Vì sao Trung Quốc ồ ạt thâu tóm các công ty nông nghiệp khắp thế giới?

Friday, 28/07/2017, 17:43 PM

Theo hãng tin CNN, Trung Quốc hiện đang tăng cường thâu tóm các công ty nông nghiệp trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của đất nước.

Vì sao Trung Quốc ồ ạt thâu tóm các công ty nông nghiệp khắp thế giới?

Gần đây, tập đoàn quốc doanh ChemChina đã hoàn tất thương vụ mua lại hãng thuốc trừ sâu và hạt giống Syngenta của Mỹ với giá 44 tỷ USD. Đây là thương vụ lớn nhất của Trung Quốc trong mảng nông nghiệp.

Không dừng lại ở đó, hãng Dow Chemical cho biết một công ty nông nghiệp quốc doanh Trung Quốc mới đề nghị mức giá 1,1 tỷ USD cho mảng nghiên cứu giống ngô Brazil của doanh nghiệp này.

Số liệu của Dealogic cho thấy trong 10 năm qua, Trung Quốc đã chi tới 91 tỷ USD để thâu tóm gần 300 doanh nghiệp nước ngoài liên quan đến mảng nông nghiệp, hóa chất và cây giống.

Vậy tại sao Trung Quốc lại thèm khát những hãng nông nghiệp như vậy?

Theo các chuyên gia, việc mua ồ ạt những công ty nông nghiệp nằm trong kế hoạch đảm bảo an ninh lương thực cho 1,4 tỷ dân Trung Quốc. Mức sống tăng cao kèm nhu cầu với Protein buộc chính quyền Bắc kinh phải chú ý hơn đến nguồn cung thịt cũng như nhiều nông sản khác.

Dẫu vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường, lao động nông nghiệp giảm đã khiến sản lượng nông sản của nước này bị đe dọa nghiêm trọng. Thêm vào đó, lối canh tác manh mún và ít áp dụng công nghệ khiến năng suất tại Trung Quốc không cao.

Với động thái mua lại Syngenta, chính quyền Bắc Kinh cho thấy rõ họ muốn học hỏi thêm công nghệ nhằm phát triển kỹ thuật canh tác trong nước.

Mặc dù an ninh lương thực là vấn đề trọng yếu với nhiều quốc gia nhưng Trung Quốc lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề này khi họ đã từng trải qua vài nạn đói vào cuối thập niên 1950 khiến hàng chục triệu người tử vong do đói ăn.

Bên cạnh đó, việc mua ồ ạt các công ty nông nghiệp vẫn khiến nhiều chuyên gia nghi vấn về khả năng đáp ứng an ninh lương thực khi các công ty đặt lợi ích của cổ đông lên trên quốc gia. Vào năm 2013, hãng Shuanghui Internatioanl của Trung Quốc mua lại công ty thịt lợn Smithfield Foods nhưng sản lượng thịt lợn của Smithfield không hề tăng cũng như không bị nhập khẩu quá đà sang Trung Quốc.

Tất nhiên, việc Trung Quốc mua ngày càng nhiều các hãng nông nghiệp sẽ thu hút thêm sự chú ý của các quốc gia. Mặc dù nhiều nước như Ả Rập Xê Út hay Nhật Bản cũng mua các hãng nông nghiệp trên thế giới nhưng họ không có những động thái ồ ạt với mức tiền lớn như Trung Quốc. Trong trường hợp mất mùa lớn, nhiều chính trị gia lo ngại các công ty bị thu mua bởi Trung Quốc sẽ không tôn trọng hợp đồng thương mại để mang lương thực về quốc gia Châu Á nay.

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

“Ngại” đầu tư vào nông nghiệp, vì sao?

Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao là con đường ngắn nhất giúp thu hẹp khoảng cách về công nghệ và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp giữa Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) đến năm 2020 quy định rõ: Đưa tỷ trọng giá trị sản xuất… Continue reading“Ngại” đầu tư vào nông nghiệp, vì sao?

CEO Vinamit: Khởi nghiệp nông nghiệp cần nghĩ tới thị trường quốc tế

Doanhnhanvietuc – Hiện Vinamit đang bán 30% sản phẩm của công ty cho thị trường trong nước. Dịp Tết, con số này có thể lên tới 40%. Ông Nguyễn Lâm Viên, CEO của Vinamit, đã có những chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện bán sản phẩm ra thế giới. Chào ông, sản phẩm mít sấy, chuối sấy… của ông đã bán nhiều ở thị trường quốc tế. Vậy khó khăn mà doanh nghiệp của… Continue readingCEO Vinamit: Khởi nghiệp nông nghiệp cần nghĩ tới thị trường quốc tế

Mối quan tâm đặc biệt của Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dành ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để về Hà Nam nhấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Thủ tướng thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Phước. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Hà Nam cũng là nơi mà hơn một ngàn năm trước, vua Lê Đại Hành đã làm lễ tịch điền đầu tiên. Việc Thủ… Continue readingMối quan tâm đặc biệt của Thủ tướng

Australia công bố điều kiện nhập khẩu cuối với thanh long Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia vừa công bố bản Báo cáo cuối cùng phục vụ việc đánh giá các yêu cầu an toàn sinh học đối với việc nhập khẩu thanh long tươi từ Việt Nam. Đóng gói thanh long chuẩn bị cung ứng ra thị trường. (Nguồn: TTXVN) Báo cáo cũng nêu rõ, phía Australia cho phép nhập khẩu thanh long tươi từ tất cả các vùng sản xuất thanh long thương… Continue readingAustralia công bố điều kiện nhập khẩu cuối với thanh long Việt Nam

Doanh nghiệp chia sẻ khó khăn khi đầu tư vào nông nghiệp

Doanhnhanvietuc – Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, áp dụng khoa học công nghệ, kêu gọi nguồn vốn và sự hợp tác của các nhà khoa học còn nhiều khó khăn khiến doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chưa phát huy hết tiềm năng. Ngày 22/4, hội nghị giao ban khoa học và công nghệ các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ 11 diễn ra tại Ninh Bình. Tại hội thảo… Continue readingDoanh nghiệp chia sẻ khó khăn khi đầu tư vào nông nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm