30 năm đổi mới, chúng ta chỉ có 500 – 600 nghìn doanh nghiệp là quá ít, quá nhỏ!

Sunday, 25/06/2017, 12:21 PM

Doanhnhanvietuc – Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2016 là một kỳ tích, nhưng nhìn lại cả 30 năm thì vẫn còn quá ít.

Câu hỏi đâu là sẽ động lực phát triển của kinh tế Việt Nam trong tương lai đang được đặt ra một cách rất nghiêm túc. Trong nhiều buổi hội thảo gần đây, các vị học giả, chuyên gia đã đưa ra câu trả lời của mình như sự tham khảo cho Chính phủ và các Bộ, ban, ngành.

Tại Diễn đàn “Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2017” được tổ chức bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vai trò của khối doanh nghiệp tư nhân một lần nữa lại được nhấn mạnh. Thậm chí, theo lời Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Nguyễn Văn Nam thì “Bất cứ một đất nước nào muốn ‘làm giàu, làm có’ thì đội quân chủ lực phải là doanh nghiệp. Đây là mô hình mà bất cứ nước nào cũng làm”.

Mô hình lý tưởng như nhiều nước khác đã thực hiện có thể ứng dụng cho Việt Nam sẽ là “một hệ thống doanh nghiệp có đủ vừa, lớn, nhỏ cần hoạt động một cách trơn tru, thuận lợi, thông thoáng, không gây khó khăn thì sẽ bắt đầu đóng góp trở lại cho xã hội”

“Vậy lực lượng doanh nghiệp nào là đáng tin cậy nhất để dựng nền kinh tế Việt Nam lên? Đó chính là doanh nghiệp của nhân dân – là doanh nghiệp tư nhân, nước nào cũng vậy thôi”, Ông Nam khẳng định.

Từ góc độ một người nghiên cứu chính sách, vị tiến sĩ này khá thận trọng khi xem xét thực trạng của các nhóm doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam. Với khối doanh nghiệp nhà nước, theo ông thì không chỉ 12 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công thương, nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác cũng đang lâm vào tình trạng “càng đồ tiền vào thì càng mất mát thua lỗ”.

Còn với khối doanh nghiệp FDI, dù thừa nhận rằng đây là lực lượng đóng góp chính cho nền kinh tế, ông Nam vẫn khuyến nghị đây không thể động lực tăng trưởng lâu dài bởi “họ đến thì họ có thể đi bất cứ lúc nào”.

Vị Tiến sĩ nhắc lại về câu chuyện buồn của ngành ô tô: “Nếu chính sách của chúng ta chỉ cần có một thay đổi nào đó, họ sẽ rút, giống như vừa rồi khi ô tô nhập khẩu đưa mức thuế về 0% thì một loạt các doanh nghiệp lắp ráp ô tô Việt Nam đầu tư nước ngoài bảo không làm nữa, họ chỉ chuyển sang nhập khẩu thôi”.

Thế nhưng, tiếc thay nhìn lại lịch sử phát triển của doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, ông Nam một cách thẳng thắn nhận định chưa thành công. Ông nói:

“Việt Nam mình để chuyển sang kinh tế mở cửa hơn 30 năm, từ năm 1986 đến nay nhưng đến bây giờ vẫn lúng túng chưa biết làm thế nào để xây dựng một hệ thống doanh nghiệp. Đến bây giờ mới có tổng cộng 500, 600 nghìn doanh nghiệp là quá ít, quá nhỏ”.

Từ xưa đến nay, vai trò của doanh nghiệp tư nhân đã được chứng minh. Nhưng theo ông Nam, “chúng ta đã không thừa nhận nó” một cách gián tiếp thông qua việc thiếu những chính sách để giữ, để khai thác hết tài năng của khối tư nhân.

“Về chính sách, anh mới có ý tưởng thôi chứ còn thiết kế chính sách từ chính sách lớn đến nhỏ là chưa đúng. Về mặt lâu dài thì phải xóa bỏ cơ chế xin cho, bao cấp, tiến hành cải cách thể chế và thị trường để thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân” – Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam kết thúc phần nhận định của mình.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Một năm thực hiện Nghị quyết 35: Còn rất nhiều việc phải làm phía trước đang chờ Chính phủ kiến tạo

Phát biểu khai mạc Hội nghị sáng nay, Thủ tướng nhấn mạnh, tuy đã làm được nhiều việc nhưng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm phía trước, bởi còn rất nhiều rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp. Một năm sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP, sáng nay “Hội nghị Diên Hồng” giữa Thủ tướng và Doanh nghiệp diễn ra tại Hà Nội. Phát biểu chỉ đạo khai… Continue readingMột năm thực hiện Nghị quyết 35: Còn rất nhiều việc phải làm phía trước đang chờ Chính phủ kiến tạo

Hơn 124.000 tỷ đồng vốn giá rẻ cấp cho doanh nghiệp TP HCM

Doanhnhanvietuc – Đây là số tiền cấp cho doanh nghiệp, hộ sản doanh vay theo chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp 5 tháng đầu năm tại TP HCM. Tại hội nghị kết nối ngân hàng với doanh nghiệp ở TP HCM sáng 16/6, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố cho biết, đến 31/5, tổng số tiền cho doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh… Continue readingHơn 124.000 tỷ đồng vốn giá rẻ cấp cho doanh nghiệp TP HCM

Bức xúc vì phí BOT, bị thanh kiểm tra “hành”… doanh nghiệp “kêu” lên Thủ tướng

Doanhnhanvietuc – Trước thềm cuộc đối thoại với người đứng đầu Chính phủ, không ít doanh nghiệp đã gửi văn bản kiến nghị bày tỏ bức xúc về việc liên tiếp phải tiếp các đoàn thanh, kiểm tra chồng chéo, phiền hà, phải chịu phí BOT cao trong quá trình vận tải. Để chuẩn bị cho Hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp (DN) dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5… Continue readingBức xúc vì phí BOT, bị thanh kiểm tra “hành”… doanh nghiệp “kêu” lên Thủ tướng

Thủ tướng: Người dân, doanh nghiệp mong chờ, nhưng chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm!

Doanhnhanvietuc – Đây là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế – xã hội cùng đoàn đại biểu Hải Phòng chiều nay (22/5). Thủ tướng cho biết bản thân ông rất “thấm thía” việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, thủ tục phức tạp, nhiều vòng, khiến mất thời gian. Thủ tướng nhận xét đấy là khuyết điểm chung của toàn hệ thống. Người… Continue readingThủ tướng: Người dân, doanh nghiệp mong chờ, nhưng chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm!

Bị phạt 35 triệu đồng vì dùng hàn the chế biến chả

Doanhnhanvietuc – Dùng hàn the – chất nằm ngoài danh mục được phép sử dụng để chế biến thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế, một cơ sở nem chả ở Đà Nẵng bị xử phạt 35 triệu đồng. Ngày 21/4, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản TP Đà Nẵng ra quyết định phạt 35 triệu đồng và đình chỉ hoạt động cơ sở sản xuất nem, chả của… Continue readingBị phạt 35 triệu đồng vì dùng hàn the chế biến chả

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm