Doanh thu 100 đồng, doanh nghiệp Việt lãi chưa tới 4 đồng

Wednesday, 12/04/2017, 12:18 PM

Doanhnhanvietuc – Hiệu quả kinh doanh thấp đang trở thành rào cản phát triển của doanh nghiệp, khiến khu vực này trở nên mờ nhạt trong bức tranh chung của nền kinh tế, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê.

Nhận định nêu trên được cơ quan thống kê đưa ra khi cùng Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp công bố một số chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển doanh nghiệp.

Tại buổi họp báo ngày 11/4, đại diện các cơ quan khảo sát đều cho rằng bộ mặt khu vực doanh nghiệp đã có những thay đổi đáng kể trong thời gian qua, song vẫn còn đó những tồn tại: quy mô đăng ký và đầu tư vốn liên tục gia tăng nhưng hiệu quả hoạt động vẫn còn thấp; các doanh nghiệp vẫn chưa có sự đóng góp tương xứng và đem lại giá trị gia tăng cao…

Theo số liệu tính đến hết năm 2015, tổng doanh thu của khu vực doanh nghiệp tính theo giá hiện hành đạt gần 15 triệu tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân 21,6% mỗi năm (từ 2000 đến 2015). Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế và mức đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của khu vực này chỉ đạt 552.700 tỷ và 764.400 tỷ đồng, tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng doanh thu.

Như vậy, bình quân với mỗi 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp Việt chỉ đóng góp vào ngân sách 5 đồng và lãi trước thuế 3,7 đồng.

Những doanh nghiệp có quy mô sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng lớn vẫn còn ít tại Việt Nam

Lý giải về hiệu quả thấp trong hoạt động của khu vực doanh nghiệp, ông Phạm Đình Thúy – Vụ trưởng Thống kê Công nghiệp cho rằng trong gần nửa triệu doanh nghiệp đang hoạt động có tới 97% có quy mô vừa và nhỏ, 60% trong số này là quy mô rất nhỏ. “Vốn đầu tư thấp, trang thiết bị lạc hậu là nguyên nhân chính dẫn tới hiệu quả kinh doanh không cao, lợi nhuận thấp. Điều đó tạo ra sự không bền vững trong phát triển”, ông Thúy nhấn mạnh.

Lãnh đạo Vụ Thống kê Công nghiệp cũng cho rằng, kết quả kinh doanh thấp đang trở thành rào cản cho sự phát triển của khu vực này và là một phần nguyên nhân lý giải việc doanh nghiệp thành lập mới năm 2016 tăng kỷ lục nhưng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 3 tháng đầu năm 2017 gần như không đáng kể.

Ngoài ra, theo ông Phạm Quang Vinh – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp thành lập mới dù mọi năm đều tăng mạnh nhưng để tạo ra giá trị gia tăng thì cần độ trễ nhất định, chưa kể số lượng doanh nghiệp có thể tồn tại, tạo ra doanh thu lại là một bức tranh hoàn toàn khác.

Như trường hợp năm 2016 với hơn 110.000 doanh nghiệp được thành lập nhưng số liệu từ Tổng cục Thuế lại cho thấy, chỉ có 41% trong số này đi vào hoạt động và tạo ra doanh thu tính tới quý I/2017. Hơn 60.000 đơn vị còn lại gần như chưa tạo ra tác động đến bức tranh kinh tế nói chung.

Bên cạnh đó, số lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp cũng được lãnh đạo Tổng cục Thống kê nhìn nhận là quá thấp. Với dân số 100 triệu người như Việt Nam nhưng số lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp chỉ khoảng 13 triệu. Nếu tính gộp cả bộ phận hộ kinh doanh với khoảng 10 triệu lao động thì tổng số lao động trong khu vực này cũng chỉ gần 23 triệu người.

Theo Vnexpress

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Sẽ thoái trên 50% vốn nhà nước tại hàng loạt doanh nghiệp “con cưng” của Thành phố Hồ Chí Minh

Cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách các doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020. Trong số này có tới 40 doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban Nhân thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, có 1 doanh nghiệp giữ nguyên 100% vốn nhà nước là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh – HFIC. HFIC… Continue readingSẽ thoái trên 50% vốn nhà nước tại hàng loạt doanh nghiệp “con cưng” của Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ quả của tăng trưởng kinh tế: Xung đột giữa doanh nghiệp, người dân sẽ được giải quyết như thế nào?

Doanhnhanvietuc – Theo tính toán, ô nhiễm do công nghiệp làm giảm 12% GDP mỗi năm. Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí, nước đã gia tăng liên tục do phát triển công nghiệp. Hiện Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chất lượng không khí tệ nhất. Nhiều năm trước đây, các quốc gia có thể đánh đổi yếu tố môi trường cho phát triển kinh tế nhưng ở thời điểm hiện… Continue readingHệ quả của tăng trưởng kinh tế: Xung đột giữa doanh nghiệp, người dân sẽ được giải quyết như thế nào?

Xe Anh, ô tô Đức: Mất quá nửa khách hàng Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Nhập khẩu ô tô 3 tháng đầu năm nay đã có sự chuyển hướng ngoạn mục. Ô tô nhập khẩu của Anh, Đức, Pháp về Việt Nam giảm một nửa trong khi ô tô Ấn Độ, Indonesia tăng mạnh. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, ô tô nhập khẩu từ các nước như Anh, Canada, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản về Việt Nam đã giảm mạnh. Cụ thể, 3 tháng năm… Continue readingXe Anh, ô tô Đức: Mất quá nửa khách hàng Việt Nam

Bất động sản 2017: Sân chơi riêng của doanh nghiệp nội

Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) dự báo trong năm 2017 dòng tiền từ khối ngoại vào thị trường BĐS Việt Nam không còn dồi dào mà thay vào đó là sự điều phối vốn của doanh nghiệp nội. HoREA dự báo thị trường bất động sản sẽ vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhưng có thể sẽ tiếp tục xu thế chững lại như năm 2016. Đồng thời thị trường sẽ có sự… Continue readingBất động sản 2017: Sân chơi riêng của doanh nghiệp nội

Thủ tướng yêu cầu hồi đáp kịp thời kiến nghị của doanh nghiệp

Các cơ quan phải xử lý theo thẩm quyền, trả lời cho doanh nghiệp, đồng thời công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ… Thủ tướng nhấn mạnh, việc trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp, người dân là nhiệm vụ do Thủ tướng giao cho các bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời giải quyết các… Continue readingThủ tướng yêu cầu hồi đáp kịp thời kiến nghị của doanh nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm