Thủ tướng: Nửa vời thì sẽ thất bại trong hội nhập

Thursday, 21/12/2017, 03:51 AM

Doanhnhanvietuc – Nhấn mạnh tinh thần một Việt Nam tự cường trong hội nhập, Thủ tướng nêu rõ, nếu không có quyết tâm cao, không có hành động cụ thể, không triển khai đến nơi đến chốn thì sẽ thất bại…

Thủ tướng: Nửa vời thì sẽ thất bại trong hội nhập

Sáng 20/12, dự Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là cơ hội để “chúng ta tiếp tục lắng nghe các thời cơ, các nguy cơ của hội nhập để chủ động hơn”. Vì thế, để không lãng phí trí tuệ của các đại biểu, Thủ tướng đề nghị Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế nên soạn thảo một cuốn kỷ yếu, tập hợp tất cả các ý kiến phát biểu để cho các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu bởi “chỉ nói qua thì chưa thấm, chưa chuyển thành hành động được đâu, các đồng chí bận rộn nhiều công việc, dễ lãng quên”.

Cho rằng hội nhập thời gian qua đạt một số kết quả khả quan, Thủ tướng cho biết, trong đó, thấy rất rõ là kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2017 đạt con số kỷ lục 400 tỷ USD. Thu hút FDI đạt thành công lớn, với khoảng 24.000 dự án, tổng vốn trên 320 tỷ USD, ứng xử của các doanh nghiệp FDI đã tốt hơn. Nhiều FTA thế hệ mới được ký kết, nhiều thị trường mới được mở ra. Nhờ hội nhập, chúng ta đã cơ cấu lại nền kinh tế, một số ngành, sản phẩm đã được hình thành ở Việt Nam.

Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, phải nhìn nhận các bất cập, tồn tại mà nếu chúng ta làm tốt hơn thì kết quả đầy đặn hơn, mang lại lợi ích lớn hơn cho đất nước. Sức cạnh tranh chưa bắt kịp với hội nhập. Khu vực doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI chưa có sự liên kết hiệu quả. Nhận thức và hành động của một số ngành, địa phương, đặc biệt của người dân, doanh nghiệp về hội nhập là vấn đề rất lớn. Chính nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, cho nên hành động chưa đủ quyết liệt để chuyển tình thế phù hợp với hội nhập, Thủ tướng nói.

Không để Việt Nam rơi vào thế bị động, bất ngờ

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ: Chính phủ Việt Nam kiên trì chủ trương hội nhập toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, tư tưởng bảo hộ thương mại đang xuất hiện ở một số nước, Việt Nam vẫn quyết tâm hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính phủ Việt Nam coi hội nhập kinh tế quốc tế là động lực để cải cách kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phát huy mạnh mẽ Chính phủ kiến tạo để tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh tốt hơn. Cứ trì trệ, bộ máy chạy không đều, “kẻ đẩy, người kéo” thì khó phát triển đất nước. Do đó, những rào cản, thủ tục, chi phí không cần thiết cần sớm xóa bỏ.

Thủ tướng nhấn mạnh việc tập trung triển khai Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đồng bộ trên tất cả các phương diện. Phối hợp tốt hơn nữa giữa các bộ, ngành, địa phương gắn liền với chương trình hành động trong cải cách, nhất là tạo điều kiện cho kinh doanh.

Ban Chỉ đạo liên ngành kinh tế cần phát huy và tăng cường hơn nữa kết nối, điều phối các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.

Đặc biệt, cần rà soát các thỏa thuận hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là cam kết trong các FTA; đôn đốc các bộ, ngành và địa phương thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế; định kỳ báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện.

“Phải có kỷ luật nghiêm về vấn đề này. Một số địa phương chưa quan tâm và chỉ đạo điều này còn kém thì phải khắc phục”, Thủ tướng nói.

Chính phủ luôn xác định doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, trong đó khu vực doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng và tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp ngày càng phát triển.

“Doanh nghiệp mà có niềm tin thì sẽ phát triển”, Thủ tướng nói. “Vì sao thương vụ bán cổ phần Sabeco thành công lớn như thế? Nhà đầu tư họ thấy niềm tin thị trường, niềm tin xã hội vào Chính phủ, vào kinh tế vĩ mô của Việt Nam”.

Thủ tướng: Nửa vời thì sẽ thất bại trong hội nhập - Ảnh 1.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn đồng hành và lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách để cùng tháo gỡ những khó khăn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu các FTA để xây dựng phương án kinh doanh, sáng tạo vượt qua thách thức và tận dụng tối đa các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường liên kết thông qua các hiệp hội, ngành hàng để bảo vệ quyền lợi chính đáng trong quá trình cạnh tranh và đối phó với những rào cản mới trong thương mại quốc tế.

Trong thực thi các hiệp định FTA, Chính phủ sẽ có những biện pháp hỗ trợ, nâng đỡ phù hợp với những lĩnh vực còn tạm thời khó khăn của nền kinh tế để từng bước vươn lên.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cần tập trung phát huy nội lực. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần một Việt Nam tự cường trong hội nhập quốc tế để vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội.

Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập kinh tế cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước tăng cường nghiên cứu các vấn đề mang tính chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế để làm cơ sở tham mưu, tư vấn cho Chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về hội nhập. Trong đó, tập trung nghiên cứu các vấn đề mới về hội nhập kinh tế quốc tế như tác động của việc tham gia các FTA thế hệ mới, xu hướng chuyển dịch trọng tâm hợp tác trong các khung khổ khu vực và toàn cầu như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, tác động của tình hình kinh tế chính trị thế giới tới tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam…

Cần đẩy mạnh công tác dự báo, không để Việt Nam rơi vào thế bị động, bất ngờ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về tình hình hội nhập và có những hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp và người dân nắm bắt, hiểu biết và có hành xử đúng trong hội nhập.

“Tiến trình hội nhập nói chung, đặt biệt là kinh tế quốc tế cần phải có quyết tâm cao, với sự sáng tạo, nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành”, Thủ tướng nêu rõ. “Không có quyết tâm cao, không có hành động cụ thể, không triển khai đến nơi đến chốn, chúng ta nửa vời thì chúng ta thất bại”.

Tại Diễn đàn, Thủ tướng kêu gọi và hoan nghênh sự ủng hộ, hợp tác của các đối tác và cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Theo chinhphu

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng muốn Vân Đồn nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của châu Á – Thái Bình Dương

Thủ tướng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ninh chiều 1/9. Quảng Ninh theo Thủ tướng đã tạo nguồn cảm hứng cho cả nước về cải cách hành chính. Sự chuyển đổi phát triển của tỉnh, từ “nâu” sang “xanh” cũng là hành trình phát triển của Việt Nam. Theo đó, nếu Việt Nam được xem là quốc gia phát triển nhanh ở châu Á thì Quảng Ninh là… Continue readingThủ tướng muốn Vân Đồn nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của châu Á – Thái Bình Dương

Thủ tướng: “Xâm thực” gạo của các nước vào Việt Nam mới đáng sợ

Thủ tướng: Một số thương hiệu và chất lượng gạo của một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đã vào bữa ăn của người Việt Thủ tướng lo ngại trước tình trạng “xâm thực gạo” của các nước vào Việt Nam Tiếp tục thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, sáng 15/3 tại Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân… Continue readingThủ tướng: “Xâm thực” gạo của các nước vào Việt Nam mới đáng sợ

Cuộc chiến gạo và ‘thách thức 109’ của Việt Nam

Cứ thấy cách Campuchia táo bạo vác bao gạo tặng cho Hoa hậu ngày đăng quang, cách Thủ tướng Thái nhìn đăm đăm rồi hỏi thật kỹ về gạo Việt, và cả những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về sửa đổi điều kiện xuất khẩu gạo, mới thấy cuộc chiến gạo nóng lắm rồi. Hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam vướng nhiều quy định tại Nghị định 109. ​Cứ… Continue readingCuộc chiến gạo và ‘thách thức 109’ của Việt Nam

Thái Lan: Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất trong ASEAN

Đại diện Hoàng gia Thái Lan nêu rõ nước này coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực khi đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chủ tịch Hội đồng cơ mật Thái Lan, thứ tư từ phải sang, đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN. Chủ tịch Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Thái Lan Prem Tinsulanonda hôm nay cho biết Hoàng gia và chính phủ Thái Lan luôn coi trọng và ưu… Continue readingThái Lan: Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất trong ASEAN

Hàng loạt bộ trưởng nhận lệnh của Thủ tướng cho mục tiêu 2017

Đẩy mạnh cải cách thủ tục, giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp… là những chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu lãnh đạo các bộ ngành rốt ráo thực hiện các nhiệm vụ của ngành mình để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2017 đã đề ra. Điểm đáng chú ý trong chỉ đạo của… Continue readingHàng loạt bộ trưởng nhận lệnh của Thủ tướng cho mục tiêu 2017

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm