Bài phát biểu khiến NATO bất an của ông Trump

Saturday, 27/05/2017, 20:54 PM

Ông Trump đã khiến các đồng minh châu Âu bất an khi trách móc họ không đóng góp tài chính nhưng né tránh tái khẳng định cam kết phòng vệ tập thể với NATO.

bai-phat-bieu-khien-nato-bat-an-cua-ong-trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại trụ sở NATO ở Brussels. Ảnh: CNN

Trong bài phát biểu ngày 25/5 tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trách móc nặng nề các thành viên NATO vì đóng góp quá ít ỏi cho tổ chức. Các chuyên gia phân tích cho rằng bài phát biểu này cho thấy ông Trump chưa thực sự hiểu rõ cách thức hoạt động của NATO, có thể khiến các đồng minh châu Âu cảm thấy bất an và xa lánh Mỹ, theo CNN.

Cựu đại sứ Mỹ ở NATO Ivo Daalder cho rằng chuyến thăm này “là một sự kiện hoàn hảo để đưa ra một thông điệp thực sự đơn giản mà mọi tổng thống Mỹ đều muốn truyền đi ngay khi có cơ hội, rằng Mỹ giữ vững cam kết đối với quốc phòng của NATO”. Thế nhưng ông Trump đã không làm điều đó.

“23 trong số 28 quốc gia thành viên vẫn chưa thực hiện phần đóng góp tài chính của mình”, ông Trump tuyên bố, trong lúc các lãnh đạo NATO thể hiện sự bất an trên khuôn mặt khi đứng sau ông. “Điều này là không công bằng cho người dân và người đóng thuế Mỹ”.

Các chuyên gia cho rằng lời trách móc này cho thấy ông Trump đang hiểu lầm về cách thức hệ thống tài chính của NATO hoạt động. Liên minh do NATO chỉ huy đã tích cực gửi quân hỗ trợ Mỹ trong cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq, khiến hơn 3.000 binh sĩ NATO thiệt mạng. Đây được coi là những đóng góp khó có thể tính bằng tiền.

“Suy nghĩ cho rằng các nước NATO nợ tiền là hoàn toàn sai lầm”, Jeff Rathke, phó giám đốc Chương trình châu Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, nói. Các thành viên cam kết chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng ngay tại nước họ, một mục tiêu chỉ có 5 thành viên NATO hiện nay đáp ứng. Họ không bị bắt buộc đóng khoản tiền này cho một quỹ trung tâm nào.

“Bất cứ ai có hiểu biết về NATO đều nhận thức được rằng các thành viên NATO không có những khoản nợ như vậy”, Rathke nhấn mạnh.

Daalder, hiện là chủ tịch Hội đồng Chicago về các Vấn đề Toàn cầu, đánh giá Tổng thống Mỹ Trump dường như nhìn nhận mối quan hệ đồng minh NATO dựa trên các điều khoản kinh tế hoặc giao dịch kinh doanh.

“Vấn đề không nằm ở chi tiêu quốc phòng mà là đoàn kết và an ninh được xây dựng nên từ chi tiêu quốc phòng”, Daalder nói.

Phớt lờ cam kết bảo vệ đồng minh

bai-phat-bieu-khien-nato-bat-an-cua-ong-trump-1

Lãnh đạo các nước NATO theo dõi bài phát biểu của ông Trump. Ảnh: AP

Trong bài phát biểu đầu tiên khi tới thăm trụ sở NATO kể từ khi nhậm chức này, ông Trump cũng không hề đả động gì đến Điều 5 Hiến chương NATO, trong đó yêu cầu các nước trong khối phải bảo vệ lẫn nhau khi một thành viên bị tấn công.

Theo Nick Burns, cựu đại sứ Mỹ tại NATO dưới thời tổng thống Mỹ George W. Bush, ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên, kể từ thời điểm NATO thành lập tới nay, không tái khẳng định cam kết phòng vệ tập thể, một nguyên tắc giúp kết nối quan hệ đồng minh trong khối được quy định trong Điều 5.

Trump không chỉ “phớt lờ thỏa thuận về phòng vệ tập thể, vốn là phần quan trọng nhất của NATO”, Rathke nói. “Tổng thống Mỹ đòi hỏi các nguồn tài chính nhưng lại không khẳng định cam kết với NATO. Không có củ cà rốt nào cả, chỉ toàn gậy. Điều ấy sẽ làm suy yếu niềm tin về cam kết của Mỹ với NATO”, Rathke nhận xét.

“Đó không phải cách hiệu quả để thuyết phục các nước NATO rằng họ nên chi thêm tiền, đặc biệt khi những quốc gia này là những đồng minh đã gửi quân chiến đấu và hy sinh vì Mỹ”, Daalder khẳng định.

Cựu đại sứ Burns cũng tán đồng ý kiến trên. “Mọi tổng thống Mỹ đều tái khẳng định phòng vệ tập thể với NATO và hôm nay là ngày để Trump làm điều đó. Người châu Âu mong chờ lời tái khẳng định này và ông ấy đã không làm vậy. Đây không phải cách mà bạn lãnh đạo một mối quan hệ đồng minh. Thỉnh thoảng bạn cũng phải tỏ thái độ ‘thương cho roi cho vọt’. Nhưng hôm nay là cơ hội lớn, vậy mà ông ấy lại bỏ qua”, Burns nhấn mạnh.

Burns cho biết ông cảm thấy “sửng sốt” trước bài phát biểu ông Trump đưa ra. “Nó thực sự gây thất vọng. Tôi ủng hộ ông ấy yêu cầu các đồng minh chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng. Nhưng yêu cầu đó phải đúng lúc, đúng chỗ. Và đây là thời điểm không phù hợp. Bài phát biểu quở trách của ông ấy đã sai về giọng điệu và sai luôn cả thời điểm”, Burns nói và thêm rằng nó có thể gây phương hại cho vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khối NATO.

Các nước khác “đang tìm kiếm một cam kết siết chặt quan hệ đồng minh và họ không nhận được điều đó”, Burns nhận xét.

“NATO mong muốn Tổng thống Mỹ dẫn dắt khối đồng minh NATO… nhưng ông Trump không hiểu điều đó. Giờ đây, mọi người sẽ nghĩ rằng Angela Merkel mới là lãnh đạo của phương Tây”, Burns bình luận.

“Về mặt ngoại giao, nếu đánh giá một cách tích cực nhất, bài phát biểu này là lạc lõng, còn tệ hơn nữa là sự xúc phạm”, Rathke kết luận.

Theo vnexpress

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Không phải Trung Quốc hay Mexico, đây mới là kẻ thù thực sự của ông Trump

“Nếu bạn ngăn chặn các thỏa thuận thương mại như hiện nay thì một số nhà máy sản xuất sẽ quay trở lại Mỹ nhưng việc làm thì không quay trở lại với người lao động mà sẽ được ưu tiên cho robot”, giáo sư Daron Acemogul của trường đại học MIT cho biết. Những động thái gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump như hạn chế lao động nhập cư hay rút khỏi… Continue readingKhông phải Trung Quốc hay Mexico, đây mới là kẻ thù thực sự của ông Trump

Tổng thống Trump sẽ thăm một loạt nước châu Á trong tháng 11

Ông Trump nói chuyến thăm châu Á sẽ diễn ra “vào một khoảng thời gian nào đó trong tháng 11”… Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/9 tuyên bố sẽ thăm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc trong tháng 11, và các trạm dừng chân trong chuyến công du châu Á này của ông còn có thể bao gồm Việt Nam và Philippines. Theo hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo, phát biểu trước các… Continue readingTổng thống Trump sẽ thăm một loạt nước châu Á trong tháng 11

Big Data đã giúp Trump chiến thắng trong cuộc Bầu cử Mỹ

Tờ Das Magazin, Thụy sĩ xuất bản bằng tiếng Đức một cuộc điều tra về cách thức mà các nhà khoa học về dữ liệu (data scientist) kết hợp các công ty phân tích dữ liệu lớn (data analytics) sử dụng công nghệ quảng cáo tùy biến theo cá nhân trên Facebook gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Nhiều nhà báo trên thế giới đã gọi bài báo điều tra… Continue readingBig Data đã giúp Trump chiến thắng trong cuộc Bầu cử Mỹ

IMF không tin Tổng thống Trump có thể cải tổ thuế

IMF dự báo người đứng đầu Nhà Trắng sẽ không thực hiện được lời hứa cải tổ luật thuế Mỹ trong năm nay hoặc năm tới… Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ra thiếu niềm tin vào kế hoạch cải tổ thuế lớn nhất 3 thập kỷ mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mới đây, theo hãng tin CNN. Trong một báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất ra… Continue readingIMF không tin Tổng thống Trump có thể cải tổ thuế

Công dân Úc đang bị hạn chế nhập cảnh vào Mỹ từ khi D.Trump lên nắm quyền

Kể từ khi Donald Trump trở thành tổng thống, Mỹ đang thắt chặt biên giới của mình bằng hệ thống thị thực mới cấm người Úc làm việc tại đây. – Cụ thể, chương trình visa J-1 đang được xem xét và người nước ngoài, trong số đó có người Úc sẽ không đượccấp visa dạng vừa làm vừa du lịch như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên giữ trẻ, cố vấn trại hè, thực… Continue readingCông dân Úc đang bị hạn chế nhập cảnh vào Mỹ từ khi D.Trump lên nắm quyền

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm