SCIC sắp công bố danh sách 137 doanh nghiệp được thoái vốn, bán Nhựa Tiền Phong ngay năm 2017

Monday, 17/04/2017, 03:04 AM

Doanhnhanvietuc – Đây là thông tin được ông Nguyễn Trí Thành, Phó Tổng Giám đốc SCIC chia sẻ mới đây tại ĐHĐCĐ thường niên Nhựa Tiền Phong. Bản thân Nhựa Tiền Phong (NTP) cũng là doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ triển khai thoái vốn ngay trong năm nay.

Ngày 15/ 4/2017 , CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã NTP -HNX) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2017. Các năm gần đây, một nội dung liên tục được các cổ đông đặt ra tại Đại hội chính là kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này.

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Trí Thành, thành viên HĐQT Nhựa Tiền Phong kiêm người đại diện phần vốn góp đồng thời cũng là Phó Tổng Giám đốc SCIC lần đầu tiên đã đưa ra một mốc thời điểm cụ thể, chính năm 2017 này, Nhựa Tiền Phong sẽ là một trong 137 doanh nghiệp mà Nhà nước thực hiện thoái vốn trong năm nay.

Cụ thể ông Thành cho biết sau chỉ đạo của Chính phủ ngày 08/10/2015 về việc SCIC giữ tiếp vốn, đầu tư dài hạn đối với 9 doanh nghiệp và chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét thoái hết vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp, SCIC đã thoái một phần vốn tại Vinamilk trong năm 2016. Đối với 9 doanh nghiệp còn lại gồm 2 doanh nghiệp nhựa, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính quyết định. SCIC đã báo cáo Bộ Tài chính và cơ bản được đồng ý.

Theo Phó Tổng Giám đốc SCIC, 137 doanh nghiệp tiến thành thoái vốn năm 2017 sẽ có CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. “Thời gian tới, SCIC sẽ công bố đầy đủ danh mục sẽ thoái vốn trong 137 doanh nghiệp này trên website và phương tiện thông tin đại chúng”, ông Thành cho hay.

Cũng tại Đại hội, HĐQT Nhựa Tiền Phong đã kêu gọi cổ đông chuẩn bị nguồn lực để khi SCIC thoái vốn có thể sở hữu thêm cổ phiếu NTP và tin tưởng giá trị của cổ phiếu NTP tăng lên.

Hiện SCIC đang là cổ đông lớn nhất của của Nhựa Tiền Phong với tỷ lệ sở hữu 37,1%. The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd, đơn vị thành viên của Tập đoàn Thái Lan SCG cũng đang nắm giữ 22,84%, chỉ sau SCIC về tỷ lệ sở hữu.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, hoạt động thoái vốn nhà nước trong quí I/2017 vừa qua đã thu về 14.236 tỉ đồng, sau khi thoái được phần vốn có tổng giá trị 3.072 tỉ đồng. Tuy nhiên, đóng góp phần lớn nguồn thu đến từ thương vụ SCIC thoái vốn Vinamilk với giá trị phần vốn là 783 tỉ đồng, thu về 11.286 tỉ đồng. Nếu loại bỏ phần này, thoái vốn nhà nước quý I thu về 2.950 tỷ đồng sau khi bán phần vốn góp 2.289 tỷ đồng. Mức thu chênh đạt 1,289 lần.

Cổ phiếu NTP đang được niêm yết trên sàn chứng khoán với giá đóng cửa ngày 14/4 vừa qua là 75.100 đồng/cp, gấp 7,5 lần giá trị mà cổ đông Nhà nước đã đầu tư tại công ty (mệnh giá).

Theo trí thức trẻ

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Nhà nước sẽ thoái vốn khỏi Petrolimex, VEAM, Vinatex cùng hàng chục tổng công ty lớn ngay trong năm 2017 – 2018

Ngay trong năm 2017, Nhà nước có kế hoạch thoái vốn khỏi 15 doanh nghiệp, nổi bật là những cái tên như Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – VEAM (bán 52,5% vốn), Hancorp (bán 47,8% vốn), Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng (bán 43,6% vốn) hay Licogi, Vinapharm… Thủ tướng Chính Phủ vừa có Quyết định số 1232/QĐ-TTg phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà… Continue readingNhà nước sẽ thoái vốn khỏi Petrolimex, VEAM, Vinatex cùng hàng chục tổng công ty lớn ngay trong năm 2017 – 2018

Vì sao Vinamilk, Vingroup và hàng loạt doanh nghiệp lớn khác đều lỡ hẹn với sàn chứng khoán quốc tế?

Doanhnhanvietuc – Cả Vietjet và VNG đều đang tỏ rõ tham vọng muốn trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường bên ngoài. Tuy vậy, cả Vietjet hay VNG đều không phải người đầu tiên nghĩ đến việc đưa cổ phiếu ra quốc tế. ‘ Những doanh nghiệp từng lỡ hẹn Đầu năm 2008, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã được Ủy ban Chứng… Continue readingVì sao Vinamilk, Vingroup và hàng loạt doanh nghiệp lớn khác đều lỡ hẹn với sàn chứng khoán quốc tế?

Chuyển từ phân phối sang sản xuất: Doanh nghiệp ô tô trong nước “chạy ngược dòng” mong xuất khẩu vào ASEAN

Không chỉ lắp ráp nhằm thay thế các sản phẩm từ Ấn Độ, doanh nghiệp trong nước còn mong muốn xuất khẩu xe hơi sang các nước trong khối ASEAN. Trong khi đó, các hãng ô tô nước ngoài lại chuyển từ sản xuất sang phân phối. Có tới 50.000 xe Hyundai i10 được bán ra trong khoảng thời gian 2014-2016 và không khó để nhìn thấy một chiếc loại này trên phố. Số lượng… Continue readingChuyển từ phân phối sang sản xuất: Doanh nghiệp ô tô trong nước “chạy ngược dòng” mong xuất khẩu vào ASEAN

Bất ngờ startup ngành xe điện với chuỗi 230 showroom đổi tên thương hiệu gắn bó 4 năm

Xoay quanh doanh nghiệp thần đồng 4 tuổi ngành xe điện HKbike đột ngột đổi tên thương hiệu khi đang dẫn đầu thị trường là những câu chuyện đầy thú vị. Khởi đầu cho sự thành công lớn đôi khi cần là đánh đổi với những bước đi mạo hiểm. Bài học đổi tên thành công từ các doanh nghiệp lớn trong nước và thế giới Ở Việt Nam và trên thế giới, đã có… Continue readingBất ngờ startup ngành xe điện với chuỗi 230 showroom đổi tên thương hiệu gắn bó 4 năm

Tâm sự: Sinh viên Việt Nam bị nhiều chủ doanh nghiệp ở Melbourne bóc lột

Doanhnhanvietuc – Một cuộc điều tra đặc biệt của SBS Vietnamese tiết lộ chuyện nhiều du học sinh và những di dân Việt Nam mới đến Úc bị bóc lột trong ngành phục vụ ăn uống. Một số nhân viên bị trả mức lương ít ỏi chỉ $6 một giờ. Việc này tiết lộ vấn nạn lạm dụng sức lao động trong cộng đồng di dân người Việt khi nhiều nạn nhân bị những người chủ… Continue readingTâm sự: Sinh viên Việt Nam bị nhiều chủ doanh nghiệp ở Melbourne bóc lột

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm