Doanh nghiệp Việt xếp hạng cao hơn trung bình toàn cầu về chuyển đổi số

Saturday, 20/05/2023, 08:55 AM

Doanh nghiệp Việt xếp hạng cao hơn trung bình toàn cầu về chuyển đổi số

Trang The Business Times (Singapore) đã dẫn nghiên cứu của ngân hàng DBS cho biết các doanh nghiệp Việt Nam đang xếp hạng cao hơn mức trung bình toàn cầu về số hóa.

Theo một nghiên cứu của DBS, nhiều công ty tại Việt Nam đã áp dụng cách tiếp cận “chiến lược, nhất quán và triệt để” trong quá trình số hóa trải nghiệm của khách hàng và tăng mức độ tương tác của khách hàng. Quá trình này đang tốt hơn so với mức trung bình toàn cầu.

Các công ty Việt Nam chủ động chuyển đổi số

Trong 8 thị trường được DBS khảo sát, gồm Singapore, Việt Nam, Australia, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc đại lục, Đài Loan (Trung Quốc), Anh và Mỹ, thì Việt Nam đứng thứ hai chỉ sau Singapore về lĩnh vực số hóa.

Cuộc khảo sát cho thấy phần lớn các công ty Việt Nam (63%) hài lòng rằng chuyển đổi kỹ thuật số đã giúp họ đạt được lợi nhuận tổng thể. Tiếp theo đó là cải thiện sự thấu hiểu khách hàng (61%) và khả năng cạnh tranh trên thị trường (57%).

Hơn một nửa số doanh nghiệp Việt Nam (56%) cho biết họ đã và đang sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong dịch vụ và tương tác khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, khoảng cách về nhân tài (42%) và các vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu (35%) vẫn là hạn chế khiến các doanh nghiệp Việt Nam chưa đẩy nhanh hơn được quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Ngoài ra, cứ 10 công ty thì có khoảng 6 công ty cho biết việc thiếu sự phối hợp giữa bộ phận thương mại với bộ phận tài chính và kế toán đã khiến quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trở nên “khó khăn hơn mức cần thiết”. Họ cũng cho biết khó khăn trong việc truy cập dữ liệu là một thách thức thường xuyên đối với các công ty khi cùng nhau phối hợp hướng tới chuyển đổi kỹ thuật số.

Doanh nghiệp Việt xếp hạng cao hơn trung bình toàn cầu về chuyển đổi số - Ảnh 1.Việc vượt qua một số hạn chế hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số. Ảnh: The Business Times/ Pixabay.

Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ cho chuyển đổi số

Đầu năm nay, chính phủ đã ban hành một kế hoạch tổng thể cho giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển và có thu nhập cao vào năm 2050. Kế hoạch đó cũng đề cập rằng Việt Nam sẽ phấn đấu trở thành một nền kinh tế kỹ thuật số, xanh và tuần hoàn với khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là những động lực tăng trưởng chính.

Trong một thông cáo báo chí hôm thứ Hai (15/5), ông Joo Young Park, Giám đốc Khối Dịch vụ Ngân hàng, DBS Việt Nam, cho biết mục tiêu lớn của chính phủ Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy ưu tiên chiến lược của các công ty Việt Nam có tư duy tiến bộ.

Ông nói: “Điều quan trọng là các doanh nghiệp này phải đặt ra mục tiêu rõ ràng cho việc chuyển đổi kỹ thuật số để tận dụng triển vọng thị trường dài hạn thuận lợi và duy trì tính cạnh tranh. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu nội bộ tốt, phát triển các chính sách quản trị dữ liệu mạnh mẽ và đầu tư vào công nghệ hỗ trợ như đám mây và các công cụ phân tích tiên tiến sẽ giúp các công ty đang dẫn đầu về chuyển đổi số ở Việt Nam nhận ra tiềm năng của họ và củng cố vị trí dẫn đầu về chuyển đổi kỹ thuật số của Việt Nam nói chung.”

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam về tổng thể đã tăng trưởng 28% mỗi năm và đạt 23 tỷ USD vào năm 2022.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 31% từ năm 2022 đến năm 2025.

Trong nỗ lực định hướng tốt hơn cho tương lai số hóa, Việt Nam gần đây đã thắt chặt các quy định về nội địa hóa dữ liệu và bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng cách ban hành một số nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng 2018.

Cho rằng các công ty nước ngoài hiện đang nắm giữ khoảng 80% thị phần điện toán đám mây của Việt Nam, DBS dẫn nhận định của nhiều nhà quan sát cho rằng những quy định mới sẽ giúp các doanh nghiệp địa phương đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số đang diễn ra của Việt Nam.

DBS cũng đang nhìn thấy triển vọng tích cực từ thị trường số của Việt Nam. Công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường Mỹ Arizton dự báo quy mô thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,04 tỷ USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) gần 10,8%.

Trong khi đó, thị trường dịch vụ đám mây của Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 603 triệu USD vào năm 2026 với tốc độ CAGR khoảng 19%, theo báo cáo của Research and Markets.

Nguồn: cafef.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Những quốc gia có nền tảng kỹ thuật số phát triển nhất thế giới

Công nghệ số đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng ở nhiều điểm nóng trên thế giới, trong khi ở nhiều quốc gia khác thì xu hướng này đang có dấu hiệu chậm lại. Nhờ sự hợp tác giữa Fletcher School thuộc trường đại học Tufts và Mastercard, Chỉ số phát triển kỹ thuật số (DEI) đã ra đời. Chỉ số này phân tích tình trạng và tốc độ phát triển kỹ thuật số… Continue readingNhững quốc gia có nền tảng kỹ thuật số phát triển nhất thế giới

Việt Nam “bị kẹt” ở bẫy giá trị gia tăng thấp vì thiếu sáng tạo

Báo cáo “Việt Nam trước ngã rẽ: Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu thế giới” cho biết: Việt Nam đang “bị kẹt” ở bẫy giá trị gia tăng thấp do không thể phát triển các chức năng có giá trị cao hoặc cần đổi mới sáng tạo. Tại hội thảo công bố hai báo cáo “Việt Nam trước ngã rẽ: Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu thế giới” và… Continue readingViệt Nam “bị kẹt” ở bẫy giá trị gia tăng thấp vì thiếu sáng tạo

Kiều bào tại Australia tin tưởng vào triển vọng hợp tác giữa hai nước

Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia tin tưởng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ tạo tiền đề cho các hoạt động trao đổi và tổ chức các sự kiện giữa hai nước trong năm tới. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Australia Anthony Albanese. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)   Những ngày này, bầu không khí ấm áp và tươi vui đang lan tỏa… Continue readingKiều bào tại Australia tin tưởng vào triển vọng hợp tác giữa hai nước

Doanh nghiệp ô tô Indonesia khuyên doanh nghiệp Việt Nam nên tự cứu lấy mình, đừng trông chờ người khác

Doanhnhanvietuc – Đại diện doanh nghiệp ô tô Indonesia cho biết tình cảnh của Việt Nam khá giống với họ 10 năm trước. Họ cho biết để phát triển ngành công nghiệp ô tô như hiện nay, điều họ luôn tâm niệm đấy là cuộc chiến riêng của họ, Chính phủ Indonesia cũng không có chính sách nội địa hoá. Gần cuối Hội nghị hợp tác giữa doanh nghiệp Indonesia và Việt Nam về công nghiệp… Continue readingDoanh nghiệp ô tô Indonesia khuyên doanh nghiệp Việt Nam nên tự cứu lấy mình, đừng trông chờ người khác

“Đói” thông tin khiến doanh nghiệp khó tiếp cận thị trường ASEAN

 Thiếu, “đói” thông tin về thị trường, về đối tác vẫn là bài toán mà nhiều doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua khi giao thương, tiếp xúc với các nước trong ASEAN. Sự tương đồng về hàng hóa cũng là một trong những khó khăn khi xuất khẩu sang các nước ASEAN. Ảnh Trần Việt “Ám ảnh” hàng Thái Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập năm 2015 được kỳ vọng sẽ… Continue reading“Đói” thông tin khiến doanh nghiệp khó tiếp cận thị trường ASEAN

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm