Cô gái nhập cư gốc Malaysia trúng tuyển 8 trường hàng đầu Mỹ

Saturday, 08/04/2017, 16:38 PM

Doanhnhanvietuc – Cassandra Hsiao và gia đình có thể không nói tiếng Anh như người Mỹ, nhưng tài năng ngôn ngữ của nữ sinh trung học đã khiến 8 trường Ivy League chú ý.

Tuần trước, Cassandra Hsiao đến từ Malaysia, hiện sống ở Walnut, California, Mỹ, nhận được giấy mời nhập học từ không chỉ một mà cả 8 trường thuộc khối Ivy League. Đây là những đại học lâu đời, có chất lượng hàng đầu với tỷ lệ trúng tuyển mỗi năm rất thấp. Năm 2017, Đại học Harvard nhận số hồ sơ ứng tuyển kỷ lục là 39.506, trong khi chỉ 5,2% được chấp nhận vào trường.

“Thật khó tin. Tôi không ở nhà vào lúc đó, nhưng đã trò chuyện video qua điện thoại với bố mẹ và chúng tôi đều rơi nước mắt”, Hsiao nói trên ABC News ngày 6/4. Là học sinh trường nghệ thuật quận Cam (OCSA), Hsiao di cư đến Mỹ khi mới 5 tuổi. Mẹ em là người Malaysia, còn bố đến từ Đài Loan.

Josh Wood, giám đốc OCSA khen ngợi Hsiao vì những kết quả em đạt được ở trường và tinh thần tận tụy với những công việc đầy sáng tạo. Theo ông, sự cống hiến của Hsiao là điều đáng chú ý.

Hsiao nhận giải Gracie của tổ chức phụ nữ Alliance for Women in Media tháng 6/2016.

Hồ sơ ứng tuyển mà Hsiao gửi đến các trường đại học Ivy League không chỉ bao gồm bản lý lịch ấn tượng mà còn một bài luận về việc học tiếng Anh. Hsiao nói về cách gia đình phát âm tiếng Anh với nhau khi ở nhà, nơi mà con rắn (snake) đồng nghĩa với bữa ăn vặt (snack) và không có sự khác biệt giữa động từ ném (cast) và tiền mặt (cash), nhưng họ hiểu nhau một cách tuyệt đối. Hsiao nhớ lại việc từng bị đuổi ra khỏi lớp để sửa phát âm với một nhà trị liệu ngôn ngữ. Em cũng kể về cách chăm chỉ tham gia các sự kiện để trau chuốt ngôn từ.

Không giống những người dân nhập cư khác, Hsiao trải nghiệm sâu hơn về tiếng Anh thông qua những điều nhỏ nhặt, từ sự tinh tế trong các quy tắc ngữ pháp đến ngữ điệu của người Mỹ khi nói chuyện. Em nói về một số khó khăn cũng như điều thú vị khi lớn lên trong một gia đình nhập cư, những thử thách khi cố gắng hòa nhập vào môi trường mới ở Mỹ.

Ở tuổi 17, Hsiao đã là một nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà văn và nhà báo. Từ bài thơ dành cho dân tị nạn Syria cho đến các bài phỏng vấn với ngôi sao Hollywood như Morgan Freeman và Chris Evans, Hsiao có tên trên các ấn phẩm như TeenReads, Jet Fuel Review, Los Angeles Times High School Insider và giành được một số giải thưởng.

“Sức mạnh của ngôn ngữ trong những cuốn sách tôi đọc, những bản nhạc tôi nghe, những bộ phim tôi xem đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của tôi”, Hsiao nói. Từ đó, em muốn viết về những trải nghiệm riêng và kể chuyện đã trở thành niềm đam mê của cô gái gốc Malaysia.

“Những gì chúng ta nhìn thấy trên trang giấy, màn hình hoặc sân khấu có thể giới hạn trí tưởng tượng của chúng ta về người mà chúng ta muốn trở thành”, Hsiao nói về mong muốn thúc đẩy sự đa dạng của truyền thông.

Hiện Hsiao cần quyết định lựa chọn một trong số 8 trường Ivy League hay một số trường top khác mà em trúng tuyển, bao gồm Đại học Nam California, Northwestern, Stanford, Johns Hopkins, U.C. Berkeley và Amherst. Em muốn tiếp tục kể những câu chuyện về sự kiên trì, lòng dũng cảm và xây dựng cuộc sống bằng khả năng ngôn từ đặc biệt của mình dù theo học bất cứ trường nào

Theo Vnexpress.

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

‘Việt Nam xuất khẩu 100 USD, Mỹ hưởng lợi 78 USD’

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nếu một đôi giày Nike có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD còn 78 USD là Hoa Kỳ hưởng. Cán cân thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ là một trong những vấn đề được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập khi dự tọa đàm bàn tròn về hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Hoa Kỳ tối 30/5 (giờ Hà… Continue reading‘Việt Nam xuất khẩu 100 USD, Mỹ hưởng lợi 78 USD’

Đường dây hối lộ lớn nhất thế giới

Doanhnhanvietuc – Mạng lưới của vụ việc này trải khắp 12 quốc gia thuộc 4 châu lục, liên quan đến nhiều Tổng thống khiến Bộ Tư pháp Mỹ ra khoản phạt lớn nhất lịch sử – 3,5 tỷ USD. Tuần này, tờ Valor Economico (Brazil) cho biết lãnh đạo Odebrecht – công ty xây dựng lớn nhất Mỹ Latin tuyên bố có thể phải nộp đơn xin phá sản. Trái phiếu hãng này đã mất giá… Continue readingĐường dây hối lộ lớn nhất thế giới

Tôm Việt tìm đường “bơi” vào các thị trường xuất khẩu khác ngoài Mỹ

Doanhnhanvietuc– Theo thông tin từ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ đang có xu hướng chững lại. Thay vì tập trung vào thị trường này, các doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược xuất khẩu, chuyển sang các thị trường khác có nhu cầu cao và có chi phí xuất khẩu thấp hơn như Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc… Theo Hiệp hội Chế… Continue readingTôm Việt tìm đường “bơi” vào các thị trường xuất khẩu khác ngoài Mỹ

Lệnh cấm nhập cư của Trump gây hỗn loạn ở nhiều nơi

Lệnh cấm người tị nạn và nhập cư đến từ 7 quốc gia Hồi giáo của ông Trump đã gây ra sự giận dữ và hỗn loạn khi nhiều người buộc phải về nước hôm 28 và 29/1. Lệnh cấm mới đây của tân Tổng thống Donald Trump có ảnh hưởng đến những người có hộ chiếu đến từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen và Syria, hoặc thậm chí cả những người có thẻ… Continue readingLệnh cấm nhập cư của Trump gây hỗn loạn ở nhiều nơi

Bloomberg khẳng định người Việt sướng hơn người Mỹ, Úc hay Trung Quốc bởi chỉ số sau

Người dân Venezuela khốn khổ nhất. Người Thái “vô lo” nhất. Trong khi Việt Nam, thành viên mới của Chỉ số khốn khổ, chễm chệ ở top 15 từ dưới lên, xếp trên các các nền kinh tế lớn. Một điểm khá thú vị xếp hạng chỉ số khốn khổ do Bloomberg mới công bố, trong 65 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng thì Việt Nam (với điểm số chỉ 6,2) xếp… Continue readingBloomberg khẳng định người Việt sướng hơn người Mỹ, Úc hay Trung Quốc bởi chỉ số sau

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm