Trung Quốc cù nhầy, cưỡng ép ở Biển Đông

Sunday, 06/10/2019, 19:50 PM

Các hành động của nhóm tàu khảo sát và hải cảnh Trung Quốc không chỉ giới hạn ở khu vực bãi Tư Chính – Phúc Tần, mà ngày càng lan rộng ra các khu vực khác trong vùng biển Việt Nam, Philippines và Malaysia. Chúng không có dấu hiệu dừng lại.

Trung Quốc cù nhầy, cưỡng ép ở Biển Đông - Ảnh 1.

Năm ngoái, Pháp và Anh đã thực hiện các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông để gây áp lực đối với việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông – Ảnh minh họa: AFP

Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã liên tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam kể từ tháng 7 đến nay, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Không khó để nhận diện chiến thuật cù nhầy nhằm thực hiện âm mưu “bất chiến tự nhiên thành” của Bắc Kinh.

“Căng thẳng cường độ chậm”

Bằng cách sử dụng nhóm tàu hải cảnh và dân quân biển cù nhầy quấy rối thay vì tàu hải quân, Trung Quốc muốn duy trì căng thẳng dưới mức ngưỡng xung đột vũ trang.

Dù chiến thuật này có thể mang lại hiệu quả về mặt chiến lược, song rõ ràng nó gây tổn hại đến hình ảnh “trỗi dậy hòa bình” mà Trung Quốc đang cố gắng xây dựng.

Đây là chiến thuật mà chuyên gia nghiên cứu về quân đội Trung Quốc Andrew Scobell gọi là “căng thẳng cường độ chậm”. Khác với căng thẳng cường độ thấp, sự leo thang căng thẳng cường độ chậm thường kéo dài lâu và ở biên độ thấp. Tuy vậy, nó cũng có thể dẫn đến xung đột lẻ tẻ ở phạm vi nhỏ, nhưng không bùng phát thành xung đột lớn.

Việc Trung Quốc hoàn thành các đảo nhân tạo với đầy đủ cơ sở hạ tầng ở giữa khu vực Biển Đông đã giúp chiến thuật cù nhầy của Trung Quốc càng thuận lợi hơn.

Các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đóng trái phép có thể cung cấp dịch vụ chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc và dự báo thời tiết cho các tàu hải cảnh, dân quân và tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc. Cụ thể, nhóm tàu Hải Dương 8 có thể duy trì chiến thuật cù nhầy quấy rối ở vùng biển Việt Nam trong nhiều tháng qua do thường xuyên quay về đảo Chữ Thập để tiếp vận.

Hoàn thành việc cải tạo đảo nhân tạo và sau đó sử dụng các tàu bán vũ trang quấy rối thường xuyên, liên tục trong vùng Biển Đông không phải là các chính sách rời rạc của chính quyền Trung Quốc, mà là một phần trong chiến thuật “vùng xám” được lên kế hoạch kỹ càng của Trung Quốc. “Vùng xám” là chiến thuật giữ căng thẳng dưới mức chiến tranh của Trung Quốc, mà Viện nghiên cứu RAND của Mỹ đã cảnh báo cho chính quyền Washington trong một công bố vào giữa năm 2019.

Việt Nam khó có thể kêu gọi sự chú ý hay biện pháp mạnh mẽ hơn từ cộng đồng quốc tế nếu Trung Quốc cứ tiếp tục duy trì chiến thuật căng thẳng cường độ chậm.

Cần tỉnh táo

Nếu không tỉnh táo, các quốc gia khác trong khu vực Biển Đông sẽ phải tham gia trò chơi cù nhầy mà Trung Quốc đang nắm ưu thế.

Ngoài ra, chiến thuật này cũng tạo cho các quốc gia khác trên thế giới không tin rằng sẽ có căng thẳng, xung đột ở khu vực Biển Đông khi Trung Quốc duy trì sức ép vừa đủ dưới ngưỡng có thể bùng phát thành một phản ứng quân sự thường quy, từ đó có thể dẫn đến sự chủ quan và không có phản ứng phù hợp của các nước liên quan.

Nguy hiểm hơn, việc cho các tàu phát tín hiệu hệ thống xác định tự động (AIS) trên bản đồ hàng hải quốc tế ở khu vực bãi Tư Chính cho thấy sự thách thức trắng trợn chủ quyền của Việt Nam và âm mưu biến vùng biển Việt Nam từ khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp.

Bằng cách này, Trung Quốc muốn gây sức ép với Việt Nam phải đàm phán giải quyết hay cùng khai thác chung, giống như trường hợp khai thác chung giữa Trung Quốc và Philippines.

Chiến thuật cù nhầy gặm nhấm từng bước như chuột của Trung Quốc không tạo ra khủng hoảng xung đột ở khu vực Biển Đông, nhưng lại phục vụ được mục đích của Trung Quốc là gây áp lực, khiến các quốc gia trong khu vực dần dần từ bỏ quyền kiểm soát thực tế của mình.

Đối phó ra sao?

Để đối phó với chiến thuật cù nhầy này của Trung Quốc, Việt Nam không nên chủ quan với các hành động quấy rối của nhóm tàu Trung Quốc và tiếp tục tăng cường triển khai các lực lượng thực thi pháp luật hộ tống, bảo vệ các tàu khai thác thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam nên có một kế hoạch dài hơi cụ thể, xây dựng một hệ thống chia sẻ thông tin vệ tinh với các quốc gia đối tác về hoạt động của các tàu Trung Quốc cũng như xác định rõ các hành vi vi phạm trong chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc.

Ngoài ra, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam cũng nên tham gia thường xuyên tuần tra chung với các quốc gia trong khu vực, cũng như đưa ra sáng kiến chủ động thành lập lực lượng tuần tra chung với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á để bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực.

Sự tham gia của các cường quốc trên thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản trong việc bảo đảm tự do hàng hải và an ninh ở vấn đề Biển Đông luôn là cần thiết. Để như vậy, Chính phủ Việt Nam cần phải luôn có kế hoạch chủ động ứng phó cùng với các quốc gia đối tác có lợi ích liên quan khác.

Cù nhầy kết hợp trâng tráo

Các hành động của Trung Quốc hiện nay ở Biển Đông không chỉ có mục tiêu quấy phá các hành động khai thác dầu khí hay khai thác hải sản, mà còn mang ý nghĩa chiến lược xa hơn của Trung Quốc là cưỡng ép các quốc gia khác từ bỏ chủ quyền ở Biển Đông.

Nhìn từ quan điểm chiến lược, mục tiêu của Trung Quốc là “bất chiến tự nhiên thành” thông qua các chiến dịch “tam chủng chiến pháp” (tâm lý chiến, dư luận chiến và pháp lý chiến) khi kết hợp cù nhầy ở thực địa và trâng tráo ở các diễn đàn ngoại giao.

Theo Tuoitre.vn

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Australia thiệt hại 33 tỷ AUD do tấn công mạng trong đại dịch Covid-19

Trong năm tài chính vừa qua, Australia ghi nhận số vụ tấn công mạng tăng 13%, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và người dân số tiền lên đến 33 tỷ AUD. Hôm nay (15/9), Australia công bố Báo cáo các mối đe dọa mạng hàng năm lần thứ 2 do Trung tâm An ninh mạng (ACSC), Cảnh sát Liên bang và Ủy ban Tình báo Hình sự cùng tham gia biên soạn với… Continue readingAustralia thiệt hại 33 tỷ AUD do tấn công mạng trong đại dịch Covid-19

Giới thiệu tập thơ “Tiếng vọng hồn sông núi” của tác giả Trương Hoà Bình với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tác giả Trương Hòa Bình hằng ngày gánh trách nhiệm với công việc bề bộn của một vị lãnh đạo trong Chính phủ – Phó Thủ tướng Thường trực; nhưng trong thế giới tinh thần ông vẫn giữ nét phong phú đầy sắc màu và trong sáng của mình. “Thương nhớ đến vô cùng” là câu thơ rút trong tập thơ “Tiếng vọng hồn sông núi”. Mạch tình cảm thương nhớ đó, đúng hơn là… Continue readingGiới thiệu tập thơ “Tiếng vọng hồn sông núi” của tác giả Trương Hoà Bình với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

”Ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia” – Đại sứ Nguyễn Tất Thành

Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành chia sẻ về tầm quan trọng của việc thúc đẩy nhiệm vụ ngoại giao kinh tế, xây dựng chiến lược quảng bá dài hạn và hỗ trợ doanh nghiệp hai nước. Đại sứ Nguyễn Tất Thành (trái) gặp mặt Cao uỷ Đầu tư Bắc Australia Andrew Cowan, ngày 15/7. (Nguồn: Twitter) Thưa Đại sứ, nhân dịp Bộ trưởng Thương Mại, Du lịch và Đầu tư Australia… Continue reading”Ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia” – Đại sứ Nguyễn Tất Thành

Cơ hội cho Australia tại Thượng đỉnh G7: Thời tới cản không nổi!

Thủ tướng Australia Scott Morrison đến Cornwall, Vương quốc Anh, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2021 với vai trò khách mời đặc biệt. Thủ tướng Australia Scott Morrison đến Anh tham dự Thượng đỉnh G7. (Nguồn: Reuters) Các cường quốc đang hướng về Australia như một trong những quốc gia có khả năng lãnh đạo toàn cầu về chính sách kinh tế quốc tế, Covid-19 và chống biến đổi khí hậu. Vị thế… Continue readingCơ hội cho Australia tại Thượng đỉnh G7: Thời tới cản không nổi!

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: ‘Nếu mất Biển Đông là có tội’

“Không lãnh đạo Việt Nam nào có ý định nhượng bộ Trung Quốc về chủ quyền. Nếu để mất Biển Đông, tất cả chiến sĩ quân đội, lãnh đạo đều có tội với dân”, Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định trong cuộc phỏng vấn với VnExpress. – Phụ trách đối ngoại quốc phòng hơn 10 năm, ông đối diện và ứng xử thế nào với định kiến về sự lép vế… Continue readingThứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: ‘Nếu mất Biển Đông là có tội’

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm