COVID-19 là “cơ hội vàng” để nước Úc thay đổi nhận thức và hành động về biến đổi khí hậu

Monday, 13/04/2020, 15:04 PM

Các chuyên gia khí hậu cho biết cách mà Úc lựa chọn để tái thiết nền kinh tế sau đại dịch sẽ quyết định tình trạng biến đổi khí hậu quốc gia. Có nhiều điểm tương đồng giữa đại dịch COVID-19 và tình trạng biến đổi khí hậu, và chính những điểm tương đồng này có thể là chìa khóa để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.

Học sinh biểu tình tại Sydney trong ngày Hành động quốc gia chống biến đổi khí hậu.

Nguồn ảnh: AAP

Giáo sư Matthew England, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu của Đại học New South Wales (UNSW) cho biết hành động sớm, lắng nghe lời khuyên của chuyên gia và thích ứng là mấu chốt giải quyết cả hai cuộc khủng hoảng.

Những tư vấn khoa học bị bỏ qua

Đánh giá về việc kiểm soát dịch bệnh Corona, giáo sư England nhận định những quốc gia không cân nhắc lời khuyên của các nhà khoa học chính là những nước đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Với vấn đề biến đổi khí hậu cũng vậy. Các chuyên gia khí hậu đã công bố nhiều báo cáo khoa học suốt ba hoặc bốn thập kỷ qua, nhưng những cảnh báo đang bị phớt lờ. Ông England cho rằng COVID-19 là một lời cảnh tỉnh cho những gì sẽ xảy ra nếu con người bỏ qua những tư vấn khoa họcghiên cứu Biến đổi Khí hậu, UNSW.

Giáo sư Matthew England, thuộc Trung tâm NNguồn ảnh: UNSW

Lượng phát thải toàn cầu đã giảm đáng kể khi những khuyến cáo không ra khỏi nhà được thực hiện trên khắp thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ trước ảnh hưởng của dịch bệnh. Riêng Trung Quốc đã ghi nhận mức giảm phát thải 25% trong quý đầu tiên của năm 2020. Chất lượng không khí và nước nhờ đó được cải thiện. Nước Úc cần nhận ra cơ hội từ COVID-19 để tái thiết nền kinh tế theo hướng phát thải thấp, thân thiện với môi trường hơn.

Los Angeles ghi nhận chất lượng không khí tốt trong khoảng thời gian dài nhất kể từ năm 1996

Nguồn ảnh: Ted Soqui/ Sipa Hoa Kỳ

Phản ứng tức thời

Nếu như COVID-19 đã gây ra ít nhất 90.000 ca tử vong trên toàn cầu, thì biến đổi khí hậu có thể cướp đi tới 250.000 sinh mạng mỗi năm tính tới năm 2030. Đây là cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Giáo sư Mark Howden, Giám đốc Viện Biến đổi Khí hậu, cho rằng con người thường tập trung vào các hiểm họa ngắn hạn hơn là dài hạn. Điều khác biệt giữa virus Corona và biến đối khí hậu là nó dẫn đến phản ứng tức thời “chiến hay chạy” – một loại phản ứng xảy ra khi có cảm nhận về một mối đe dọa, hay nguy hiểm đến sự sống còn, thay vì phản ứng theo cách lên kế hoạch hay vạch ra chiến lược.

Giáo sư Mark Howden, Giám đốc Viện Biến đổi Khí hậu

Nguồn ảnh: ANU

Giáo sư Howden dự tính lượng khí thải carbon của Úc sẽ giảm khoảng 5% do COVID-19. Trước đây, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, lượng khí thải của Úc đã sụt giảm với mức tương tự, nhưng rồi lại trở về mức bình thường chỉ sau hai năm. Lý do đơn giản là vì trong thời kỳ khủng hoảng có ít hoạt động kinh tế hơn được duy trì và khí thải thì có mối liên kết chặt chẽ với GDP. Do đó, thách thức lớn sẽ ở phía trước khi dịch bệnh kết thúc.

Không giống như cuộc suy thoái kinh tế 2009, đây là một cuộc khủng hoảng kép sức khỏe – kinh tế và chỉ có thể ngăn chặn được bằng một nỗ lực toàn diện. Virus Corona đã khiến các chính phủ phải bỏ qua các hệ tư tưởng thông thường trước đây và buộc phải đưa ra những phản ứng rất thực dụng. Giáo sư Howden cho rằng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cần sự thay đổi này – cần có sự chuyển đổi từ ý thức sang hành động, từ kế hoạch sang ứng phó dựa trên các bằng chứng và thông tin khoa học.

Nguồn tin:

https://www.sbs.com.au/news/climate-scientists-say-coronavirus-could-be-australia-s-golden-opportunity

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm