‘Vốn ngoại tăng tốc vào Việt Nam’

Monday, 10/04/2023, 11:33 AM

Số dự án yêu cầu đầu tư vào Việt Nam thông qua Acuity Funding, hãng tài chính đã thu xếp 5 tỷ USD vốn ở Việt Nam, đã tăng 300% trong tháng qua.

“Tháng 2 chỉ có 6 dự án yêu cầu tài trợ vốn thì đến tháng 3 đã tăng lên 20”, ông Ranjit Thambyrajah, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Acuity Funding, thông tin.

Acuity Funding thuộc Công ty tài chính Berhero (Australia), hoạt động như một ngân hàng đầu tư toàn cầu, được ủy thác bởi các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ, tổ chức bảo hiểm tại Anh, Mỹ và Australia. Họ hoạt động ở Việt Nam được 3 năm và đã sắp xếp 5 tỷ USD vốn (thông qua cho vay và đầu tư).

Số tiền này chủ yếu bơm vào các dự án lớn như khu dân cư quy mô 150-750 triệu USD, dự án bất động sản phức hợp từ 500 triệu USD, cơ sở hạ tầng từ 150 đến 1,5 tỷ USD. Ông Ranjit Thambyrajah lý giải sức hút lớn với dòng vốn ngoại những tháng gần đây một phần do những tài sản hấp dẫn không xuất hiện trong điều kiện bình thường.

Đơn cử là một số nhà đầu tư ngoại đã có tín hiệu quay lại thị trường bất động sản. “Một số khách hàng của chúng tôi tại Việt Nam đang tìm cách mua lại các dự án phát triển đắc địa mà chỉ được rao bán do sự khó khăn của thị trường trái phiếu”, người đứng đầu Acuity nói.

Ông Ranjit Thambyrajah, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Acuity Funding. Ảnh nhân vật cung cấp

Ông Ranjit Thambyrajah, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Acuity Funding. Ảnh nhân vật cung cấp

Tháng qua trên thị trường đã xuất hiện các các thương vụ rót vốn ngoại tỷ USD. Ví dụ như hôm 27/3, Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) trở thành cổ đông chiến lược của VPBank sau khi chi 1,5 tỷ USD mua 15% cổ phần nhà băng này.

Reuters cho hay Tập đoàn CapitaLand của Singapore đang đàm phán để mua lại một số dự án của Vinhomes, với tổng trị giá lên đến 1,5 tỷ USD. Trước đó, vào 8/3, VinaCapital đã ký ghi nhớ với Tập đoàn Ryobi (Nhật Bản) về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, cơ sở hạ tầng và năng lượng ở Việt Nam.

Ông Ranjit nói đang nhận nhiều yêu cầu tài trợ dự án từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và một số nước châu Âu, Mỹ và châu Phi. “Trong số các thị trường đó, Việt Nam đang khát vốn nhất, đặc biệt khi so sánh với các nước láng giềng APEC do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế”, vị chuyên gia nói.

Hãng tài chính Australia đang thu xếp 20 tỷ USD vốn cho khu vực, trong đó, Việt Nam được đánh giá là thị trường “rất khả quan”, dự kiến trên dưới 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, dòng tiền vào Việt Nam cũng sẽ không hoàn toàn thuận lợi. Thị trường vốn quốc tế đang có nhiều biến động, nhất là sau đợt khủng hoảng ngân hàng Mỹ và Credit Suisse bán mình. Ông Ranjit dự báo Việt Nam có thể chịu 3 tác động.

Một là sự bấp bênh của trái phiếu và các khoản tài trợ mà Credit Suisse đã thu xếp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hai là nguồn vốn từ các ngân hàng đầu tư toàn cầu có thể giảm do tái cơ cấu nội bộ và thắt chặt chính sách để đối phó khủng hoảng. Ba là niềm tin của nhà đầu tư với trái phiếu và tài sản rủi ro.

Vì vậy, bài toán lúc này cho các nhà phát triển và nhà đầu tư là phải chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ thay thế an toàn. Theo ông Ranjit, Việt Nam tương đối mới với thị trường vốn quốc tế và ít kinh nghiệm hơn các thị trường vốn ở nền kinh tế tiên tiến. Các quy định của chính phủ với khoản vay và đầu tư nước ngoài đã được cải thiện gần đây nhưng ông nói “nó cần tốt hơn nữa”.

Nguồn: Vnexpress

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Xóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng

Giới đầu tư đang “nóng lòng” chờ Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ sớm được sửa đổi để bình ổn thị trường vàng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, trước tiên, cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC. Nguồn cung hạn chế gây khó cho quản lý Sau 12 năm áp dụng Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 về quản… Continue readingXóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng

Kinh tế quí 1-2024 cho thấy sự phục hồi khó khăn

Cuối tuần trước, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế, xã hội quí 1-2024 với nhiều thông tin lạc quan khi các chỉ số vĩ mô đang cho thấy nền kinh tế đã đi qua đáy và đang trên đà phục hồi. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi vẫn đang chậm với nhiều biến số cần theo dõi thêm trong những quí sắp tới. Nền kinh tế phục hồi từ… Continue readingKinh tế quí 1-2024 cho thấy sự phục hồi khó khăn

Xuất khẩu nông sản bứt tốc mạnh mẽ, hứa hẹn nhiều cơ hội trong năm 2024

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh các đơn vị đẩy mạnh xúc tiến thương mại thì ngành sẽ có một năm xuất khẩu nông lâm thủy sản thuận lợi, đạt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành từ 54-55 tỷ USD. Nông nghiệp đang có sự bứt tốc mạnh mẽ trong xuất khẩu ngay từ đầu năm với mức tăng quý 1 năm 2024 gần 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Thứ… Continue readingXuất khẩu nông sản bứt tốc mạnh mẽ, hứa hẹn nhiều cơ hội trong năm 2024

Đoàn công tác tỉnh Nghệ An đến Úc “chào hàng” sản phẩm OCOP và mời gọi đầu tư

Trung tâm thương mại của Hội doanh nhân Việt Nam tại Úc những ngày này đang nhộn nhịp tiếp đón trà sen, đũa tre… cùng nhiều mặt hàng OCOP xuất xứ từ Nghệ An quê Bác đến với bà con Việt kiều và người tiêu dùng tại Úc. Với chủ đề: “Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch Nghệ An – Úc”, Hội doanh nhân Việt Nam tại Úc (VBAA) một lần nữa… Continue readingĐoàn công tác tỉnh Nghệ An đến Úc “chào hàng” sản phẩm OCOP và mời gọi đầu tư

Xuất khẩu hàng hóa: Tính chuyện đường dài

Xuất khẩu hàng hóa đã đón nhiều tín hiệu vui trong 2 tháng đầu năm 2024 sau năm 2023 gặp rất nhiều thách thức. Song, để đi được “đường dài” thì vẫn còn nhiều việc cần khắc phục. Nhiều tín hiệu vui Mới đây, tại thành phố Pleiku, Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hiệp đã tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng cà-phê hữu cơ (organic) Việt Nam đầu tiên sang thị trường… Continue readingXuất khẩu hàng hóa: Tính chuyện đường dài

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm