Ngân hàng Nhà nước lên tiếng lý giải vì sao lãi suất cho vay vẫn còn cao

Thursday, 18/05/2023, 09:18 AM

Ngân hàng Nhà nước lên tiếng lý giải vì sao lãi suất cho vay vẫn còn cao

Áp lực lạm phát hiện hữu, tiểm ẩn, khiến người dân kỳ vọng lãi suất thực dương nên các tổ chức tín dụng khó giảm lãi suất để thu hút tiền gửi, khiến chi phí đầu vào của tổ chức tín dụng ở mức cao. Từ đó, lãi suất cho vay cũng khó giảm.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong những tháng đầu năm 2023. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 6,3%/năm (giảm 0,18%/năm so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng ở mức khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65%/năm so với cuối năm 2022).

Lý giải về việc lãi suất cho vay hiện còn cao, Ngân hàng Nhà nước cho biết hệ thống ngân hàng vẫn đang là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng (tỷ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2022 ở mức 125,34%), trong khi nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, tạo áp lực lên lãi suất cho vay.

Sau dịch Covid-19, kinh tế phục hồi trở lại nên nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh gia tăng, hệ thống ngân hàng sử dụng tối đa nguồn huy động cho phép để đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Hiện chênh lệch tiền gửi và tín dụng bằng VND ở mức 167 ngàn tỷ đồng; hệ số sử dụng vốn trên thị trường 1 (tỷ lệ tín dụng/huy động vốn thị trường 1) bằng VND ở mức 101,45%, giảm so với mức 102,28% cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức rất cao.

Hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn (khoảng 88% tiền gửi là kỳ hạn 12 tháng trở xuống) nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn (trên 52% dư nợ tín dụng VND của hệ thống là trung dài hạn) nên đã tạo sức ép lên lãi suất huy động. Đồng thời, áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại do Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới tác động nhanh và mạnh lên lãi suất, tỷ giá trong nước.

Mặt bằng lãi suất thế giới gia tăng trong năm 2022 và vẫn ở mức cao trong các tháng đầu năm 2023 gây áp lực tới lãi suất trong nước. Các NHTW lớn trên thế giới vẫn tiếp tục triển khai lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ và duy trì lãi suất ở mức cao, Fed đã 10 lần tăng lãi suất (hiện lãi suất mục tiêu Fed Fund ở mức 5,0-5,25%/năm; ECB: lãi suất tái cấp vốn là 3,5%/năm, lãi suất tiền gửi là 3,0%/năm).

Không chỉ áp lực từ bên ngoài mà trong áp lực lạm phát trong nước cũng ảnh hưởng tới lãi suất. Hiện lạm phát bình quân 4 tháng đầu năm 2023 ở mức 3,84%; lạm phát cơ bản tăng 4,9%; trong khi mục tiêu lạm phát năm 2023 là 4,5%. Áp lực lạm phát hiện hữu, tiểm ẩn, khiến người dân kỳ vọng lãi suất thực dương nên các tổ chức tín dụng khó giảm lãi suất để thu hút tiền gửi, khiến chi phí đầu vào của tổ chức tín dụng ở mức cao. Huy động vốn đến ngày 27/4/2023 tăng 1,78%, chỉ bằng gần 50% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng 3,04%.

Mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khách hàng gặp khó khăn tức là tổ chức tín dụng chưa thu nợ khi đến hạn trong khi tổ chức tín dụng vẫn phải đảm bảo chi trả tiền gửi, làm giảm doanh số cho vay và chậm lại vòng quay vốn trong nền kinh tế, nên gây áp lực trở lại lên khả năng cân đối vốn và dư địa giảm lãi suất. Đồng thời, hệ thống ngân hàng vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, nâng cấp chuẩn mực quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế…, một số ngân hàng thương mại quy mô nhỏ duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao để giữ khách hàng cũng làm cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trở nên khó khăn hơn.

NHNN cho biết, theo quy định hiện hành, việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Trường hợp lãi suất thị trường có biến động hoặc NHNN điều chỉnh các mức lãi suất điều hành dẫn đến việc tổ chức tín dụng điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi, hoặc tổ chức tín dụng chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đối với các khoản vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thỏa thuận về lãi suất, thì tổ chức tín dụng tiếp tục áp dụng lãi suất đã thỏa thuận cho tới hết thời hạn khoản vay hoặc đến hết kỳ hạn trả lãi theo thỏa thuận.

Bên cạnh đó, hiện nay NHNN cũng quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND (hiện ở mức 4,5%/năm) của TCTD đối với khách hàng nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn nhằm giảm chi phí vốn vay, tăng khả năng tiếp cận vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ.

Thời gian tới, trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, NHNN sẽ nghiên cứu điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; đồng thời tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nguồn: cafef.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

TS. Võ Trí Thành: NHNN đang đi đúng hướng

Doanhnhanvietuc – Theo TS. Võ Trí Thành, kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua của NHNN chính là việc kết hợp thực thi CSTT có chủ đích lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm trọng tâm, nhưng cũng đủ linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, và phối hợp tốt hơn với các chính sách khác như chính sách tài khóa. Ngày 18/5/2017, bên lề Cuộc họp quan chức cấp cao APEC (SOM… Continue readingTS. Võ Trí Thành: NHNN đang đi đúng hướng

Thủ tướng: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo không dồn vốn vay cho các đại gia

Doanhnhanvietuc – Trong phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, kết thúc gần 8h tối ngày 3/7, Thủ tướng đã nêu ra một số nút thắt cần tháo gỡ để tăng trưởng, mà theo ông “chỉ cần lơ là một chút, tăng trưởng sụt giảm ngay”. Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ đạo quyết liệt, chủ… Continue readingThủ tướng: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo không dồn vốn vay cho các đại gia

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ nâng giá mua USD

Doanhnhanvietuc – Chiều 19/6, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định nâng giá mua vào USD, cũng như tiếp tục áp cơ chế giá bán ra thấp hơn trần biên độ. Đây là lần thứ 3 trong năm nay, NHNN nâng giá mua USD. Chiều 19/6, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước quyết định nâng giá mua vào USD, cũng như tiếp tục áp cơ chế giá bán ra thấp hơn trần… Continue readingNgân hàng Nhà nước bất ngờ nâng giá mua USD

Hàng loạt ngân hàng “đua nhau” giảm lãi suất cho vay, lãnh đạo nói gì?

Doanhnhanvietuc – Hàng loạt ngân hàng đã lần lượt công bố giảm lãi suất của các khoản vay ngắn hạn Việt Nam đồng về mức tối đa 6,5%/năm đối với các khách hàng đang hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên. Giảm lãi suất: Ngân hàng cổ phần đã nhanh chân hơn cả khối quốc doanh Ngay sau thông báo về việc giảm lãi suất điều hành thêm 0,25% kể từ ngày 10/7 và yêu… Continue readingHàng loạt ngân hàng “đua nhau” giảm lãi suất cho vay, lãnh đạo nói gì?

TS Nguyễn Đức Thành: NHNN đã ‘chia lửa’ với Chính phủ, giờ cần điều hành sao cho ‘khéo’ để lạm phát không trở lại

Doanhnhanvietuc – Tiến sĩ Thành cho rằng hạ lãi suất vào lúc này có thể góp phần giúp mục tiêu tăng trưởng cán đích thành công. Đầu tháng 6 năm nay, trước mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,7% Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập đến một loạt các giải pháp và sau đó giao cho các Bộ, ngành thực hiện trong khoảng thời gian cuối năm. Trong đó, thúc đẩy tín dụng là… Continue readingTS Nguyễn Đức Thành: NHNN đã ‘chia lửa’ với Chính phủ, giờ cần điều hành sao cho ‘khéo’ để lạm phát không trở lại

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm