Khởi nghiệp từ khúc củi lạ

Friday, 24/03/2017, 18:57 PM

Doanhnhanvietuc- Một lần, Bạch Thái Bưởi vớt được khúc củi, ông đem về phơi khô. Càng khô khúc củi càng tỏa ra mùi thơm kỳ lạ. Thương lái Trung Quốc trả giá rất cao để mua khúc củi lạ này. Từ số vốn đó, ông lao vào thương trường và trở thành một doanh nhân lừng lẫy của Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1875 – 1932) tên thật là Đỗ Thái Bửu, quê Yên Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. Ông là một trong 4 doanh nhân giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20 (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xương, tứ Bưởi).

Khởi nghiệp từ khúc củi khô

Bà Bạch Quế Hương (SN 1961, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) – chắt nội doanh nhân này, cho biết, Bạch Thái Bưởi khởi nghiệp từ rất sớm.

Bà Quế Hương kể: “Các cụ trong gia đình tôi kể rằng, cụ Bưởi khởi nghiệp từ một số vốn “trời cho”.

Theo đó, ngày nhỏ, gia đình nghèo, Bạch Thái Bưởi thường theo mẹ đi vớt củi trên sông Nhuệ mang về bán kiếm tiền. Một lần, ông vớt được một khúc củi khá lớn, mang về phơi khô ở sân. Nhưng không hiểu sao càng khô, khúc củi đó càng tỏa ra một mùi thơm kỳ lạ.

Bà Bạch Quế Hương (bên phải), chắt nội của doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Ảnh: NVCC

 

Câu chuyện lan nhanh, đến tai các thương lái Trung Quốc. Họ tìm gặp ông để mua bằng được khúc củi khô này với giá cao ngất ngưởng. Sau này ông mới biết đó là gỗ trầm hương – một loại gỗ vô cùng quý giá.

Với số vốn từ thương vụ “củi khô”, ông bắt đầu lao vào học hỏi kinh doanh trên thương trường với nhiều nghề.

Có thời gian, ông xin vào làm cho một số hãng buôn lớn của Pháp để làm việc, tích lũy kinh nghiệm… Bạch Thái Bưởi sau đó nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể ngành kinh doanh khai thác mỏ than và hàng hải.

Năm 1909, Bạch Thái Bưởi thuê lại 3 chiếc tàu (Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long) của một hãng tàu Pháp chở thư và hành khách đường sông Bắc kỳ, có tên là A. R. Marty, vừa hết hạn hợp đồng với chính phủ.

Doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Ảnh: Gia đình cung cấp

 

Ông đã cho tàu chạy hai tuyến đường: Nam Định – Hà Nội và Nam Định – Bến Thủy (Vinh). Lúc này, ông đã phải đối mặt với hai đối thủ nặng ký nhất là chủ tàu người Pháp và người Hoa.

Và cuộc đụng độ không cân sức đã xảy ra, ông hạ giá vé xuống một thì người Hoa hạ giá vé xuống hai. Ông mua trà mời khách đi tàu, họ mua bánh ngọt. Các chủ tàu người Hoa trường vốn đã quyết chí đánh bại Bạch Thái Bưởi bằng đủ mọi cách.

So với các thương gia người Hoa, tình thế của ông rất nguy ngập. Ông thuê ba chiếc tàu, mỗi tháng trả 2.000 đồng, mà mỗi chuyến chỉ thu được 20 đồng.

Một trong những con tàu của Bạch Thái Bưởi. Ảnh: Gia đình cung cấp

 

Trong tình thế đó, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ tới một thứ vũ khí mà người Hoa không thể có, đó là tinh thần dân tộc. Ông cho người tới các bến tàu nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, kêu gọi tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái.

Ông treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu giảm lỗ. Kết quả hành khách dần bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt.

Lần khác, trong một cuộc họp của Hội đồng kinh tế lý tài, do bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, Bạch Thái Bưởi bị Renê Robanh – Thống sứ Bắc Kỳ lúc đó, đe dọa: “Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi”. Ông khẳng khái đáp lại: “Nơi nào có Bạch Thái Bưởi thì không có RoBanh”.

Sau bảy năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi.

Năm 1916, một công ty hàng hải mang tên Giang hải luân thuyền Bạch Thái công ty đã ra đời. Tại các trụ sở của ông, ở vị trí cao nhất người ta bắt đầu thấy phấp phới ngọn cờ hiệu màu vàng, có hình mỏ neo và ba ngôi sao đỏ.

Ngày 7/9/1919, công ty của Bạch Thái Bưởi hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công.

Bà Nguyễn Thị Kim Quý, cháu dâu của Bạch Thái Bưởi, cho biết: “Sinh thời, cụ Bạch Thái Bưởi từng nói: “Tôi muốn làm cho Hà Nội đẹp như Paris”.

 

Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17/9/1920, trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn lúc đó.

Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương, các nước và vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Philippines.

Đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930. Khi ấy công ty hàng hải của Bạch Thái Bưởi có trên 40 con tàu cùng sà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc kỳ và cả các nước cùng vùng lãnh thổ lân cận, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người, làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu.

 

Mua vé máy bay đưa kỹ sư Pháp sang Việt Nam

Từ lợi nhuận thu được từ kinh doanh hàng hải, Bạch Thái Bưởi lấn sân sang các lĩnh vực khác, trong đó có khai thác mỏ than.

Hình ảnh mỏ than của Bạch Thái Bưởi trên báo Pháp. Ảnh: NVCC

 

Năm 1925, Bạch Thái Bưởi dốc tiền vào việc khởi nghiệp khai mỏ. Ông được cấp phép khai mỏ than ở vùng Quảng Yên.

Nhận thức rằng, muốn hơn người Pháp phải có người điều hành giỏi chuyên môn, kỹ thuật, ông tuyển những kỹ sư Pháp tài năng nhất làm việc cho mình. Tất cả kỹ sư tốt nghiệp ưu tú đều được ông mua vé máy bay đưa sang Việt Nam nhận việc.

Những ngày Bạch Thái Bưởi bắt đầu kinh doanh than, không lúc nào ông nghỉ ngơi, ngày cũng như đêm, ông làm việc liên tục. Đều đặn, cứ 3 giờ sáng ông cưỡi ngựa qua các đồi núi để đi thăm hầm mỏ, đốc thúc công nhân.

Công việc khai thác than của ông đã đẩy mạnh đến mức than chất thành núi không kịp bán ra. Trữ lượng khai thác của công ty Bạch Thái Bưởi tính ra phải bán tới năm 1945 mới hết…

Xuất phát điểm từ nghề vớt củi khô, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một doanh nhân lừng lẫy tiếng tăm thời bấy giờ.

(Còn tiếp)

Theo VietnamNet

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Khai mạc ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2016

Sáng nay, tại Hà Nội, ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) – Techfest 2016 đã chính thức khai mạc. Techfest là một trong những sự kiện thường niên lớn nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Đến dự lễ khai mạc có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nhều lãnh đạo đảng, nhà nước. Ngoài hoạt động triển lãm, giới thiệu các… Continue readingKhai mạc ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2016

CEO Vinamit: Khởi nghiệp nông nghiệp cần nghĩ tới thị trường quốc tế

Doanhnhanvietuc – Hiện Vinamit đang bán 30% sản phẩm của công ty cho thị trường trong nước. Dịp Tết, con số này có thể lên tới 40%. Ông Nguyễn Lâm Viên, CEO của Vinamit, đã có những chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện bán sản phẩm ra thế giới. Chào ông, sản phẩm mít sấy, chuối sấy… của ông đã bán nhiều ở thị trường quốc tế. Vậy khó khăn mà doanh nghiệp của… Continue readingCEO Vinamit: Khởi nghiệp nông nghiệp cần nghĩ tới thị trường quốc tế

Câu chuyện về nữ CEO 3 lần khởi nghiệp: Đừng bao giờ đặt ra giới hạn cho bản thân chỉ vì mình là phụ nữ

Doanhnhanvietuc – Trước khi trở thành CEO & Founder Lionbui Agency, chị Bùi Hoàng Diệp đã trải qua 3 lần khời nghiệp, từ bán băng đĩa CD, đến mở quan cafe và rồi kinh doanh voucher. Chị đã vấp phải rất nhiều định kiến, như “con gái thì không làm được gì”, “phụ nữ không thể giỏi kinh doanh”, nhưng những điều đó không làm chị nản chí. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Khi… Continue readingCâu chuyện về nữ CEO 3 lần khởi nghiệp: Đừng bao giờ đặt ra giới hạn cho bản thân chỉ vì mình là phụ nữ

Nhà sáng lập IADC – doanh nhân Ấn chọn Việt Nam để khởi nghiệp

Vijay Kumar là một doanh nhân Ấn Độ có 20 năm kinh nghiệm làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia ở Mỹ và các nước châu Á quyết định khởi nghiệp tại Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo con người. Sự ham học hỏi của người Việt và cơ hội đầu tư Năm 2014, Vijay lọt vào danh sách “Top 20 Business Leaders in 2014” , do tạp chí CIO Magazine – thuộc International… Continue readingNhà sáng lập IADC – doanh nhân Ấn chọn Việt Nam để khởi nghiệp

Làn sóng khởi nghiệp sáng tạo phát triển mạnh tại Việt Nam

Doanhnhanvietuc- Hàng loạt chương trình, phong trào khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên, sinh viên, doanh nghiệp Việt… được giới đầu tư nước ngoài quan tâm và rót vốn. Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, làn sóng startup ở Việt Nam gần đây được đánh dấu từ sự kiện của Nguyễn Hà Đông với Flappy Bird vào năm 2014. Làn sóng này được lan tỏa… Continue readingLàn sóng khởi nghiệp sáng tạo phát triển mạnh tại Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm