Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định?

Wednesday, 14/12/2016, 10:28 AM

Theo đánh giá của Swift vào năm 2014, đồng Baht Thái là đồng tiền thông dụng thứ 10 thế giới dùng trong các giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, quá trình để đồng Baht Thái được công nhận như vậy không hề dễ dàng.

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định?

Thái Lan là một nền kinh tế không mấy xa lạ với người Việt trong thời gian gần đây khi hàng loạt những tỷ phú và nhà đầu tư của đất nước này đổ vào Việt Nam. Đặc biệt, thị trường hàng tiêu dùng của Việt Nam ngập tràn các sản phẩm của người Thái thời gian qua cũng cho thấy sức mạnh của nền kinh tế quốc gia này.

Tuy nhiên, có một nghịch lý khá thú vị là tình hình địa chính trị, kinh tế của Thái Lan hiện không được ổn định. Thậm chí, ngân hàng trung ương Thái Lan cũng tuyên bố đã chuẩn bị những kịch bản tồi tệ nhất nếu khủng hoảng xảy ra. Dẫu vậy, đồng Baht Thái lại đang tăng giá so với nhiều đồng tiền trong khu vực qua đó cho thấy sự kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn với Thái Lan.

Sẵn sàng cho khủng hoảng

Gần đây, Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) cho biết họ đã sẵn sàng chuẩn bị để đối phó với tình hình thương mại toàn cầu đi xuống, chủ nghĩa bảo hộ và dân túy lên ngôi cũng như rủi ro khủng hoảng kinh tế toàn thế giới diễn ra.

Cụ thể, thống đốc Veerathai Santiprabhob cho biết các nhà hoạch định chính sách sẽ sẵn sàng can thiệp thị trường nếu sự phục hồi của nền kinh tế Thái Lan gặp nguy hiểm. Tăng trưởng năm nay của Thái Lan được dự đoán chỉ đạt 3,2%, thấp hơn nhiều so với mức dự đoán 4,5% trước đó.

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 1.

Tăng trưởng kinh tế Thái Lan thấp hơn so với các nước láng giềng trong khu vực (%)

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 2.

Lãi suất (trắng) và chỉ số CPI cho lạm phát (xanh) tại Thái Lan tính đến ngày 30/11/2016.

Hiện Thái Lan được nhận định là một trong những nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất Đông Nam Á với xuất khẩu yếu, đầu tư tư nhân suy giảm, tiêu dùng trong nước giảm tốc và bất ổn chính trị lên cao với sự qua đời của Đức vua Bhumibol Adulyadej.

Trong quý IV/2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 2,1 tỷ USD vốn khỏi thị trường trái phiếu và 1,5 tỷ USD khỏi thị trường cổ phiếu Thái Lan.

Một số ngân hàng như Goldman Sachs dự đoán BoT sẽ buộc phải hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế Thái Lan trong đầu năm 2017.

Trên thị trường tiền tệ, đồng Baht Thái đã mất giá 1,8% so với đồng USD trong vòng 1 tháng qua.

Vẫn còn niềm tin

Tuy nhiên, có một nghịch lý là đồng Baht Thái vẫn cao hơn đồng USD 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, so với nhiều quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia hay Việt Nam, đồng Baht Thái thậm chí còn tăng giá nếu xét trong 1 năm qua.

Theo thống đốc Veerathai, bất chấp tình hình bất ổn cũng như tăng trưởng chậm hơn các nước láng giềng, nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn kỳ vọng vào nền kinh tế Thái Lan. Thặng dư thương mại của quốc gia này vẫn ở mức 10% GDP trong khi dự trữ ngoại hối cao gấp 3 lần mức nợ nước ngoài ngắn hạn.

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 3.

Đồng Baht vẫn tăng giá so với Việt Nam đồng trong 1 năm qua

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 4.

Đồng Baht vẫn tăng giá so với USD trong 1 năm qua

Nhờ những dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế Thái Lan còn có khả năng bùng nổ trở lại này mà đồng Baht Thái vẫn chưa bị mất giá mạnh. Mặc dù vậy, ông Veerathai cũng cho biết BoT sẵn sàng can thiệp thị trường tài chính, tiền tệ nếu biến động tỷ giá ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hoặc vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Từ chuyên gia neo tiền đến đồng tiền thông dụng thứ 10 thế giới

Theo đánh giá của Swift vào năm 2014, đồng Baht Thái là đồng tiền thông dụng thứ 10 thế giới dùng trong các giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, quá trình để đồng Baht Thái được công nhận như vậy không hề dễ dàng.

Tiền giấy Thái Lan được phát hành lần đầu vào năm 1902 nhưng đồng xu vẫn thịnh hành tại nước này cho tới năm 1910. Ban đầu, tiền giấy Baht Thái được gắn với bản vị bạc, nghĩa là 1 Baht= 15 gr bạc.

Đến năm 1857, đồng Baht lại được neo vào đồng đô la Mã Lai (Straits Dollar) được phát hành bởi đế quốc Anh với tỷ giá 0,6 Straits Dollar/Baht. Đến năm 1908, đồng tiền này chính thức được neo vào đồng Bảng Anh với tỷ giá ban đầu là 13 Baht/Bảng.

Khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, đồng Baht lại tiếp tục đổi “chủ” khi neo vào đồng Yên Nhật, vốn đang có ưu thế cực lớn tại Đông Nam Á khi đó.

Đến năm 1956, đồng Baht lại được neo theo đồng USD với tỷ giá khoảng 20-25 Baht/USD cho đến năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra.

Khi đó, nhà đầu cơ khét tiếng George Soros nhận ra sự bất cập trong nền kinh tế Thái Lan khi chính phủ cố neo đồng Baht vào đồng USD mà không cân nhắc đến sự mất cân bằng trong nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán và bất động sản có tăng trưởng bong bóng nhưng không được các nhà hoạch định chính sách chú ý. Kinh tế Thái Lan tăng trưởng nóng bình quân hơn 9% trong giai đoạn 1985-1996, mức cao nhất thế giới thời kỳ đó khiến chính quyền Bangkok mất cảnh giác.

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 5.

Đồng Baht vẫn tăng giá so với Malaysia Ringgit trong 1 năm qua

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 6.

Đồng Baht vẫn tăng giá so với Dollar Singapore trong 1 năm qua

Khi đó, Soros vay khoảng 25 tỷ Baht và đổi chúng ra 1 tỷ USD theo tỷ giá cố định khi đó. Ngân hàng trung ương Thái Lan khi đó buộc phải bán bớt dự trữ ngoại hối cho Soros cũng như để thanh toán các dòng vốn nước ngoài bắt đầu rút khỏi nước này nhằm giữ tỷ giá đồng Baht. Đến khi kho dự trữ ngoại hối cạn tiền, Thái Lan không thể duy trì mức tỷ giá cố định này nữa và buộc phải phá giá đồng Baht.

Ngay lập tức, đồng Baht rơi xuống mức 50 Baht/USD và hầu như không mấy nhà đầu tư mặn mà với chúng. Ông Soros khi đó chỉ việc bán 500 triệu USD đổi lấy 25 tỷ Baht để thanh toán nợ và thu lời 500 triệu USD còn lại.

Hiện con số chính xác của khoản đầu tư năm 1997 của Soros vẫn chưa được xác định, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng số tiền là vô cùng lớn.

Việc Thái Lan phá giá đồng tiền, kéo theo sự khủng hoảng của hệ thống tài chính đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn Châu Á năm 1997 và buộc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phải vào cuộc. Tổ chức này đã bơm 17 tỷ USD cho Thái Lan nhằm ổn định tình hình.

Năm 2001, kinh tế Thái Lan dần ổn định trở lại và quốc gia này đã trả được hết nợ cho IMF vào năm 2003. Tỷ giá đồng Baht cũng đã bình ổn trở lại.

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 7.

Dự trữ ngoại hối của Thái Lan tăng mạnh từ sau bài học khủng hoảng 1997 (triệu USD)

Giờ đây, khi cuộc khủng hoảng 1997 đã qua rất lâu nhưng chính quyền Bangkok vẫn vô cùng cẩn trọng trước những rủi ro trên thị trường tài chính. Dự trữ ngoại hối của nước này liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây lên mức 180 tỷ USD, đứng thứ 14 thế giới.

Những nền tảng về cơ sở hạ tầng, kinh tế, luật pháp… đã giúp Thái Lan thu hút được sự kỳ vọng của nhà đầu tư bất chấp những biến động về địa chính trị. Như một hệ quả tất yếu, đồng Baht Thái dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn được sử dụng nhiều trong giao dịch và đóng vai trò quan trọng trong trong nền kinh tế khu vực hiện nay.

Theo Thoidai

 

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Trong khi các nước như Thái Lan hướng tới nền kinh tế 4.0, quốc gia này đã hướng đến mô hình 5.0

Doanhnhanvietuc – Trong khi Thái Lan đang chật vật với mô hình 4.0 thì Estonia, một nước chỉ có 1,3 triệu người lại đang hướng đến mô hình 5.0. Thậm chí, chính phủ Thái Lan đang cử quan chức sang tham khảo mô hình của Estonia nhằm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế cho tương lai. Chính quyền Bangkok đang cố gắng quảng bá cho chiến lược kinh tế Thái Lan 4.0 như… Continue readingTrong khi các nước như Thái Lan hướng tới nền kinh tế 4.0, quốc gia này đã hướng đến mô hình 5.0

Cần có các vùng kinh tế đặc biệt để phát triển kinh tế quốc gia bền vững

Doanhnhanvietuc – Chiều nay 25/5, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV bước vào phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế – xã hội và quyết toán ngân sách năm 2015. Đại biểu Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc SCIC Tp. Hồ Chí Minh mở đầu phiên thảo luận tại tổ. Theo đại biểu, GDP năm 2016 phụ thuộc nhiều vào các yếu tố cấu thành trong đó có công nghiệp khoáng… Continue readingCần có các vùng kinh tế đặc biệt để phát triển kinh tế quốc gia bền vững

CEO HSBC Việt Nam: Nhiều nhà đầu tư nước ngoài khẳng định Việt Nam là điểm đến duy nhất của họ hiện nay

Doanhnhanvietuc – Việt Nam đã trở thành một trung tâm sản xuất với các dự án lớn, những hợp đồng hàng tỷ USD, sản xuất những hàng hóa có giá trị cao, cộng thêm những cam kết của một Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo, đã tạo được sự hứng khởi cho cộng đồng doanh nghiệp. Hôm nay ngày 17/5 tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp… Continue readingCEO HSBC Việt Nam: Nhiều nhà đầu tư nước ngoài khẳng định Việt Nam là điểm đến duy nhất của họ hiện nay

Đủ cơ sở để TPHCM vào top 10 thành phố đẳng cấp thế giới Kinh tế

“Tôi không thích sử dụng cụm từ “thành phố đáng sống”. Đối với đất nước ta, nơi nào cũng đáng sống cả. Tôi muốn diễn giải là “thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và nghĩa tình”, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chia sẻ. Ông Phong nói: Chỉ cần triển khai hiệu quả 7 chương trình đột phá là chúng ta vươn tới mục tiêu thành phố có chất… Continue readingĐủ cơ sở để TPHCM vào top 10 thành phố đẳng cấp thế giới Kinh tế

HSBC: Ngành sản xuất sẽ có thể đưa Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Doanhnhanvietuc – Ngành sản xuất và xuất khẩu đã bị ảnh hưởng nặng nề trong quý I và không thể giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được tốt độ tăng trưởng mạnh mẽ như trước năm 2017. Tuy nhiên, HSBC vẫn cho rằng ngành sản xuất sẽ đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong những quý tới. Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Việt Nam… Continue readingHSBC: Ngành sản xuất sẽ có thể đưa Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm