Nông nghiệp trở lại đường đua

Monday, 10/07/2017, 10:38 AM

Doanhnhanvietuc – Nếu như năm ngoái thời tiết không thuận, ElNino, xâm nhập mặn ở miền Nam, hạn hán ở miền Trung… khiến ngành nông nghiệp điêu đứng và trở thành gánh nặng kéo tụt đà tăng trưởng GDP cả nước thì 6 tháng đầu năm 2017 bức tranh của ngành nông nghiệp đã tươi sáng hơn rất nhiều.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy nửa đầu năm nay ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đã có mức tăng 2,65% cùng kỳ năm trước và đã đóng góp 0,43 điểm phẩm trăm vào tăng trưởng GDP.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản nửa đầu năm nay đạt 17,1 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 15,4%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 14,1%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,8 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước.

Hầu hết các ngành hàng đều có sự gia tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị như gạo,thủy sản, hàng rau quả, chè, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ…

Một số ngành hàng đã có mức tăng vượt trội như ngành hàng rau quả tăng 44,6%, đạt 1,7 tỷ USD, cao su đạt 867 triệu USD, tăng 5% về khối lượng và tăng 58,6% về giá trị.

Ngành lúa gạo tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng trong nửa đầu năm 2017. Xuất khẩu gạo tăng trưởng rất mạnh trong quý 2, kéo sản lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay ước đạt 2,8 triệu tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, tương đương đạt 1,2 tỷ USD.

Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu giai đoạn này đang ở mức cao nhất trong 4 năm nhờ nhu cầu gia tăng trên thị trường thế giới, khi Bangladesh cần nhập khẩu gạo số lượng lớn để bù đắp khoảng 700.000 tấn lúa gạo bị hư hỏng do lũ lụt và Philippines quyết định nhập thêm 250.000 tấn gạo. Việt Nam, với vai trò là một trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đang được hưởng lợi lớn từ các chính sách này.

Chưa bao giờ ngành nông nghiệp lại được sự quan tâm và ưu ái của các cấp bộ ngành như hiện nay. Với truyền thống “con trâu lúa nước”, 50% lao động tham gia, đóng góp 20% GDP, ngành nông nghiệp đang nhận được ưu ái cả về vốn lẫn nguồn lực nhằm đưa nông nghiệp trở thành một trong các mũi nhọn phát triển kinh tế đất nước.

Chính phủ đã có những động thái mạnh mẽ để cởi trói, kiến tạo phát triển nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp thông minh, sản xuất theo yêu cầu thị trường, hướng vào thị trường gần 100 triệu dân của nước ta và hướng về xuất khẩu, nhất là rau, củ, quả, chăn nuôi.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ra chỉ đạo nâng gói hỗ trợ cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng và giao Ngân hàng Nhà nước vận động các ngân hàng có gói tín dụng hỗ trợ cần thiết để làm vấn đề này. Nhờ đó, dòng vốn chảy vào nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao đã có bước nhảy vọt từ 3.700 tỷ lên 32.000 tỷ đồng chỉ trong 4 tháng.

Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều đều trăn trở đối với những người làm nông nghiệp. Câu chuyện “được mùa mất giá” vẫn là nỗi ám ảnh của nông dân. Cụm từ “nền nông nghiệp giải cứu” diễn ra liên tục trong 6 tháng đầu năm khiến các lãnh đạo trong ngành nông nghiệp phải nghiêm túc nghiên cứu về thị trường và đầu ra cho nông sản. Không thể nuôi dưỡng một nền nông nghiệp tỷ đô với sản xuất manh mún và công nghệ lạc hậu. Điều này cần có sự tham gia của các doanh nghiệp quy mô lớn, với chiến lược phát triển bền vững và có chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm. Họ có thể đồng hành cùng người nông dân để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.

Hiện tại Việt Nam không có quá nhiều các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp bài bản với quy mô lớn, Vingroup, PAN Group, Hoàng Anh Gia Lai, Lộc Trời… là những cái tên ít ỏi đầu tư nông nghiệp một cách bài bản.

Cuối tháng 7 tới đây Tập đoàn Lộc Trời, một doanh nghiệp lớn trong ngành nông nghiệp sẽ chuẩn bị chào sàn. Với sứ mạng “cùng nông dân phát triển bền vững”, Lộc Trời với chuỗi giá trị từ giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm dinh dưỡng hữu cơ sinh học, sản phẩm gạo, đóng gói bao bì, tạo ra một vòng đời khép kín cho sản phẩm mà nông dân không phải lo lắng về đầu ra.

Hạt gạo của Lộc Trời được đặt tên là “Hạt Ngọc Trời” với ý nghĩa là sản phẩm tinh hoa của đất trời và thiên nhiên ban tặng. Hạt Ngọc Trời không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà đã xuất khẩu đi 36 quốc gia trên khắp thế giới. Lên sàn, Lộc Trời sẽ tiếp cận với nguồn vốn mới từ phía các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, qua đó gián tiếp mở rộng quy mô và đóng góp nhiều hơn cho nền nông nghiệp nước nhà.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Australia công bố điều kiện nhập khẩu cuối với thanh long Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia vừa công bố bản Báo cáo cuối cùng phục vụ việc đánh giá các yêu cầu an toàn sinh học đối với việc nhập khẩu thanh long tươi từ Việt Nam. Đóng gói thanh long chuẩn bị cung ứng ra thị trường. (Nguồn: TTXVN) Báo cáo cũng nêu rõ, phía Australia cho phép nhập khẩu thanh long tươi từ tất cả các vùng sản xuất thanh long thương… Continue readingAustralia công bố điều kiện nhập khẩu cuối với thanh long Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ giảm thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực cao ngành CNTT

Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân là nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT. Trao đổi tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 ngày 30/8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của… Continue readingThứ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ giảm thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực cao ngành CNTT

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Nông dân làm giàu được từ kinh doanh nông nghiệp, môi trường nông thông mới đáng sống là những kỳ vọng cho một giai đoạn mới ở ĐBSCL – Ý kiến của ông Trần Hữu Hiệp, ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.  Theo ông Hiệp, ĐBSCL được nhận diện là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH với những biểu hiện… Continue readingDoanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2016 tăng trưởng âm, nông nghiệp Việt cần làm gì trong năm 2017?

Năm 2016, lần đầu tiên ngành nông nghiệp rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Nguyên nhân lớn nhất là do hậu quả của ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến sản xuất. Vậy năm 2017, ngành phải làm gì để thoát tình trạng này? Ảnh minh họa. Tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017;… Continue readingNăm 2016 tăng trưởng âm, nông nghiệp Việt cần làm gì trong năm 2017?

Bộ Trưởng Thương mại New Zealand đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

Trong vai trò là khách mời của chương trình Quốc gia Khởi nghiệp phát sóng ngày 26/5 trên kênh truyền hình VTV1 vừa qua, Bộ trưởng Thương Mại New Zealand đã có buổi trò chuyện, chia sẻ về khởi nghiệp trong nông nghiệp cũng như đưa ra những nhận định thực tế về lĩnh vực này. Nông nghiệp là một phần quan trọng của nền kinh tế Trong buổi trò chuyện tại chương trình Quốc… Continue readingBộ Trưởng Thương mại New Zealand đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm