Vì sao GDP quý III đạt mức tăng trưởng kỷ lục 7,46%?

Sunday, 01/10/2017, 00:16 AM

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nêu ra 3 lý do cho mức tăng rất mạnh của GDP quý III với 7,46%. Đây là mức cao kỷ lục sau nhiều năm.

Vì sao GDP quý III đạt mức tăng trưởng kỷ lục 7,46%?

Sáng nay (29/9), Tổng cục Thống kê đã tổ chức công bố số liệu kinh tế – xã hội 9 tháng năm 2017. Theo đó, GDP trong nước 9 tháng tăng 6,41% so với năm trước, trong đó, quý I tăng 5,15%, quý II tăng 6,28% – có sự điều chỉnh so với số liệu hồi quý II đưa ra là 6,17%.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết điểm đặc biệt trong quý này là GDP đã đạt mức kỷ lục sau nhiều năm, với 7,46%. “Đây là mức tăng ngoạn mục”, ông Lâm nhấn mạnh.

Lý giải, ông Lâm cho biết đây, trước hết là dựa vào ngành thuỷ sản tăng trưởng trên 5%. Điều này thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu từ cây lúa sang nuôi trồng thuỷ sản. “Đó là điểm sáng trong nông nghiệp”, ông Lâm nói.

Bởi lẽ với 1 ha đất trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, theo tính toán, cho giá trị hơn gấp 4 lần, nhờ đó đóng góp thêm nhiều vào GDP.

Điểm sáng thứ 2 là ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Trong đó, đây là lần đầu tiên khu vực chế biến chế tạo đạt mức tăng trưởng 12,8% – mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Ông Lâm nhấn mạnh nó có sự đóng góp không nhỏ của khu vực FDI, cụ thể hơn là Samsung với việc ra đời sản phẩm Samsung Galaxy Note 8.

Điểm thứ 3 là sự phát triển của nhóm ngành dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đã tăng mạnh, nếu loại trừ yếu tố giá, ngành này tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với đà tăng trưởng này, ông Lâm không giấu kỳ vọng đến cuối năm, mục tiêu GDP của Việt Nam có thể đạt được, dù kịch bản tăng trưởng của quý IV phải đạt 7,31%, một mức khá cao.

Theo Trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Tăng trưởng GDP dưới góc nhìn sử dụng

Tăng trưởng kinh tế được xét ở các góc độ khác nhau, không chỉ ở góc độ sản xuất, mà cả ở góc độ sử dụng GDP… Các thông tin về tích lũy tài sản trong 9 tháng đầu năm 2017 cho biết: tốc độ tăng của tích lũy tài sản đều cao hơn tốc độ tăng của GDP (9,8% so với 6,41%). Tăng trưởng kinh tế được xét ở các góc độ khác nhau,… Continue readingTăng trưởng GDP dưới góc nhìn sử dụng

ADB thay đổi quan điểm, nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 lên mức 6,7%

Doanhnhanvietuc – Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 6,7% trong năm 2017 và 2018. Trước đó, Ngân hàng Thế giới đã thay đổi đánh giá về tăng trưởng GDP của Việt Nam. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra thông tin cập nhật dự báo phát triển kinh tế của khu vực Châu Á. Trong đó, ADB đã nâng… Continue readingADB thay đổi quan điểm, nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 lên mức 6,7%

Vì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

Một nghiên cứu của Moody cho biết hệ thống thanh toán điện tử có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, cụ thể là GDP và tiêu dùng. Sử dụng các hệ thống thanh toán điện và các loại hình thẻ thanh toán sẽ tạo ra GDP tương đương 3,18 tỷ USD giai đoạn 2011-2015, tương đương với tạo ra việc làm cho khoảng 75.000 người mỗi năm trên thế giới. Lợi ích… Continue readingVì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

SSI Research: Việt Nam có thể tăng trưởng GDP trên 7% vào năm 2018

SSI Research tin tưởng rằng nền kinh tế đang đi đúng hướng và đây là kết quả của những nỗ lực nội tại rất lớn như thu hút FDI hay tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã diễn ra từ nhiều năm trước. Theo báo cáo vĩ mô vừa được SSI Research công bố, GDP quý III có sự cải thiện mạnh với mức tăng 7,46%, trước đó quý I và quý II tăng… Continue readingSSI Research: Việt Nam có thể tăng trưởng GDP trên 7% vào năm 2018

Một hiệp định thương mại có các thành viên chiếm 1/3 GDP toàn cầu vừa được chốt

Doanhnhanvietuc – Đã trải qua 4 năm đàm phán, hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Nhật Bản và EU cuối cùng đã được chốt vài tháng sau khi ông Trump lên nắm quyền và ngay lập tức rút Mỹ ra khỏi TPP đồng thời khiến các cuộc đàm phán với EU rơi vào bế tắc. Hôm 6/7, Nhật Bản và Liên minh châu Âu cuối cùng đã đạt được thỏa thuận lịch sử về… Continue readingMột hiệp định thương mại có các thành viên chiếm 1/3 GDP toàn cầu vừa được chốt

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm