“Đánh giá sâu hơn việc sắp xếp đất đai trước cổ phần hóa”

Friday, 20/01/2017, 06:13 AM

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Kiểm toán Nhà nước về công tác cơ cấu lại khối doanh nghiệp.

"Đánh giá sâu hơn việc sắp xếp đất đai trước cổ phần hóa"

Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã xác định giá trị vốn nhà nước tăng thêm tại 6 doanh nghiệp là hơn 4.600 tỷ đồng khi các doanh nghiệp này tiến hành sắp xếp, định giá lại để tiến hành cổ phần hóa.

Báo cáo trên được Kiểm toán Nhà nước đưa ra tại buổi làm việc giữa Phó thủ tướng Vương Đình Huệ với cơ quan này về công tác cơ cấu lại khối doanh nghiệp mà trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước, ngày 17/1.

Kiểm toán Nhà nước cho hay, trong giai đoạn 2011- 2015, cả nước đã cổ phần hóa được 499 doanh nghiệp, đạt 96% kế hoạch. Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều có lãi, góp phần tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và cải thiện thu nhập của người lao động. Số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo giá trị sổ sách đã được thoái là 26.222 tỷ đồng, thu về 36.537 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước nêu rõ việc thực hiện đề án còn chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra về tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chậm, hiệu quả sản xuất kinh doanh tại một số doanh nghiệp chưa cao.

Qua kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp tại 7 doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước nhận thấy việc định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của các đơn vị còn thiếu chính xác, chưa phù hợp với quy định hiện hành và làm giảm giá trị tài sản được định giá, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của Nhà nước.

Đặc biệt báo cáo nêu lên những sai sót trong việc xác định chi phí thương hiệu, lợi thế kinh doanh, các khoản đầu tư tài chính, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, dự án, công trình đã hoàn thành chưa quyết toán. Kiểm toán Nhà nước đã xác định giá trị vốn nhà nước tăng thêm tại 6 doanh nghiệp theo phương pháp tài sản là: 4.625,4 tỷ đồng. Trong đó, Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là 440 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Lương thực Miền Nam 393 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp 1.333 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Điện lực Dầu khí 2.050 tỷ đồng; Công ty Truyền hình cáp Saigontourist – SCTV 140 tỷ đồng; Công ty TNHH Một thành viên Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam – VTVCab 267,7 tỷ đồng.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị Chính phủ và các bộ nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa nhiều quy định, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp và ngăn ngừa thất thoát nguồn lực nhà nước.

Theo Phó thủ tướng Vướng Đình Huệ, nhờ kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị để bịt nhiều lỗ hổng pháp luật, thu hồi vốn nhà nước và tăng hiệu lực, hiệu quả thực hiện các kết luận của Kiểm toán Nhà nước.

Tuy nhiên, Phó thủ tướng đề nghị Kiểm toán Nhà nước đánh giá sâu sát hơn việc sắp xếp đất đai trước khi cổ phần hóa. Bởi khi thực hiện cổ phần hóa, nhà đầu tư cam kết sử dụng đất đai theo quy hoạch nhưng sau khi cổ phần hóa xong thì lại có chuyện chuyển đổi quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch ban đầu.

“Chính phủ đang giao các bộ, ngành nghiên cứu có cho phép doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa được chuyển đổi quyền sử dụng đất hay không? Trường hợp nào được phép và cấp nào có thẩm quyền nào sẽ ra quyết định cho phép chuyển đổi? Đồng thời mong muốn Kiểm toán Nhà nước nghiên cứu và tham vấn với Chính phủ về nội dung này”, Phó thủ tướng cho hay.

Cùng với đó, Phó thủ tướng thông báo về việc Chính phủ đã và sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mới theo tinh thần không bán hay thoái vốn nhà nước bằng mọi giá. Việc giữ lại các doanh nghiệp mà nhà nước nắm 100% vốn phải bảo đảm các doanh nghiệp này phát triển thành các tập đoàn có thương hiệu mạnh và cạnh tranh hiệu quả.

Lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh, cổ phần hóa không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện thực hiện mục tiêu của Chính phủ. Mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp và Chính phủ mong muốn Kiểm toán Nhà nước chú ý trong mọi hoạt động ở lĩnh vực này.

Theo vneconomy

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Bộ trưởng trở lên mới được mua xe công

Doanhnhanvietuc – UB Tài chính – Ngân sách nhất trí với đề nghị của Chính phủ, trong năm 2018 chỉ bố trí mua ô tô theo cấp từ bộ trưởng trở lên. Thu ngân sách rất khó khăn Báo cáo trước QH chiều nay về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2017, dự toán và phân bổ ngân sách 2018, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tình hình thu… Continue readingBộ trưởng trở lên mới được mua xe công

Ô tô kêu khó vì quy định mới: VAMA 1 tháng 4 lần gửi kiến nghị

Doanhnhanvietuc – “Để có giấy phép này, mỗi doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô cần phải chuẩn bị và nộp các giấy chứng nhận của nhà sản xuất nước ngoài cho việc triệu hồi, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp phụ tùng chính hãng cũng như giấy chứng nhận cơ sở bảo hành bảo dưỡng do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp”, VAMA cho biết. Tại công văn này, VAMA xin hoãn việc… Continue readingÔ tô kêu khó vì quy định mới: VAMA 1 tháng 4 lần gửi kiến nghị

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đón tiếp Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia

Doanhnhanvietuc – Ngày 27/6, tại TPHCM, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có buổi tiếp đoàn Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia (VBAA), hội duy nhất được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Australia công nhận. Tại buổi tiếp, đại diện VBAA, Chủ tịch Hội Trần Bá Phúc cảm ơn sự quan tâm của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đến hoạt… Continue readingPhó Thủ tướng Trương Hòa Bình đón tiếp Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia

Đề xuất thêm biện pháp hỗ trợ, bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu Việt khi ‘mang chuông đi đánh xứ người

Doanhnhanvietuc – Các thương nhân xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài có thể sẽ cảm thấy vui mừng vì một điều luật mới, có tác dụng bảo vệ chính họ, vừa mới được bổ sung trong dự thảo Luật Quản lý Ngoại Thương được bàn thảo tại Quốc hội sáng nay. Hôm nay, ngày thứ 4 của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV, sau khi nghe các báo cáo về dự án… Continue readingĐề xuất thêm biện pháp hỗ trợ, bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu Việt khi ‘mang chuông đi đánh xứ người

Trăm năm doanh nghiệp Việt

Cách đây vài năm, một nhóm doanh nghiệp Việt Nam đã lập Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam. Những thành viên đầu tiên của hội đồng này đặt kỳ vọng về những doanh nghiệp Việt hàng trăm năm tuổi sau này.  Phát biểu trong lễ ra mắt Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng:… Continue readingTrăm năm doanh nghiệp Việt

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm