Cà phê Việt 2 USD/kg, Starbucks mua về bán… 200 USD/kg

Monday, 10/04/2017, 12:24 PM

Doanhnhanvietuc – Xuất khẩu cà phê nhân nước ta đứng thứ hai thế giới với sản lượng 1,78 triệu tấn (đạt 3,34 tỷ USD), tăng 32,8% về lượng và 25% về giá trị. Nhưng giá trị xuất khẩu của cà phê nước ta còn thấp, do chủ yếu xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô.

“Khi bán 1kg cà phê nhân, chúng ta thu về khoảng 2 USD (tương đương giá trung bình 1 ly cà phê ở các nước nhập khẩu), trong khi mỗi ký cà phê nhân có thể pha được 50 ly cà phê. Về khối lượng, cà phê chiếm 20% thị phần thế giới, nhưng giá trị chỉ đạt khoảng 2% thị phần cà phê thế giới”- Đó là nhận định của Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam về thực trạng chế biến cà phê tại nước ta hiện nay.

Cụ thể, theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, năm 2016, xuất khẩu cà phê nhân nước ta đứng thứ hai thế giới với sản lượng 1,78 triệu tấn (đạt 3,34 tỷ USD), tăng 32,8% về lượng và 25% về giá trị. Nhưng giá trị xuất khẩu của cà phê nước ta còn thấp, do chủ yếu xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô.

Khi bán 1kg cà phê nhân, chúng ta thu về khoảng 2 USD (tương đương giá trung bình 1 ly cà phê ở các nước nhập khẩu), trong khi mỗi ký cà phê nhân có thể pha được 50 ly cà phê. Về khối lượng, cà phê chiếm 20% thị phần thế giới, nhưng giá trị chỉ đạt khoảng 2% thị phần cà phê thế giới.

Việt Nam tự hào là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về nguyên liệu cà phê, nhưng ai là người hưởng lợi và tạo ra giá trị này? Ông Micheal H.Nguyen, Phó Tổng giám đốc, kiêm Giám đốc Tài chính Masan Group, cho hay: 1kg cà phê nhân Việt Nam bán được 2 USD, nhưng khi Starbucks mua về và xử lý, dán nhãn mác của thương hiệu này vào thì bán được lên tới 200 USD, tạo ra lợi nhuận gấp 100 lần. Vì thế, trong mỗi ký cà phê, Việt Nam chỉ thu được 10% chuỗi giá trị cà phê và phần giá trị còn lại thì doanh nghiệp nước ngoài hưởng hết.

Để tăng lợi nhuận xuất khẩu cà phê, các doanh nghiệp trong nước phải xuất khẩu cà phê chế biến tinh thay cho cà phê nhân xô. Vẫn biết như thế, nhưng không nhiều doanh nghiệp chọn con đường xuất khẩu cà phê chế biến tinh. Ngay tại thủ phủ xuất khẩu cà phê nước ta là Đắk Lắk, chỉ có Công ty Cà phê An Thái và Công ty Cà phê Trung Nguyên xuất khẩu được 4.520 tấn cà phê hòa tan, chiếm 2/3 số lượng và 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh. 15 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn lại chọn con đường xuất khẩu cà phê nhân xô.

Mỗi 1lg cà phê nhân pha ra được tới 50 ly cà phê, nhưng giá bán tại Việt Nam chỉ tương đương 1 ly cà phê ở các nước nhập khẩu.

Theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân ở Đắk Lắk, các nhà rang xay lớn ở nước ngoài thường nhập khẩu cà phê nhân xô của Việt Nam, sau đó chế biến và đóng gói thành sản phẩm của họ. Khi nhập khẩu, họ quan tâm nhiều quy trình sản xuất chứ không quan tâm đến thương hiệu cà phê nước ta. Việc xuất khẩu cà phê nhân chỉ cần đầu tư ít, vốn quay vòng nhanh và dễ bán sản phẩm. Trong khi đó, muốn xuất khẩu cà phê chế biến tinh phải đầu tư xây dựng nhà máy bài bản, cần vốn lớn, khó tìm thị trường tiêu thụ và tốn công sức xây dựng thương hiệu. Vì thế, các doanh nghiệp nước ta thường chọn con đường xuất khẩu cà phê nhân xô cho đỡ tốn công sức tìm thị trường và xây dựng thương hiệu. Chính cách làm này đã giảm giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam.

Ngay tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta cũng thường bị lép vế trước các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cứ đến niên vụ thu hoạch cà phê, các doanh nghiệp FDI ở Tây Nguyên đẩy giá thu mua cao và mua phần lớn sản lượng cà phê nhân xô tại đây để chế biến. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước thậm chí còn phải mua lại sản phẩm cà phê nhân xô của họ với giá cao hơn để cung cấp đủ đơn hàng đã ký với các doanh nghiệp nước ngoài dù có bị lỗ. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước không được vay ngoại tệ để thu mua cà phê xuất khẩu, còn doanh nghiệp FDI lại được vay ngoại tệ với lãi suất rất thấp. Điều này cũng làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với các doanh nghiệp FDI cùng ngành nghề kinh doanh.

Để giành lại lợi nhuận và giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam, trước hết chúng ta cần nâng cao và hoàn chỉnh quy trình sản xuất, chế biến cà phê trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải có cơ chế, chính sách thông thoáng và có những biện pháp hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp cũng chính là một trong những cách mang lại giá trị gia tăng cho cà phê Việt.

Theo Cafebiz

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Quán cà phê máy lạnh, bờ sông Sài Gòn hốt bạc nhờ nắng nóng

Doanhnhanvietuc – Lượng khách tìm chỗ tránh nắng đột biến nên nhiều quán cà phê ở khu vực trung tâm hoạt động hết công suất vẫn không kịp phục vụ. Khảo sát một số chuỗi cà phê tại các quận trung tâm TP HCM cho thấy, lượng khách trong ngày 15/4 tăng mạnh so với cuối tuần trước, nhất là khoảng giữa trưa từ 11h đến 15h. Nhiều quán cà phê bên trong chật ních người,… Continue readingQuán cà phê máy lạnh, bờ sông Sài Gòn hốt bạc nhờ nắng nóng

Rộn ràng ”Ngày thanh long Việt Nam” tại Melbourne, Australia

Doanhnhanvietuc – Sáng nay, tại vùng Footscray, thành phố Melbourne, đã diễn ra ngày “Thanh long Việt Nam”. Sự kiện do Thương vụ Việt Nam phối hợp với Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia (VBAA) tổ chức nhằm quảng bá trái thanh long của Việt Nam tại “xứ sở chuột túi” sau 9 năm đàm phán với chính phủ Australia. Thanh long xuất khẩu vào Úc phải được trồng theo quy trình canh tác… Continue readingRộn ràng ”Ngày thanh long Việt Nam” tại Melbourne, Australia

Học giả Australia: Việt Nam rất nỗ lực để đạt được Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ

Giáo sư Carl Thayer thuộc trường Đại học New South Wales (Australia) nhận định Việt Nam là quốc gia đang phát triển đã có nhiều nỗ lực trong việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG). Công ty May Bắc Giang dự kiến năm 2021 đạt mục tiêu doanh thu 1.100 tỷ vượt 10-15% kế hoạch đề ra. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVNTrao đổi với phóng viên TTXVN… Continue readingHọc giả Australia: Việt Nam rất nỗ lực để đạt được Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ

4 tháng đầu năm, DN FDI xuất siêu 11 tỷ USD, DN Việt nhập siêu 7,8 tỷ USD

Doanhnhanvietuc – 4 tháng đầu năm 2018, doanh nghiệp FDI xuất siêu 11,17 tỷ USD. Tính riêng điện thoại các loại và linh kiện, giá trị xuất khẩu đã đạt tới 16,6 tỷ USD. Trong tháng 4/2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 35,7 tỷ USD, giảm 10,8% so với tháng 3/2018. Trong đó, trị giá xuất khẩu ước đạt 18,2 tỷ USD, giảm 13,9% so với tháng… Continue reading4 tháng đầu năm, DN FDI xuất siêu 11 tỷ USD, DN Việt nhập siêu 7,8 tỷ USD

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Lãi suất bình quân Việt Nam hiện là 7-9%/năm, trong khi Trung Quốc chỉ là 4,3% và Malaysia 4,6%

Doanhnhanvietuc – Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2017 diễn ra sáng nay, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cho biết: “Lãi suất bình quân Việt Nam hiện là 7-9%/năm, trong khi Trung Quốc chỉ là 4,3%; Malaysia 4,6%; Hàn Quốc 2-3%; Nhật Bản 0,95%; chi phí tiếp cận điện năng cao gấp 49 lần Philippines; chi phí nộp thuế cao nhất so với ASEAN 4…”. Trong phần báo cáo đầu hội… Continue readingBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Lãi suất bình quân Việt Nam hiện là 7-9%/năm, trong khi Trung Quốc chỉ là 4,3% và Malaysia 4,6%

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm