Ngành cao su 2017: Xuất khẩu nhiều, nhập khẩu cũng cao

Tuesday, 02/01/2018, 12:35 PM

Doanhnhanvietuc – Xuất khẩu cao su đạt gần 1,4 triệu tấn, song lượng cao su nhập khẩu cũng lên tới 559 ngàn tấn trong năm 2017…

Ngành cao su 2017: Xuất khẩu nhiều, nhập khẩu cũng cao

Mặc dù năm 2017, xuất khẩu cao su cao hơn gần 100 ngàn tấn so với dự báo và tăng 11% so với năm 2016, song lượng cao su nhập khẩu cũng tăng 28,5% so với năm ngoái. Đó là thực trạng của ngành cao su cho dù Việt Nam là nước xuất khẩu cao su đứng thứ 3 trên thế giới.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính khối lượng cao su xuất khẩu năm 2017 đạt 1,39 triệu tấn và 2,26 tỷ USD, tăng 11% về lượng và 35,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Trung Quốc đang dẫn đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay, với khối lượng đạt 785.807 tấn, trị giá 1,29 tỷ USD, tăng 19% về lượng và tăng 51,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016; chiếm tới 64% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.

Đứng thứ 2 là Malaysia chiếm 5,6% trong tổng lượng và chiếm 5,2% tổng kim ngạch, đạt 67.633 tấn, trị giá 104,93 triệu USD, giảm 27% về lượng và giảm 8,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016.

Tiếp sau là Ấn Độ đạt 47.137 tấn, trị giá 78,36 triệu USD, giảm 43,7% về lượng và giảm 30% về kim ngạch.

Riêng khối EU, xuất khẩu cao su sang thị trường này trong 11 tháng qua đạt 90.345 tấn, trị giá 154,88 triệu USD, tăng 14,8% về lượng và tăng mạnh 52,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy xuất khẩu cao su sang EU chỉ chiếm 7,4% trong tổng khối lượng và chiếm 7,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước, nhưng sắp tới, xuất khẩu cao su sang khu vực này sẽ gặp không ít khó khăn, vì EU vừa thông báo chính thức về việc đưa cao su thiên nhiên vào danh sách “hàng hóa nguyên liệu thô đặc biệt quan trọng” và nhấn mạnh sự cần thiết phải “đảm bảo nguồn cung an toàn, bền vững, giá cả phải chăng” cho ngành sản xuất công nghiệp tại EU.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), tuy Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên nhưng hàng năm các doanh nghiệp trong nước vẫn phải nhập khẩu một số loại cao su nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chế biến.

Phần lớn cao su nguyên liệu được nhập về để kinh doanh tạm nhập tái xuất và một phần đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất săm lốp ở Việt Nam.

Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong năm 2017 lên đến 559 ngàn tấn, trị giá 1,09 tỷ USD, tăng 28,5% về lượng và 59,1% về giá trị so với năm ngoái. Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong năm 2017 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Thái Lan chiếm 54,5% thị phần.

Đại diện một số doanh nghiệp cao su cho biết, do cơ cấu chủng loại cao su trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nên doanh nghiệp phải nhập khẩu để sản xuất – kinh doanh và xuất khẩu.

Ví dụ, lĩnh vực sản xuất vỏ xe, doanh nghiệp cần sử dụng chủng loại cao su SVR 20, RSS3… nhưng trong cơ cấu ngành cao su thiên nhiên Việt Nam thì những chủng loại này rất thấp. Ngược lại, chủng loại cao su SVL 3L trong cơ cấu ngành cao su thiên nhiên Việt Nam chiếm đến gần 50% thì nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước lại không có.

Do vậy, ngành cao su vẫn tồn tại một nghịch lý là xuất khẩu nhiều với giá trị thấp, nhưng lại tăng nhập khẩu cao su phục vụ chế biến sâu. Trong số cả triệu tấn mủ cao su/năm nhưng lượng hàng dùng chế biến sản phẩm cao su công nghiệp chỉ chiếm khoảng 20%.

Ngành công nghiệp chế biến cao su chỉ tập trung ở một số lĩnh vực như sản xuất săm lốp, linh kiện kỹ thuật, găng tay, sợi thun… và chưa sản xuất được cao su tổng hợp nên toàn bộ phải nhập khẩu, còn đối với sản phẩm cao su kỹ thuật cao, đòi hỏi đầu tư công nghệ hiện đại, ít có doanh nghiệp đủ tiềm lực tài chính để đầu tư.

Theo Vneconomy

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Xoài Cát Chu Cao Lãnh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Doanhnhanvietuc – Với quy trình trồng đảm bảo, trái xoài chín cho vị ngọt thanh, thịt dày, mùi thơm đặc trưng. Hiện nay, khoảng 80% xoài Cát Chu của các nhà vườn Cao Lãnh đã tiến ra các thị trường quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc… Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có chất đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho các loại cây ăn trái phát triển, đặc biệt là xoài. Một trong… Continue readingXoài Cát Chu Cao Lãnh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Vực dậy ngành ôtô: Không chỉ là ý chí của doanh nghiệp

Năm 2018, thời điểm thuế nhập khẩu ôtô sẽ về 0% từ các nước ASEAN đang đến gần, câu chuyện về tỷ lệ nội địa hóa ngành ôtô và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt lại càng trở nên nóng hơn. Dây chuyền lắp ráp ôtô du lịch tại nhà máy THACO (Khu kinh tế mở Chu Lai). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN) Tại sao sau 20 năm phát triển, công nghiệp ôtô của Việt… Continue readingVực dậy ngành ôtô: Không chỉ là ý chí của doanh nghiệp

Điều chưa từng có trong tiền lệ thương mại Việt Nam và chuyện Việt Nam dần “thoát” Trung, dịch chuyển nguồn nhập khẩu sang Hàn Quốc

Doanhnhanvietuc – Trong 6 tháng đầu năm, Hàn Quốc đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất Việt Nam. Đây là chuyện chưa có tiền lệ. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc nửa đầu năm 2016 đạt 6,6 tỷ USD, tăng 29,1%, trong đó, điện thoại và linh kiện tăng 29,6%; dệt, may tăng 22,5%. Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc đứng ở vị… Continue readingĐiều chưa từng có trong tiền lệ thương mại Việt Nam và chuyện Việt Nam dần “thoát” Trung, dịch chuyển nguồn nhập khẩu sang Hàn Quốc

Thái Lan xem xét việc nhập chôm chôm, na, khế, dứa, bưởi của Việt Nam

Thái Lan cho biết đang xem xét tích cực yêu cầu cấp phép nhập khẩu cho chôm chôm, dứa, na, khế và bưởi của Việt Nam. Đó là một trong những nội dung được đưa ra tại Tuyên bố chung trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Prayuth Chan-o-cha, Thủ tướng… Continue readingThái Lan xem xét việc nhập chôm chôm, na, khế, dứa, bưởi của Việt Nam

Muốn nhập khẩu ô tô, phải có cơ sở bảo hành?

Doanhnhanvietuc – Sau 2 bản dự thảo nhận được nhiều góp ý, Bộ Công thương vừa đưa ra bản dự thảo lần 3 về Nghị định Quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo Nghị định là doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện và được Bộ Công thương cấp Giấy phép… Continue readingMuốn nhập khẩu ô tô, phải có cơ sở bảo hành?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm