue readingCác nhà đầu tư trong nước không còn mặn mà với vàng

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm