Doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc ký hợp đồng thu mua dưa hấu 2018

Thursday, 07/12/2017, 01:07 AM

Doanhnhanvietuc – Ngày 6/12, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị phổ biến thông tin quy định của thị trường Trung Quốc đối với sản phẩm dưa hấu nhập khẩu.

Doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc ký hợp đồng thu mua dưa hấu 2018

(Ảnh minh họa: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Nhân dịp này, doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hợp đồng nguyên tắc trong việc thu mua dưa hấu năm 2018 và những năm tiếp theo.

Tại hội nghị, đại diện Sở Thương mại; Cục Kiểm nghiệm, kiểm dịch và giám sát chất lượng Khu tự trị Choang Quảng Tây đã lần lượt thông tin đến các đại biểu nhu cầu thị trường nội địa, các quy trình cho phép việc nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc, sự biến động trong quá trình nhập khẩu trái cây…

Trung Quốc là quốc gia có sản lượng dưa hấu lớn nhất nhì thế giới, tăng mạnh qua từng năm. Cụ thể, từ 72 triệu tấn vào năm 2013 tăng lên 77,5 triệu tấn vào năm 2016.

Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu dưa hấu từ nước ngoài của quốc gia này cũng không nhỏ. Điển hình như năm 2016, Trung Quốc đã nhập khẩu 200 nghìn tấn dưa hấu và Việt Nam là thị trường cung ứng chủ yếu.

Về phía Việt Nam, nhu cầu xuất khẩu dưa hấu lại quá lớn, vượt quá nguồn cầu từ đối tác Trung Quốc tới 38 nghìn tấn dẫn đến hệ lụy “được mùa-mất giá” diễn ra thường xuyên.

Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng này là do doanh nghiệp trong nước chưa cập nhật kịp thời những thay đổi về thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc; những yêu cầu khắt khe về quá trình kiểm nghiệm, kiểm dịch chất lượng sản phẩm từ nước láng giềng. Điều đó, đặt nông dân vào tình thế khó, mức độ rủi ro cao.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Thương cho rằng, để tháo gỡ “nút thắt” cho các mặt hàng nông sản nói chung và sản phẩm dưa hấu nói riêng, đòi hỏi cần có sự chung tay vào cuộc từ nhiều phía.

Trước hết, doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ lưỡng, có bước đi phù hợp với cơ chế đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, cần định hướng cho người nông dân trong quy hoạch sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng để có chỗ đứng ở những thị trường khó tính.

Cùng với đó, phải thành lập các hợp tác xã kiểu mới, làm cầu nối gắn kết các doanh nghiệp với người nông dân; thực hiện việc cung ứng vật tư nông nghiệp và giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm, loại bỏ dần khâu trung gian là thương lái…

Ông Thương cũng đề nghị phía Bộ Công Thương và doanh nghiệp Trung Quốc cần tăng cường hỗ trợ khảo sát, điều tra, nghiên cứu tình hình thị trường hiện tại và trong tương lai đối với danh mục các loại cây trồng xuất khẩu tại những quốc gia có ký kết hợp đồng thương mại.

Theo Vietnam+

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Doanh nghiệp Việt xếp hạng cao hơn trung bình toàn cầu về chuyển đổi số

Trang The Business Times (Singapore) đã dẫn nghiên cứu của ngân hàng DBS cho biết các doanh nghiệp Việt Nam đang xếp hạng cao hơn mức trung bình toàn cầu về số hóa. Theo một nghiên cứu của DBS, nhiều công ty tại Việt Nam đã áp dụng cách tiếp cận “chiến lược, nhất quán và triệt để” trong quá trình số hóa trải nghiệm của khách hàng và tăng mức độ tương tác của… Continue readingDoanh nghiệp Việt xếp hạng cao hơn trung bình toàn cầu về chuyển đổi số

CEO Bibo Mart: Công nghệ là nền móng phát triển nhưng nhiều doanh nghiệp Việt chỉ làm kiểu “cơi nới”

Doanhnhanvietuc – Bà Trịnh Lan Phương cũng tiết lộ một trong những bí quyết thành công của Bibo Mart là luôn chú trọng phát triển công nghệ bên cạnh các chiến lược về tài chính, kinh doanh. Thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực là yếu tố khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp trở ngại trong quá trình đầu tư vào công nghệ. Tuy nhiên ngay cả với những doanh nghiệp lớn, có chỗ đứng trên… Continue readingCEO Bibo Mart: Công nghệ là nền móng phát triển nhưng nhiều doanh nghiệp Việt chỉ làm kiểu “cơi nới”

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Việt Nam sẽ nằm trong Top 4 ASEAN có môi trường đầu tư tốt nhất

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, M&A là cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia thị trường Việt Nam sâu hơn khi các quy định pháp luật của Việt Nam tiệm cận chuẩn mực quốc tế. Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập ( M&A) doanh nghiệp Việt Nam lần thứ 9 – năm 2017 do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty AVM VIệt… Continue readingBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Việt Nam sẽ nằm trong Top 4 ASEAN có môi trường đầu tư tốt nhất

Nhập khẩu 40 tỉ USD từ Trung Quốc 10 tháng đầu năm: Đừng nói Việt Nam không cần TPP

  Ngoài yếu tố tăng cường xuất khẩu và thúc đẩy cải cách kinh tế, TPP đặc biệt có lợi cho Việt Nam trong vấn đề đa dạng hóa hàng nhập khẩu, khi những số liệu thống kê 10 tháng đầu năm 2016 đang chỉ ra một thực tế: Việt Nam vẫn đang phụ thuộc nặng nề vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Câu chuyện vai trò và tầm quan trọng của Hiệp định… Continue readingNhập khẩu 40 tỉ USD từ Trung Quốc 10 tháng đầu năm: Đừng nói Việt Nam không cần TPP

Năm 2016, Việt Nam xuất siêu gần 2,7 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá dự kiến đạt 349,2 tỷ USD… Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 12/2016 ước tính thâm hụt 300 triệu USD, bằng 1,9% kim ngạch xuất khẩu. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 12/2016 ước đạt 32,3 tỷ USD, giảm 0,6% so với tháng trước. Trong đó, tổng… Continue readingNăm 2016, Việt Nam xuất siêu gần 2,7 tỷ USD

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm