Gỡ khó cho doanh nghiệp vào TP HCM

Monday, 11/12/2017, 17:09 PM

Doanhnhanvietuc – TP HCM mong muốn kết nối với các địa phương thành một chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến phân phối, tạo mọi thuận lợi để đưa hoạt động kết nối cung cầu của doanh nghiệp đi vào chiều sâu

Gỡ khó cho doanh nghiệp vào TP HCM

Ngày 9-12, tại TP HCM tiếp tục diễn ra hội nghị kết nối cung – cầu hàng hóa 2017, 2.763 doanh nghiệp (DN) của 39 tỉnh, thành đã có dịp gặp gỡ để tìm kiếm đối tác, cơ hội bán hàng. Đây cũng là dịp để ngành công thương các tỉnh ngồi lại với nhau bàn giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản thực phẩm.

Khó vào siêu thị

Tại hội nghị, lãnh đạo các Sở Công Thương đánh giá qua 5 năm tổ chức, chương trình kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP HCM và các tỉnh, thành đã mang lại nhiều hiệu quả trong xúc tiến thương mại, cũng như tạo nhiều cơ hội quảng bá bán hàng cho các DN, nhất là DN ở tỉnh.

Ông Huỳnh Ngọc Hải, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, cho biết Lâm Đồng là một trong những địa phương tham gia chương trình kết nối cung cầu với TP HCM từ những năm đầu và có sản phẩm tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường lớn này. “Hoạt động kết nối cung cầu rất có ý nghĩa vì thông qua các lần kết nối, nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các DN của hai địa phương đã được ký kết” – ông Hải chia sẻ. Từ thành công của chương trình, đại diện Sở Công Thương các tỉnh Hòa Bình, Kiên Giang, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng cường kết nối để khai thác, chinh phục thị trường TP HCM, đặc biệt là kênh phân phối hiện đại.

Gỡ khó cho doanh nghiệp vào TP HCM - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp giới thiệu hàng hóa tại hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa năm 2017 Ảnh: Hoàng Triều

Mặc dù vậy, đại diện Sở Công Thương các tỉnh phản ánh sau 5 năm làm “mai mối” cho chương trình vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ, nhất là trong việc cung ứng hàng hóa vào siêu thị. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An, phản ánh hàng hóa vào siêu thị phải chôn vốn từ 50-60 ngày trong khi thời hạn thanh toán theo hợp đồng là 30 ngày, gây rất nhiều khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, chi phí đưa hàng vào siêu thị cao, chiếm khoảng 20% – 30% giá bán… “Có trường hợp DN, cơ sở sản xuất ở Long An bị làm khó, không trực tiếp bán hàng vào siêu thị được mà phải thông qua một đơn vị khác. DN nếu không bán hàng vào được siêu thị mà vào kênh truyền thống thì giá cả không ổn định và phụ thuộc thương lái” – ông Hồng dẫn chứng.

Do vậy, ông Hồng đề nghị Sở Công Thương TP HCM cố gắng tác động để hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại chấn chỉnh tình trạng phân biệt đối xử với nhà cung cấp.

Kịp thời gỡ khó

Ghi nhận ý kiến đóng góp của các tỉnh thành, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho hay sở sẽ đề nghị các đơn vị cung ứng và phân phối chấn chỉnh, tập trung giải quyết những vướng mắc trong thời gian qua. Sở cũng sẽ tiếp tục theo dõi để kịp thời tháo gỡ vướng mắc nhằm tạo sự thông suốt cho hàng hóa lưu thông vào siêu thị ở kênh tiêu thụ hiện đại lẫn truyền thống.

Cũng theo bà Trang, hiện nay, 22 tỉnh, thành phía Nam chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản phẩm gần giống nhau nên việc kết nối không thuận lợi. Vì vậy, cần tính toán sản xuất để ưu tiên cung cấp, phân phối các sản phẩm mang tính độc đáo theo thế mạnh của từng địa phương, như xoài cát Hòa Lộc của tỉnh Đồng Tháp, cam của tỉnh Vĩnh Long… “Nếu làm được như vậy thì sẽ hạn chế sản xuất manh mún, tạo được nguồn cung cấp hàng có sản lượng lớn và ổn định” – bà Trang khẳng định.

Dành sự quan tâm đến kết nối cung cầu giữa TP HCM và các địa phương, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho rằng những khó khăn mà DN phản ánh cần được tháo gỡ để tăng cường liên kết giữa TP HCM và các địa phương. Theo ông Tuyến, chủ trương của TP HCM là mong muốn kết nối với các tỉnh, thành khác thành một chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến phân phối. Theo đó, TP HCM đang có chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao và sẽ phát triển những sản phẩm công nghệ dùng cho nông nghiệp công nghệ cao. TP HCM tạo mọi thuận lợi để các tỉnh, thành có thể đẩy mạnh hợp tác ở lĩnh vực này; qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp cho thị trường TP HCM và cả nước.

Đẩy mạnh hợp tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Cũng tại hội nghị lần này, ngành công thương các tỉnh, thành dành nhiều quan tâm cho vấn đề an toàn thực phẩm, nhất là việc truy xuất nguồn gốc. Theo các tỉnh thành, TP HCM đang là trung tâm thực hiện đề án truy xuất nguồn gốc thực phẩm, trước mắt là thịt heo và thịt, trứng gia cầm, rau củ và đã đạt được một số thành công bước đầu. Thời gian qua, một số tỉnh thành đã phối hợp chặt với TP HCM thực hiện đề án truy xuất nguồn gốc thực phẩm và đang xem xét thực hiện công tác này cho địa phương mình và mong muốn TP HCM hỗ trợ.

Theo nguoilaodong

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

TP Hồ Chí Minh “vượt” Thung lũng Silicon về chỉ số tăng trưởng các thành phố trên toàn cầu

Báo cáo của Công ty BĐS Jones Land LaSalle (JLL) mới đây cho biết TP Hồ Chí Minh xếp vị trí thứ 2 trong top 10 thành phố có chỉ số tăng trưởng hàng năm, trong khi đó Thung lũng Silicon xếp vị trí thứ 3. Cả 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có tên trong top 10 các thành phố trên toàn cầu theo… Continue readingTP Hồ Chí Minh “vượt” Thung lũng Silicon về chỉ số tăng trưởng các thành phố trên toàn cầu

TP.HCM duyệt phương án xây trung tâm hành chính mới

Theo UBND TP.HCM, việc mở rộng và nâng cấp nhằm hoàn chỉnh quy hoạch kiến trúc để xây dựng trung tâm hành chính mới gắn với nhu cầu bố trí sử dụng các cơ quan hành chính trực thuộc. Ngày 9.9, UBND TP.HCM đã duyệt nhiệm vụ thiết kế để tổ chức tuyển chọn “Phương án thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và kiến trúc công trình xây dựng mở rộng,… Continue readingTP.HCM duyệt phương án xây trung tâm hành chính mới

Đề xuất lại các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc siêu dự án của Bitexco tại TP. HCM

Doanhnhanvietuc – UBND thành phố HCM vừa giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc đề xuất lại các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của dự án Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (thường được gọi là khu Mã Lạng). Việc đề xuất lại các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của dự án dựa trên cơ sở giảm quy mô dân số của toàn khu tứ giác Mã Lạng, đảm bảo khả năng đáp ứng… Continue readingĐề xuất lại các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc siêu dự án của Bitexco tại TP. HCM

TPHCM quản lý dân cư bằng “dấu vân tay”

Doanhnhanvietuc – Trong thời gian này, cán bộ phường đến từng nhà dân để thu thập, lấy dấu vân tay, sao chụp các loại giấy tờ gốc của người dân để làm cơ sở dữ liệu. Tiện lợi cho người dân Cuối năm 2010, UBND phường Bến Nghé bắt đầu thực hiện mô hình quản lý dân cư bằng phần mềm điện tử. Trong thời gian này, cán bộ phường đến từng nhà dân để… Continue readingTPHCM quản lý dân cư bằng “dấu vân tay”

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: 6 tháng nữa mới có thể tăng thuế, phí tại TP.HCM

Doanhnhanvietuc – Ngày 28/11 Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng các ĐBQH đã tiếp xúc với cử tri quận 7. Đây là buổi tiếp xúc đầu tiên của ông trên cương vị ĐBQH tại đơn vị này. Thành phố không tăng thuế, phí tràn lan Trong buổi làm việc, trước những lo ngại của cử tri về việc tăng phí, thuế sau khi được Quốc hội đồng ý cơ chế đặc thù,… Continue readingBí thư Nguyễn Thiện Nhân: 6 tháng nữa mới có thể tăng thuế, phí tại TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm