Các hiệp định thương mại tự do ảnh hưởng tới ngành bia Việt Nam như thế nào?

Wednesday, 30/08/2017, 00:39 AM

Các hiệp định thương mại tự do không chỉ giúp hạ chi phí đầu vào sản xuất của ngành bia mà còn biến Việt Nam trở thành bàn đạp bành trướng khu vực Đông Nam Á, châu Á- Thái Bình Dương của các hãng bia ngoại.

Các hiệp định thương mại tự do ảnh hưởng tới ngành bia Việt Nam như thế nào?

Nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy những giọt bia đầu tiên trên thế giới xuất hiện từ khoảng 7000 năm về trước và ngày càng trở nên phổ biến tại các khu vực có khí hậu thích hợp cho việc trồng ngũ cốc. Sở dĩ như vậy bởi đầu vào của chuỗi giá trị ngành bia cần các nguyên liệu cơ bản là: malt, hoa bia và ngũ cốc. Ba nguyên liệu chính này tuy chỉ chiếm gần 20% COGS nhưng đóng vai trò quyết định đối với chất lượng và hương vị bia thành phẩm.

Hiện tại ở Việt Nam do ngành sản xuất các nguyên liệu này trong nước chưa phát triển, các doanh nghiệp bia nội địa phải nhập khẩu phần lớn malt, hoa bia và men bia từ các nguồn cung nước ngoài.

Theo tính toán của công ty chứng khoán FPT, với việc phải nhập khẩu gần như 100% nguyên liệu đầu vào, tỷ trọng các nguyên liệu này trong COGS của các hãng bia tại Việt Nam lớn hơn con số chung của thế giới rất nhiều (từ 70-90%). Đặc biệt là malt chiếm 33% cơ cấu giá vốn. Hoa bia tuy chỉ chiếm 2% COGS nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng quyết định hương vị bia. Riêng gạo, loại nguyên liệu có sẵn trong nước, là loại ngũ cốc thay thế được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất bia tại Việt Nam, chiếm đến 6% COGS.

Với đặc thù ngành bia trong nước nhập khẩu gần như 100% nguyên liệu đầu vào, các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là với các nước châu Âu, Úc, Trung Quốc đã giúp giảm thuế nhập khẩu của các mặt hàng malt, hoa bia, men bia từ các quốc gia cùng ký kết hiệp định.

Tổng hợp của FPTS cho thấy hiện có 8 hiệp định thương mai tự do ảnh hướng tới ngành bia Việt Nam như sau:


Nguồn: FPTS.

Nguồn: FPTS.

Theo như Thông tư số 164/2013/TT-BTC Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, thuế suất nhập khẩu của malt, hoa bia và men bia lần lượt là 5%, 5% và 7%.

Với các hiệp định TMTD kể trên, thuế suất nhập khẩu nguyên liệu cho ngành bia đã được giảm xuống đáng kể, với mức thấp nhất là 0%, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước nhập được nguyên liệu với giá thấp hơn, giảm thiểu được chi phí trong khâu đầu vào.


Nguồn: FPTS.

Nguồn: FPTS.

Thế nhưng tự do hóa thương mại cũng mang lại nhiều thách thức mới cho các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước. Cụ thể, khi các FTA được ký kết và các hàng rào bảo hộ được gỡ bỏ, Việt Nam, với lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, chi phí sản xuất và nhân công thấp, trở nên vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đổ vào trong nước.

Điều này tạo áp lực cạnh tranh gay gắt lên các doanh nghiệp bia nội địa, có phần thua kém hơn về năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ sản xuất… so với các hãng bia khác như Heineken, Carlsberg, AB-Inbev…

Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu bia vào Việt Nam cũng được cắt giảm thông qua một số FTA xuống chỉ còn 5%. Sắp tới đây, theo cam kết trong Hiệp định TMTD Việt Nam – EU (28) dự kiến có hiệu lực trong năm 2018, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan (thuế nhập khẩu còn 0%) theo lộ trình 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bia nhập khẩu sẽ đổ bộ mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam trong những năm sắp tới, đặc biệt là các loại bia từ thị trường EU, gia tăng thêm áp lực cạnh tranh cả về chủng loại và chất lượng sản phẩm cho ngành.


Nguồn: FPTS.

Nguồn: FPTS.

Hoạt động xuất khẩu bia của Việt Nam cũng sẽ có cơ hội phát triển, đặc biệt là sang thị trường các nước ASEAN, Trung Quốc ( với thuế suất nhập khẩu 5%) và châu Âu (nhờ vào hiệp định EVFTA, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU được sự kiến sẽ tăng khoảng 10% đến năm 2025).

Điều này càng khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn trong mắt các hãng bia ngoại không chỉ bởi tiêu thụ nội địa mà còn là bàn đạp để phát triển và bành trướng ra toàn khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương.

Theo nhipsongkinhte

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Cần xóa bỏ sự phân biệt DNNN, DN tư nhân

Cụm từ DN nhà nước và DN tư nhân hiện nay ở nhiều chính sách đã tạo ra sự phân biệt trong đầu tư, sản xuất. Để xóa bỏ sự phân biệt này cần rà soát, sửa đổi chính sách để tạo sự công bằng giữa các DN. Ông Lê Văn Hiểu. SỰ KIỆN: Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp toàn quốc Doanh nghiệp lớn, nhỏ đều… Continue readingCần xóa bỏ sự phân biệt DNNN, DN tư nhân

Chỉ số này cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục thăng hoa, vượt Thái Lan, Philippines và Malaysia

Báo cáo mới nhất của Nikkei cho biết lĩnh vực sản xuất của Việt Nam kết thúc quý I/2017 với kết quả tích cực, chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI đã tăng từ mức 54,2 điểm hồi tháng 2 lên 54,6 điểm trong tháng 3, cao nhất trong 22 tháng và dẫn đầu Đông Nam Á. Cụ thể, chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 3 là 54,6 điểm, vượt qua các… Continue readingChỉ số này cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục thăng hoa, vượt Thái Lan, Philippines và Malaysia

Tăng trưởng GDP dưới góc nhìn sử dụng

Tăng trưởng kinh tế được xét ở các góc độ khác nhau, không chỉ ở góc độ sản xuất, mà cả ở góc độ sử dụng GDP… Các thông tin về tích lũy tài sản trong 9 tháng đầu năm 2017 cho biết: tốc độ tăng của tích lũy tài sản đều cao hơn tốc độ tăng của GDP (9,8% so với 6,41%). Tăng trưởng kinh tế được xét ở các góc độ khác nhau,… Continue readingTăng trưởng GDP dưới góc nhìn sử dụng

Sắp ra điều kiện mới về sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu ôtô

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, sắp tới đây Chính phủ sẽ ban hành điều kiện mới về sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, và nhập khẩu ôtô, cũng như điều kiện về các Trung tâm bảo hành, bảo dưỡng ôtô ở Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải (trái). Thông tin này được ông Đỗ Thắng Hải cung cấp trong buổi Họp báo tại Ban Kinh tế… Continue readingSắp ra điều kiện mới về sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu ôtô

Một hiệp định thương mại có các thành viên chiếm 1/3 GDP toàn cầu vừa được chốt

Doanhnhanvietuc – Đã trải qua 4 năm đàm phán, hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Nhật Bản và EU cuối cùng đã được chốt vài tháng sau khi ông Trump lên nắm quyền và ngay lập tức rút Mỹ ra khỏi TPP đồng thời khiến các cuộc đàm phán với EU rơi vào bế tắc. Hôm 6/7, Nhật Bản và Liên minh châu Âu cuối cùng đã đạt được thỏa thuận lịch sử về… Continue readingMột hiệp định thương mại có các thành viên chiếm 1/3 GDP toàn cầu vừa được chốt

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm