MBS: Kinh tế Việt Nam vẫn được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tốt trong các năm tới

Friday, 17/08/2018, 15:30 PM

Mới đây công ty chứng khoán ngân hàng quân đội (MBS) công bố báo cáo chuyên đề về chu kỳ kinh tế thế giới và Việt Nam. Theo MBS, chưa có căn cứ vững chắc nếu cho rằng kinh tế Việt Nam đã tạo đỉnh và sẽ đi xuống trong năm 2019.

MBS: Kinh tế Việt Nam vẫn được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tốt trong các năm tới

Xem xét lại lịch sử từ 2012 đến 2018, Chính phủ và NHNN tập trung chủ yếu vào các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế và đã đạt được một số thành quả nhất định với ba mũi nhọn chính là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước.

Các biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế của Chính Phủ và NHNN trong giai đoạn 2012 – 2018 có thể tóm lược như sau:

Giai đoạn 2012- 2013: Kiên định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, không đặt nặng mục tiêu tăng trưởng kinh tế; Duy trì chính sách tiền tệ và tài khóa thận trọng, hỗ trợ giảm lãi suất; Bắt đầu quá trình hỗ trợ và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Giai đoạn 2014 – 2016: Bắt đầu đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế vĩ mô (tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.); Thông qua Luật đầu tư công, luật doanh nghiệp sửa đổi, luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi; Giảm số lượng ngân hàng thương mại thông qua sáp nhập và mua lại bắt buộc; xử lý nợ xấu và sở hữu chéo.

Giai đoạn 2017- 2018: Tập trung cải thiện cơ cấu nền kinh tế thông qua cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Đẩy mạnh cổ phần hóa và thóai vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước; sử lý các dự án đầu tư yếu kém thua lỗ tại các tập đoàn nhà nước lớn; Cắt giảm mạnh các điều kiện kinh doanh (dự kiến cắt giảm 50%); giảm biến chế nhà nước, kiện toàn bộ máy quản lý hành chính. Phấn đấu giảm 10% biến chế nhà nước đến 2021.

Các kết quả ban đầu của quá trình cải cách trên đã giúp chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế cải thiện rõ rệt.

Tăng trưởng GDP tương đối cao song dựa nhiều hơn vào sự cải thiện năng suất tổng hợp. Nhân tố năng suất tổng hợp đã đóng góp nhiều hơn hẳn vào tăng trưởng GDP (trung bình trên 40%, so với mức trên 19% của giai đoạn trước). Năng suất lao động tăng cao hơn đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2017.

Yếu tố gia tăng vốn đầu tư giảm dần vai trò trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng tín dụng (17- 18%) và cung tiền (16-17%) trong giai đoạn 2015 – 2017 mức khá hài hòa nên không gây ra áp lực lên các cân đối vĩ mô như lạm phát và tỷ giá.

Đầu tư khu từ khu vực tư nhân (khu vực năng động và hiệu quả) ngày càng được động viên khuyến khích và đầu tư từ khu vực nhà nước (khu vực kém hiệu quả) ngày càng giảm. Giai đoạn trước 2007, đầu tư từ khu vực nhà nước luôn chiếm trên 40% thì hiện tại đến hết quý 2/2018, đầu tư từ khu vực nhà nước chỉ còn 33.2%. Xu hướng này trong tương lai sẽ tiếp tục diễn ra và do đó nền kinh tế được kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện hiệu quả trong thời gian tới.

Nhờ các nỗ lực cải cách và ổn định kinh tế vĩ mô của Chính Phủ, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt nam đã có sự cải thiện rõ rệt. Môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện, đứng thứ 5 trong ASEAN. Việt Nam đã có các tiến bộ đáng kể trong các tiêu chí tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, và nộp thuế.

Trong 6 tháng đầu năm 2018 Chính phủ thúc đẩy các bộ cần khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định về cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trước ngày 15/8/2018. Tính đến hết quý II/2018, có 378 điều kiện kinh doanh trên hơn 5.700 điều kiện kinh doanh được thực sự bãi bỏ, sửa đổi, đơn giản hóa.

Như vậy có thể nhìn nhận với những cải cách tạo động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế, mức tăng trưởng cũng không quá nóng và môi trường kinh tế thế giới tiếp tục thuận lợi. Việt Nam vẫn được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tốt trong các năm tới. Chưa có căn cứ vững chắc nếu cho rằng kinh tế Việt Nam đã tạo đỉnh và sẽ đi xuống trong năm 2019.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Từ chuyện Quảng Nam hụt thu ngân sách 3.000 tỷ đến những “ông lớn” tư nhân tác động đến nền kinh tế Việt Nam ra sao?

Doanhnhanvietuc – Ô tô Trường Hải sụt giảm lượng bán, ngân sách tỉnh Quảng Nam 6 tháng đầu năm hụt 3.000 tỷ đồng và dù làm nhiều cách thì tỉnh cũng không thể bù đắp được khoản hụt đó. Nhưng cũng từ câu chuyện đó, nhiều người có thể nhìn rõ hơn vai trò của những tập đoàn tư nhân lớn như Trường Hải, Vingroup, Masan… với nền kinh tế Việt Nam. Khi ông lớn hắt… Continue readingTừ chuyện Quảng Nam hụt thu ngân sách 3.000 tỷ đến những “ông lớn” tư nhân tác động đến nền kinh tế Việt Nam ra sao?

Kinh tế Việt Nam 8 tháng 2017: Nhiều điểm sáng

Vốn FDI tăng 45,1% so với cùng kỳ; xuất khẩu tăng 17,9%; số lượng khách quốc tế tăng mạnh… là một số điểm sáng trong bức tranh kinh tế 8 tháng năm 2017 của Việt Nam. Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng – Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam tiếp tục có diễn biến tích cực hơn, chiều… Continue readingKinh tế Việt Nam 8 tháng 2017: Nhiều điểm sáng

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 9 tháng qua các con số

Với số liệu được công bố trong sáng nay 28/9, Tổng cục Thống kê khẳng định kinh tế trong nước vẫn giữ được đà tăng trưởng. Trong đó, tính chung 3 quý, GDP ước đạt 6,98%, cao nhất trong 8 năm trở lại đây. GDP 9 tháng cao nhất kể từ năm 2011 Tăng trưởng GDP 9 tháng các năm Mức đóng góp của các khu vực trong nền kinh tế. Trong đó, đáng chú… Continue readingToàn cảnh kinh tế Việt Nam 9 tháng qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2017: Nhiều tín hiệu khởi sắc!

GDP 9 tháng năm 2017 ước tính tăng 6,41% so với cùng kỳ năm trước, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành. GDP: Tổng sản phẩm trong nước 9 tháng năm 2017 ước tính tăng 6,41% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, quý I tăng 5,15%; quý II tăng 6,28%; quý III (ước tính) tăng 7,46%.  Hồi tháng 5 năm nay, Bộ trưởng, Chủ… Continue readingToàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2017: Nhiều tín hiệu khởi sắc!

Kinh tế năm 2019 tiềm ẩn những rủi ro nào?

Bên cạnh những khó khăn từ chính nội tại, kinh tế Việt Nam trong năm 2019 gặp thách thức không nhỏ bởi các yếu tố bên ngoài như giá dầu, lãi suất USD, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Hầu hết các chỉ tiêu năm 2018 đạt hoặc vượt Tại Nghị trường sáng nay, 22/10, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đã đọc báo cáo tóm tắt đánh… Continue readingKinh tế năm 2019 tiềm ẩn những rủi ro nào?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm