Vì sao TP Hồ Chí Minh cần một “chiếc áo” thể chế đặc thù?

Monday, 18/09/2017, 12:08 PM

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh khẳng định: “Thành phố không xin tiền mà xin cơ chế”. Đấy là khát khao của thành phố, mong muốn có được cơ chế đặc thù vì “chiếc áo” thể chế quá chật với một cơ thể đang ngày càng lớn.

Vì sao TP Hồ Chí Minh cần một “chiếc áo” thể chế đặc thù?

Theo thống kê, TP. Hồ Chí Minh đang đóng khoảng 1/3 ngân sách cả nước, gần 1/5 đến 1/4 GDP Việt Nam, đấy là một khoản không hề nhỏ, theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Như TS. Thiên nói, sau 40 năm giải phóng và 30 năm đổi mới, TP. Hồ Chí Minh đã trở thành siêu đô thị với dân số chính thức đang là 8 – 8,5 triệu người (thực sống là 13 – 13,5 triệu người – số liệu không chính thức). Tuy nhiên, lượng dân số này đang bị nén lại trong một không gian chật hẹp chưa đến 1.500 km2. Thành phố tuy có huyện đảo Cần Giờ, diện tích hơn 700km2 nhưng đang không có người ở nên mật độ dân số ở những khu vực trung tâm đang quá tải.

Thành phố mang tên Bác còn được xem là đầu tàu kinh tế cả nước, đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. “Nó phải có cơ chế riêng biệt, đầu tàu càng mạnh mới kéo được cả đoàn tàu lên, đầu tàu mà cơ chế giống toa tàu thì không làm được”, TS. Thiên nói.

Tuy nhiên, “chiếc áo” thể chế quy định, ràng buộc thành phố đang cơ bản giống những địa phương khác dẫn đến việc không còn phù hợp, đảm bảo cho thành phố giải quyết vấn đề một siêu đô thị cũng như vai trò dẫn dắt nền kinh tế.

TS. Trần Đình Thiên cho biết mặc dù ở Việt Nam, các địa phương khác còn rất lâu mới có thể đuổi kịp TP. Hồ Chí Minh, nhưng xét trên góc độ siêu đô thị so sánh với với các đô thị lớn trong khu vực thì “đã tụt hậu xa”.

“Với Singapore là tụt hậu ghê gớm, Kuala Lumpur, Bangkok đều tụt hậu xa, đấy là điểm phải xét lại vì nhiều khi chúng ta cảm thấy đã đối xử tốt với TP. Hồ Chí Minh rồi, nhưng để làm được hình mẫu kéo cả nước thì phải so sánh với các đô thị khác trên thế giới. Từ đó nhận ra được nhu cầu bức bách của việc có thể chế đặc thù cho thành phố này”, ông Thiên nhận xét.

Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã quả quyết nếu thành phố không được hưởng những chính sách đặc thù thì tốc độ tăng trưởng sắp tới chỉ còn đạt 6,3% thay vì 9,6% như hiện nay. Bởi lẽ thành phố đang tăng trưởng chậm lại, kém cạnh tranh hơn so với các tỉnh khác. Tuy nhiên, nếu được đáp ứng về thể chế, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được duy trì, đồng thời, thành phố có thể đóng góp được 1/4 về kinh tế cho cả nước thay vì 1/5 như hiện nay.

Ông Trần Du Lịch, một thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng thì nói rằng ông không gọi đấy là cơ chế đặc thù mà xem là cơ chế phù hợp, vì cơ chế hiện nay chưa phù hợp với thành phố.

Hiện dân số TP. Hồ Chí Minh bình quân gấp 6 lần cả nước, mật độ dân số bình quân trên 1km2 gấp 14 lần, cường độ kinh tế gấp 34 lần khiến thành phố lâm vào cảnh khó khăn. Trong khi đó, nếu ngân sách để lại cho thành phố năm 2003 là 33% thì đến nay chỉ còn 18%, do đó thành phố cần một cơ chế mở để đáp ứng thực tế.

“Thành phố không xin tiền mà chủ yếu xin cơ chế để có thể tự chủ làm thế nào đóng góp nhiều hơn cho cả nước, kêu gọi sự đầu tư của doanh nghiệp, người dân vào sự phát triển chung của thành phố”, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Hiện thành phố đã kiến nghị 4 nội dung của cơ chế đặc thù gồm:

Thứ nhất, phân cấp uỷ quyền cho HĐND, UBND và chủ tịch UBND TP một số quyền cụ thể để quyết định nhanh và hợp lý cho phép thành phố được phép phân cấp uỷ quyền cho các giám đốc sở ngành quận huyện nhiều hơn để giải quyết công việc nhanh hơn.

Thứ hai, thành phố xin tự chủ về tài chính.

Thứ ba, thành phố xin tự chủ về tổ chức và biên chế, để có quyền thay đổi công chức trong bộ máy và phân bổ công chức cho cấp dưới.

Thứ tư, thành phố xin thành lập ban chỉ đạo phát triển vùng do Thủ tướng làm Trưởng ban, Chủ tịch UBND TP làm Chủ tịch hội đồng vùng.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Chuẩn bị xây dựng tuyến đường sắt cao tốc tỷ đô, di chuyển từ TPHCM đến Cần Thơ chỉ chưa đầy một giờ

Doanhnhanvietuc – Văn phòng UBND TP HCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong về tuyến đường sắt TP HCM – Cần Thơ sau buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ vào ngày 15/6. Theo nội dung kết luận, sau khi nghe báo cáo đề xuất của Viện Khoa học Công nghệ Phương Nam và Tập đoàn… Continue readingChuẩn bị xây dựng tuyến đường sắt cao tốc tỷ đô, di chuyển từ TPHCM đến Cần Thơ chỉ chưa đầy một giờ

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Kiến nghị Quốc hội ra nghị quyết đặc thù với TPHCM

Doanhnhanvietuc – “Chính sách là đặc thù nhưng về tổng thể là để góp phần phát triển tốt hơn cho đất nước”, Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nói trong phiên họp tổ của đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM sáng ngày 23/5. Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết Thành uỷ TP đã bàn và sẽ tập trung làm một kiến nghị để có nghị quyết của Quốc hội về chính sách… Continue readingBí thư Nguyễn Thiện Nhân: Kiến nghị Quốc hội ra nghị quyết đặc thù với TPHCM

Cơ chế đặc thù sẽ giúp TP Hồ Chí Minh phát huy vai trò đầu tàu kinh tế

Doanhnhanvietuc – Tuần qua, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, đây được cho là cơ chế sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của địa phương có đóng góp ngân sách lớn nhất cả nước. Bên lề Quốc hội khóa XIV, phóng viên báo Tin Tức có trao đổi với đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí… Continue readingCơ chế đặc thù sẽ giúp TP Hồ Chí Minh phát huy vai trò đầu tàu kinh tế

Hàng loạt dự án chuyển đổi đất vàng tại TPHCM sẽ bị thanh tra

Doanhnhanvietuc – Thanh tra Chính phủ vừa công bố Quyết định thanh tra công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghệ, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại UBND TP.HCM. Cụ thể, theo thông tin từ cổng thông tin Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng… Continue readingHàng loạt dự án chuyển đổi đất vàng tại TPHCM sẽ bị thanh tra

BĐS TP.HCM quý 2/2017: Vượt qua sự chững lại của thị trường, nhà ở cao cấp lại tăng

Doanhnhanvietuc – Đúng như đã dự báo được một số công ty nghiên cứu thị trường đưa ra trong quý 1/2017, thị trường địa ốc TP.HCM đã sôi động trở lại trong quý 2/2017 sau khi chủ đầu tư đã xem xét xong chiến lược mở bán và đánh giá sản phẩm. Số căn chào bán mới và số căn tiêu thụ đều tăng. Theo báo cáo thị trường mới nhất vừa được công ty TNHH… Continue readingBĐS TP.HCM quý 2/2017: Vượt qua sự chững lại của thị trường, nhà ở cao cấp lại tăng

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm