Chuyên gia chỉ ra điểm bất thường của xây dựng đường cao tốc Việt Nam

Friday, 16/06/2017, 11:35 AM

Doanhnhanvietuc – Không đồng tình với ý kiến so sánh chi phí làm đường cao tốc bình quân của Việt Nam với các nước như Mỹ, Trung Quốc, chuyên gia giao thông Phạm Sanh chỉ ra một điểm bất thường khác mà theo ông là đáng quan tâm hơn.

Bộ Giao thông Vận tải cho biết Dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 1.622 km, hiện đã đưa vào khai thác, triển khai thi công một số đoạn nên còn 1.372 km cần xây dựng.

Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án 312.435 tỷ đồng, được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 (từ nay đến 2025) và giai đoạn 2 (sau 2025). Quy mô xây dựng là 4 – 6 làn xe, tốc độ 80 – 120 km/h, chia làm 20 dự án thành phần.

Với số liệu này, nhiều người tính ra chi phí trung bình đầu tư xây dựng 1 km đường bộ cao tốc Bắc – Nam rơi vào khoảng hơn 10 triệu USD.

“Tại sao Trung Quốc cũng có những đặc điểm tương đồng như chúng ta mà chi phí làm đường cao tốc của họ chỉ là 5 triệu USD/km. Mỹ và các nước châu Âu cũng chỉ 3- 4 triệu/km, còn ở ta lại lên đến 10 – 12 triệu USD/km?”, chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược từng nêu vấn đề này với báo chí.

Ông Lược cũng chỉ ra đoạn đường cao tốc Bến Lức – Long Thành có suất đầu tư bình quân lên tới 25,8 triệu USD/km, tương đương 554 tỷ đồng. So sánh thì đây là mức đầu tư cao kỷ lục so với các tuyến đường cao tốc khác trên thế giới.

Trước đó, hồi tháng 3, GS. Đại học Harvard David Dapice đã thốt lên: “Giá làm 1 km đường ở Việt Nam quá cao so so với Mỹ”.

Tuy nhiên, khi trao đổi vấn đề này chuyên gia giao thông Phạm Sanh, ông bày tỏ quan điểm không đồng tình với ý kiến trên.

“Con số 10 triệu USD chỉ là chia đều bình quân thôi, chứ thực ra từng đoạn một có suất đầu tư khác nhau”, ông nói.

Ông Sanh cho biết suất đầu tư đường cao tốc trên thế giới chưa nước nào đưa ra được. Nếu so sánh nước này với nước khác là sự khập khiễng, vì thế giới không đưa ra được suất đầu tư chung.

Bên cạnh đó, đường cao tốc là một loại đường giao thông đặc biệt, kỹ thuật cao, phải tính toán kỹ trên từng đoạn đường, chứ không thể cao bằng, chia chung.

Do đó, theo quan điểm của ông Sanh, con số 10 triệu USD/km chỉ nên là tham khảo, chứ không nên coi đó là mức để so sánh chi phí đắt hay rẻ với các nước như Mỹ, Trung Quốc.

“Nếu muốn so sánh, phải so sánh về làn xe, tiêu chuẩn kỹ thuật và tiện nghi vì ở các nước, vấn đề địa chất khác nhau, thuỷ văn khác nhau, giải toả đường bộ khác nhau”, ông Sanh nói.

Theo ông, hiện đường cao tốc của Việt Nam vẫn chỉ trong khoảng từ 4 – 6 làn xe. Một số đường cao tốc phía Bắc chỉ có 2 làn xe như một đoạn đường thuộc tuyến Hà Nội – Lào Cai. Trong khi đó, trên thế giới, chỉ có Nhật là đang có đường cao tốc 2 làn xe, nhưng cũng chỉ là những đoạn ngắn, ở nông thôn, rồi sau đó lại tiếp tục mở rộng thành 4 – 6 làn. “Còn trên thế giới, thường là 6 – 12 làn”, ông Sanh nói.

Tuy nhiên, chuyên gia Phạm Sanh lại chỉ ra một điểm bất thường khác trong vấn đề làm cao tốc Việt Nam, đó là “chi phí làm đường sau cao hơn đường trước”.

Cụ thể, ông dẫn ra đường TP. HCM – Trung Lương có giá khoảng 10.000 tỷ đồng tuy nhiên, đến đoạn TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, nhưng đã tăng vọt lên thành 20.000 tỷ đồng và đến đoạn Bến Lứt – Long Thành thì trên 30.000 tỷ. Tất cả những đoạn đường này đều có độ dài tương đương.

“Điểm bất thường ở đây là đường sau chi phí cao hơn đường trước, không ai kiểm soát được, không ai nói được là nó đúng hay sai rồi quyết toán như thế nào…”, ông Sanh nói.

“Thực tế là chúng ta đang đầu tư công không hiệu quả. Còn bảo chi phí đắt hơn các nước khác là không chính xác. Vì không hiệu quả, suất đầu tư càng lúc càng cao, kéo theo chi phí đường bộ cao, khiến mất đi tính hiệu quả của giao thông trong nền kinh tế quốc dân”, ông nhận xét thêm.

Thực tế, từ tháng 10/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu rà soát, điều chỉnh hệ thống mức dự toán và chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông. Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn một số dự án đầu tư xây dựng đường bộ, tổ chức thi công thí điểm một km đường.

Đến tháng 2/2017, Chính phủ lại một lần nữa “đốc thúc” Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn một số dự án đường bộ, tổ chức thi công thí điểm một km đường, làm cơ sở rà soát, điều chỉnh định mức dự toán và chi phí đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, đến nay các bộ, ngành vẫn chưa có báo cáo một cách cụ thể về vấn đề trên.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

TP.HCM kiên quyết không cấp phép xây cao ốc ở những trục đường hay ùn tắc

Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ngành phối hợp kiểm tra, không cấp phép xây dựng các dự án cao tầng có dân cư đông tại các khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông. Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo an toàn an toàn giao thông trên địa bàn TP trong 7 tháng đầu năm và phương… Continue readingTP.HCM kiên quyết không cấp phép xây cao ốc ở những trục đường hay ùn tắc

Chuyên gia hàng không nói gì về việc nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất nhưng không cần tốn nhiều tiền?

Nếu đổi mới quy trình, áp dụng đồng bộ khoa học công nghệ mới để năng cao năng lực tổ chức, quản lý, điều hành, hiệp đồng phối hợp khai thác,… công suất sân bay Tân Sơn Nhất có thể nâng lên nhưng không tốn nhiều tiền. Ông Lương Hoài Nam (nguyên Tổng giám đốc Jetstar) cho rằng, mỗi 2 phút lại có một chuyến bay cất, hạ cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất.… Continue readingChuyên gia hàng không nói gì về việc nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất nhưng không cần tốn nhiều tiền?

TPHCM Tháo gỡ vướng mắc trong cấp phép xây dựng

Doanhnhanvietuc – UBND TP đã giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc tiếp tục phối hợp với UBND quận-huyện đánh giá việc thực hiện quy hoạch hiện nay của các địa phương. Thành phố cũng đề xuất điều chỉnh những khu vực quy hoạch không khả thi, còn vướng mắc ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân tại khu vực thuộc các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch phân… Continue readingTPHCM Tháo gỡ vướng mắc trong cấp phép xây dựng

Ông Nguyễn Bá Dương-Chủ tịch Coteccons: “Chúng tôi đang nghiên cứu hợp tác với Vingroup làm nhà 700 triệu”

Căn hộ có giá từ 700 triệu đồng, tôi nghĩ có thể làm được. Thực ra chỉ cần làm căn hộ 40m2 vẫn có thể bán được. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng CotecCons trong một buổi tiếp xúc với các nhà đầu tư và báo giới gần đây. Coteccons là một trong những đơn vị nhà thầu xây dựng uy tín và… Continue readingÔng Nguyễn Bá Dương-Chủ tịch Coteccons: “Chúng tôi đang nghiên cứu hợp tác với Vingroup làm nhà 700 triệu”

Đánh thuế căn nhà thứ 2: Cần áp dụng thuế suất bậc thang tùy theo số lượng và giá trị tài sản

Cho rằng chính sách thuế tài sản hiện chưa phù hợp, Bộ Tài chính một lần nữa đề xuất Luật thuế tài sản, trong đó nhắm tới những loại tài sản lớn như nhà, đất. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên thận trọng khi áp dụng sắc thuế này. Theo Bộ Tài chính, hiện có nhiều khoản thu liên quan đến bất động sản thông qua các chính sách thuế, phí và lệ… Continue readingĐánh thuế căn nhà thứ 2: Cần áp dụng thuế suất bậc thang tùy theo số lượng và giá trị tài sản

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm