4 trọng tâm điều hành kinh tế của Chính phủ trong năm 2018

Friday, 29/12/2017, 03:32 AM

Doanhnhanvietuc – Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 28/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trình bày tóm tắt nội dung dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

4 trọng tâm điều hành kinh tế của Chính phủ trong năm 2018

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020. Phát huy kết quả đạt được của năm 2017, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 đã được Trung ương Đảng, Quốc hội thông qua, Chính phủ xác định phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” và các trọng tâm chỉ đạo điều hành như sau:

Một là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hai là, thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở tất cả các ngành, các cấp.

Ba là, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Bốn là thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội; thực hành dân chủ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Về tăng trưởng, Chính phủ cho biết, mục tiêu tăng trưởng GDP tăng 6,7%; hiện đã vượt mức kế hoạch đề ra đạt 6,81% (Quốc hội giao 6,5% đến 6,7%). Trong đó: Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,0% (nông nghiệp 2,25%, lâm nghiệp 6,5%, thủy sản 5%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,7% (công nghiệp 7,3%, xây dựng 9,2%); khu vực dịch vụ 7,4%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8% đến 10% (Quốc hội giao tăng 7%-8%); trong đó xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 36-37 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khoảng 10%.

Chính phủ dự kiến thực hiện 59 nhiệm vụ, giải pháp, trọng tâm là điều hành đồng bộ, hiệu quả các chính sách vĩ mô; phấn đấu giảm lãi suất cho vay; nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên; ổn định thị trường ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối..

Thúc đẩy xuất khẩu, đơn giản hóa thủ tục hành chính xuất nhập khẩu, nhất là kiểm tra chuyên ngành. Phát triển mạnh thị trường trong nước; xây dựng hệ thống phân phối đồng bộ và hiệu quả. Tiếp tục điều chỉnh theo lộ trình giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế. Phát triển thị trường bất động sản ổn định, bền vững.

Về nợ công và kỷ luật ngân sách, Chính phủ yêu cầu tăng cường kỷ luật tài chính – ngân sách Nhà nước, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn lậu thuế; triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài sản công, nợ công. Đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm; chấn chỉnh những bất cập trong các dự án BOT.

Theo nhipsongkinhte

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Chính phủ kiến tạo ra tay, tỷ giá có một năm ‘sóng yên biển lặng’

Tỷ giá năm 2016 diễn biến ổn định nhất trong nhiều năm. Điều này đạt được là chính do bàn tay chính sách vững vàng và linh hoạt của Chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước 2016 là một năm mà một loạt các biến động lớn chưa từng có đã xảy đến với thế giới. Những sự kiện này đã tác động một cách sâu rộng tới từng “thành trì” của nền kinh tế… Continue readingChính phủ kiến tạo ra tay, tỷ giá có một năm ‘sóng yên biển lặng’

Phân cấp phân quyền: Mới chỉ có Thủ tướng làm mạnh

Doanhnhanvietuc – Cấp này phải xin ý kiến cấp kia, cấp kia lại xin ý kiến cấp nọ, không biết bao giờ trả lời, nên thiệt thòi trước hết là người dân và doanh nghiệp… Cấp này phải xin ý kiến cấp kia, cấp kia lại xin ý kiến cấp nọ, không biết bao giờ trả lời, nên thiệt thòi trước hết là người dân và doanh nghiệp, Phó bí thư Thường trực Thành uỷ… Continue readingPhân cấp phân quyền: Mới chỉ có Thủ tướng làm mạnh

Bất động sản Hà Nội 2017: Giải mã sức hút của khu vực phía Nam

Doanhnhanvietuc – Trong suốt quý I/2017, thống lĩnh các tin tức nóng hổi về thị trường bất động sản Hà Nội là sự “trỗi dậy” của khu vực phía Nam thành phố. Phải chăng khu vực này có sức bật mạnh mẽ đến vậy chỉ nhờ hạ tầng giao thông mới cải thiện và nguồn cung dồi dào? Từ thế mạnh của hạ tầng và nguồn cung… Kể từ 2014 đến nay khi thị trường cả… Continue readingBất động sản Hà Nội 2017: Giải mã sức hút của khu vực phía Nam

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 dự kiến khoảng 6,5%

Theo Nghị quyết của Chính phủ phiên họp tháng 8, trọng tâm là đảm bảo các cân đối kinh tế lớn, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, hướng tới tăng trưởng thực chất, bền vững. Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá kỹ tình hình, kết quả… Continue readingMục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 dự kiến khoảng 6,5%

Các ngân hàng thương mại đứng ở đâu trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng điện tử?

Doanhnhanvietuc – Trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng, khách hàng có vị trí trung tâm và ngân hàng giữ vai trò chủ chốt. “Khi số thuê bao di động vượt quá dân số, thanh toán di động là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn. Phát triển tốt dịch vụ này sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ”, Chuyên gia… Continue readingCác ngân hàng thương mại đứng ở đâu trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng điện tử?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm