Phân cấp phân quyền: Mới chỉ có Thủ tướng làm mạnh

Tuesday, 31/10/2017, 02:45 AM

Doanhnhanvietuc – Cấp này phải xin ý kiến cấp kia, cấp kia lại xin ý kiến cấp nọ, không biết bao giờ trả lời, nên thiệt thòi trước hết là người dân và doanh nghiệp…

Phân cấp phân quyền: Mới chỉ có Thủ tướng làm mạnh

Cấp này phải xin ý kiến cấp kia, cấp kia lại xin ý kiến cấp nọ, không biết bao giờ trả lời, nên thiệt thòi trước hết là người dân và doanh nghiệp, Phó bí thư Thường trực Thành uỷ Tp.HCM, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm trao đổi với báo chí bên hàng lang Quốc hội sáng 30/10.

Vấn đề được bà Tâm đề cập nằm trong nội dung được Quốc hội tiến hành giám sát tối cao: kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016

Đề cập vấn đề phân cấp, phân quyền, đại biểu Tâm cho rằng Thủ tướng thì rất mạnh mẽ nhưng Chính phủ và các bộ ngành chưa mạnh mẽ.

“Tôi thấy có những quyền của Thủ tướng, Thủ tướng mạnh dạn phân cấp cho địa phương, nhưng một số bộ ngành lại không mạnh dạn và không quan tâm đến việc phân cấp, phân quyền. Không thể để các bộ ngành kéo dài việc đó được mà Quốc hội phải trong thẩm quyền của mình phải giám sát, và đã rõ rồi thì Quốc hội phải quyết định. Tôi cho rằng đây là cơ hội để Quốc hội quyết định trong nghị quyết của mình”, bà Tâm nói.

Theo nhận xét của đại biểu Tâm thì tình trạng hội họp nhiều gây lãng phí về thời gian, kinh phí, quyết định vấn đề chậm, báo cáo giám sát có nói đến nhưng chưa phân tích sâu, chưa điểm huyệt đúng tình trạng này.

Đại biểu Tâm phân tích: chậm xử lý, hội họp nhiều là tổ chức còn dàn trải đều từ Trung ương đến phường xã, một việc mà cả 4 cấp đều làm, nhiệm vụ chức năng chồng chéo nhau thì đương nhiên phải họp. Cấp này lại phải xin ý kiến cấp kia, cấp kia lại xin ý kiến cấp nọ, không biết bao giờ trả lời, nên thiệt thòi trước hết là người dân và doanh nghiệp. Cồng kềnh nên đẻ ra “chạy”, đẻ ra né tránh trách nhiệm vì quá nhiều người đứng đầu các cấp phải chịu trách nhiệm thì lấy ai là người chịu trách nhiệm chính.

Phó bí thư Tp.HCM cũng nhấn mạnh, một việc, một cấp một người đứng đầu chịu trách nhiệm thì đã nói nhiều rồi, nhưng khi giám sát chưa chỉ ra cụ thể hạn chế đó trách nhiệm của ai? Vì sao để kéo dài như vậy? Nó còn kéo dài nữa không khi nghị quyết về giám sát của Quốc hội ra đời?

Nói và làm phải đi đôi vơi nhau thì người dân mới đỡ khổ. Những vấn đề khó thì cấp phải chịu trách nhiệm chính lại né tránh dựa vào lỗ hổng của pháp luật, dựa vào sự cào bằng về trách nhiệm nên đi hỏi cấp trên, cấp trên hỏi cấp trên nữa, lên tận Chính phủ, cuối cùng người dân phải dài cổ chờ đợi. Do quy định của pháp luật nên các cấp chính quyền dễ né tránh, vi phạm thưc hiện nhiệm vụ ở cấp của mình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, bà Tâm nhìn nhận.

Vấn đề tiếp theo được đại biểu Tâm quan tâm chính là vai trò của cấp chính quyền xã, phường. “Đây là cấp chính quyền sát dân nhất, như một cái lu, bao nhiêu nước máng xối là đổ về cái lu này. Tôi đề nghị cần xác định chức năng nhiệm vụ cho đúng đắn, từ đó biên chế thế nào cho đủ để làm việc, tránh việc có biên chế mà không chuyên trách. Chuyên trách và không chuyên trách lằn ranh về nhiệm vụ rất mong manh, nhưng chế độ lại rất khác biệt, sinh ra không công bằng”, đại biểu Tâm phân tích.

Một vấn đề khác cũng được đại biểu đề cập là nâng cao thu nhập của cán bộ công chức một cách chính đáng để họ đủ sống ở trung bình khá trở lên mới toàn tâm toàn ý làm việc được.

Theo đại biểu thì  mức lương hiện nay thực sự là quá thấp, cần có cơ chế khoán kinh phí một cách chủ động cho chính quyền địa phương, tự họ sẽ quyết định lương cán bộ phù hợp với năng suất lao động, chức năng được giao. Như vậy, công vụ của cán bộ công chức đi song hành với chế độ mà họ được thụ hưởng.

Trong cuộc trao đổi, phóng viên cũng đề cập đến thông tin từ báo cáo của Chính phủ có nói công chức địa phương vượt hơn 8000 người so với quy định, trong đó Tp, HCM cũng vượt khá nhiều.

Trả lời vấn đề này, bà Tâm cho rằng Chính phủ  và Quốc hội phải thấy rõ ràng rằng thời gian qua chúng ta phân biên chế có tính cào bằng. Nghĩa là không phân định được tính chất của từng địa phương: số dân, địa vị chính trị, nền kinh tế, số lượng công vụ mà bộ máy ở đó phải đáp ứng.

“Tp.HCM có trên dưới 10 triệu dân, lượng công vụ ở đó gấp bao nhiêu lần địa phương khác, vậy thì tổ chức bộ máy phải tương thích với nhiệm vụ đó, không thể cào bằng như vậy được. Việc này phải được bàn đến trong kỳ họp này. Thời gian qua tổ chức bộ máy bất cập với một số địa phương có nhiệm vụ nặng nề và lãng phí với địa phương có ít dân và nhiệm vụ. Nói như vậy không có nghĩa là Tp. HCM đã làm tốt hết, chúng tôi vẫn tính toán sắp xếp lại, tinh giản, nhưng vẫn cần có chính sách thu hút người có khả năng phục vụ trong bộ máy”, đại biểu Tâm cho biết.

Theo Vneconomy

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Úc: Các cộng đồng sắc tộc lo ngại nhiều về dự luật quốc tịch mới

Trong khi chính phủ tin luật quốc tịch mới sẽ làm cho nước Úc có an ninh hơn và từ ngữ “quốc tịch Úc” có ý nghĩa hơn, những người muốn nhập tịch lại cho là bị đối xử bất công. Chấn động vì các thay đổi trong luật vào quốc tịch Thủ tướng Malcom Turnbull từ lâu đã gọi Úc là nước đa văn hóa thành công nhất trên thế giới. Nhưng những thay… Continue readingÚc: Các cộng đồng sắc tộc lo ngại nhiều về dự luật quốc tịch mới

DN thường xuyên bị hỏi thăm để xin kinh phí hỗ trợ

–“Việc thăm hỏi là thường xuyên, không phải để kiểm tra, xem xét hay chấn chỉnh gì mà để xin kinh phí hỗ trợ, một số người uất ức gọi là xin đểu”, ĐB Nguyễn Sỹ Cương chia sẻ chuyện một DN. Tiếp tục thảo luận về kinh tế – xã hội chiều nay, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho hay, kết quả kinh tế – xã hội 2016 cho đến thời điểm này… Continue readingDN thường xuyên bị hỏi thăm để xin kinh phí hỗ trợ

Thủ tướng thăm lại trường xưa

Về Đại học Kinh tế Quốc dân dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xúc động khi gặp lại thầy cô, bạn bè cũ. Ngày 12/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Đại học Kinh tế Quốc dân – mái trường ông đã học tập từ năm 1973 đến 1977. Thủ tướng gặp lại những người thầy, người bạn cũ. Ảnh: Nhật… Continue readingThủ tướng thăm lại trường xưa

Lược sử Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Ở bất kỳ quốc gia nào, tại bất kỳ giai đoạn nào, nhu cầu tư vấn chính sách là luôn có. Dọc theo dòng thời gian, trải qua nhiều tên gọi từ Tổ tư vấn cải cách của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho đến Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới ra đời, những “think tank” như vậy đã ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình phát… Continue readingLược sử Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Thủ tướng nhấn mạnh vai trò tiết kiệm điện: Cứ tăng trưởng 1% GDP phải tăng đến 2% năng lượng điện tiêu thụ

Doanhnhanvietuc – Ở Việt Nam, cứ tăng trưởng 1% GDP thì phải tăng đến 2% năng lượng điện tiêu thụ, tức là chi phí này rất lớn. Cho nên việc giảm 65% năng lượng điện là điều rất quan trọng. Trong chuyến thăm CHLB Đức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với một số doanh nghiệp hàng đầu của Đức trong nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, tài… Continue readingThủ tướng nhấn mạnh vai trò tiết kiệm điện: Cứ tăng trưởng 1% GDP phải tăng đến 2% năng lượng điện tiêu thụ

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm