Gạo Việt Nam có cơ hội thắng lớn

Friday, 01/03/2024, 04:02 AM

Thị trường gạo dự kiến sẽ tiếp tục thắt chặt vào đầu năm do các hạn chế xuất khẩu đang diễn ra của Ấn Độ. Sự khởi đầu của El Nino và tác động tiềm tàng của hiện tượng thời tiết này đối với các khu vực trồng lúa chính đã làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung. Như vậy, cơ hội là rất lớn cho ngành và doanh nghiệp Viêt Nam, song cơ hội luôn song hành cùng thách thức.

Việt Nam là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.

Cơ hội đi kèm thách thức

Thông tin tại Hội nghị giao ban với Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Công Thương tổ chức ngày 29/2, ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, giữa bối cảnh theo nhiều chuyên gia dự báo tình hình thế giới vẫn sẽ có nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu gạo đã có những tín hiệu lạc quan ngay từ những tháng đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 1/2024 đã đạt 362 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, theo nhiều dự báo, giá gạo sẽ còn tăng trong năm 2024 do nguồn cung bị thắt chặt. Theo đó, thị trường gạo dự kiến sẽ tiếp tục thắt chặt vào đầu năm do các hạn chế xuất khẩu đang diễn ra của Ấn Độ. Sự khởi đầu của El Nino và tác động tiềm tàng của hiện tượng thời tiết này đối với các khu vực trồng lúa chính đã làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung. Như vậy, cơ hội là rất lớn cho ngành và doanh nghiệp Việt Nam, song cơ hội luôn song hành cùng thách thức.

Cục Xuất nhập khẩu thông tin, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nguồn cung gạo trên thị trường thương mại toàn cầu được dự báo giảm. Cùng với đó, nguồn cung gạo toàn cầu được dự báo sẽ không còn dồi dào khi nguồn cung chính chiếm tới 40% sản lượng toàn cầu là Ấn Độ sẽ giảm 4 triệu tấn so với niên vụ trước, chỉ còn 132 triệu tấn; các thị trường khác như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia,… cũng được dự báo giảm sản lượng do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu.

Tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2023-2024 được dự báo ở mức 167,2 triệu tấn, giảm 8,6 triệu tấn so với niên vụ trước và là lượng tồn kho thấp nhất trong 6 niên vụ trở lại đây.

Tuy nhiên, tín hiệu khả quan trong dự báo nhập khẩu vẫn xuất hiện tại các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Indonesia, Philippines; các thị trường Việt Nam có lợi thế với các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết như: khối EU, Hàn Quốc, Nhật Bản; các thị trường phát triển có nhiều tiềm năng như Hoa Kỳ hay các quốc gia Trung Đông.

Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Thành Huân, Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang cho biết, riêng mặt hàng gạo, các doanh nghiệp của tỉnh đã xuất đến 60 thị trường khác nhau trên thế giới, đạt gần 580 nghìn tấn, tương đương 339 triệu USD; so với cùng kỳ tăng trên 9% về sản lượng và tăng gần 16% về kim ngạch. Thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất là thị trường châu Á (Trung Quốc, Malaysia, Singapore,…), châu Phi (Ghana…), châu Âu (Pháp, Đức, Bồ Đào Nha,…), châu Mỹ (Mỹ, Brazil,…) và châu Đại Dương..

Năm 2024, An Giang ước tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 1,41 tỷ USD, tăng 2,6% so cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,185 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 225 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ. Riêng mặt hàng Gạo ước kim ngạch xuất khẩu năm 2024 xuất khẩu đạt 325 triệu USD; tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Để đạt mục tiêu, theo ông Nguyễn Thành Huân cho rằng cần lập kênh thông tin nhanh về nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước. Qua đó, thông tin đến các doanh nghiệp để chủ động về giá trong đàm phán xuất khẩu ở thời điểm và cả hợp đồng tương lai.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thành Huân thông tin hiện nay tỉnh An Giang đang cùng với doanh nghiệp của tỉnh, triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Sau khi có sản phẩm gạo thương hiệu, đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ An Giang đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, góp phần tăng giá trị cho sản phẩm gạo của tỉnh.

Cần đảm bảo chất lượng ổn định

Tại hội nghị, các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp ngành gạo đã tích cực chia sẻ thông tin, đề xuất các giải pháp trong công tác phát triển thị trường, xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực, hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành gạo khai thác đa dạng các thị trường xuất khẩu cũng như xây dựng, nâng cao vị thế thương hiệu ngành gạo.

Đánh giá về gạo Việt Nam tại thị trường quốc tế, ông Phùng Văn Thành, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Philippines cho biết, với lượng gạo nhập khẩu hàng năm trung bình chiếm khoảng 85% trong tổng lượng gạo nhập khẩu, đối với Philippines, gạo của Việt Nam không chỉ là mặt hàng nhập khẩu thông thường phục vụ tiêu dùng, mà còn là mặt hàng quan trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, ổn định kinh tế vĩ mô.

Từ thực tiễn thị trường, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho rằng năm 2024, nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines vẫn ở mức cao, dự kiến khoảng từ trên 3,5 triệu đến 3,8 triệu tấn.

Năm 2024 sẽ tiếp tục có nhiều biến động khó dự báo, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, việc Trung Quốc và Indonesia gia tăng nhập khẩu gạo đã tạo nhiều cơ hội hơn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, Philippines trong những năm gần đây luôn là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam, vì vậy, thương vụ kiến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước, bên cạnh tranh thủ những cơ hội mới ở những thị trường mới, phải luôn quan tâm duy trì đảm bảo vị thế số 1 xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines. Bởi hiện nay, Thái Lan cũng đang tìm cách gia tăng sản lượng, thị phần xuất khẩu gạo vào Philippines và cạnh tranh với gạo của Việt Nam.

Đại diện thương vụ cũng khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần tiếp tục phối hợp tốt với Bộ Công Thương, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Philippines để triển khai các chương trình xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm gạo của Việt Nam.

Cần tiếp tục giữ vững và đảm bảo chất lượng gạo ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm gạo xuất khẩu qua đó góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng gạo vào thị trường Philippines.

Bên cạnh đó đa dạng các mặt hàng gạo xuất khẩu, không chỉ quá tập trung vào các sản phẩm gạo có chất lượng cao phục vụ cho người có thu nhập cao, mà còn cần khai thác tiềm năng của các loại gạo chất lượng trung bình, chất lượng thấp hơn để phục vụ cho một số lượng lớn người dân có thu nhập trung bình và thấp.

Đồng thời, chủ động tìm kiếm đối tác, mở rộng bạn hàng, tăng cường quan hệ và gìn giữ uy tín trong kinh doanh với các đối tác, bạn hàng, xây dựng các mối quan hệ bạn hàng truyền thống và bền vững.

Nguồn: haiquanonline.com.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Kết nối thương mại, quảng bá thực phẩm hữu cơ Việt Nam tại Australia

Từ 18-25/3, 19 doanh nghiệp, hợp tác xã, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam và các tổ chức đào tạo nông nghiệp hữu cơ sẽ sang Australia để kết nối thương mại, quảng bá thực phẩm hữu cơ của Việt Nam. Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, từ ngày 18-25/3, đoàn gồm 19 doanh nghiệp, hợp tác xã, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) và các tổ chức đào tạo… Continue readingKết nối thương mại, quảng bá thực phẩm hữu cơ Việt Nam tại Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp một số tập đoàn lớn tại Australia

Chiều 8/3 (giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Australia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp một số lãnh đạo tập đoàn lớn tại Australia. Tại buổi Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yi-Hua Lu, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Công ty Corio thuộc tập đoàn Macquarie, lãnh đạo Công ty Corio trình bày kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam; quan tâm nghiên cứu để đầu tư… Continue readingThủ tướng Phạm Minh Chính tiếp một số tập đoàn lớn tại Australia

Dư địa hợp tác thương mại, công nghiệp Việt Nam-Australia rất lớn

Hai nền kinh tế Việt Nam và Australia có sự bổ sung cao, trong đó Việt Nam mạnh về đồ điện tử, máy móc, dệt may, giày dép; Australia có nhiều tài nguyên, nhiên liệu chất lượng cao, thế mạnh về nông sản xuất khẩu, phát triển năng lượng,… Ngày 5/3, trong chương trình tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia, Thủ tướng… Continue readingDư địa hợp tác thương mại, công nghiệp Việt Nam-Australia rất lớn

Thương mại song phương Việt Nam và Australia tăng trưởng tích cực

Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Australia trong tháng 1/2024 đạt 1,25 tỷ USD, tăng 43,4% so với cùng kỳ năm 2023. Theo số liệu Thương vụ Việt Nam tại Australia tổng hợp được từ thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Australia trong tháng 1/2024 đạt 1,25 tỷ USD, tăng 43,4% so với cùng kỳ năm… Continue readingThương mại song phương Việt Nam và Australia tăng trưởng tích cực

Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa, gạo bền vững

Ngày 2/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới. Nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo lành mạnh, minh bạch, hướng đến phát triển ngành lúa gạo bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, địa… Continue readingChỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa, gạo bền vững

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm