Chính phủ nhất trí dừng mua ngân hàng giá 0 đồng

Thursday, 13/04/2017, 11:59 AM

Doanhnhanvietuc – Các thành viên Chính phủ thống nhất từ nay sẽ không đặt ra vấn đề Ngân hàng Nhà nước mua lại các nhà băng với giá 0 đồng.  

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, nội dung nêu trên được lãnh đạo cơ quan điều hành nhất trí sau phiên thảo luận đầu tuần này về dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

Trong dự thảo đang lấy ý kiến hoàn thiện có nêu quy định về phát hiện và xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, với các phương án xử lý gồm: phục hồi, xử lý pháp nhân (sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ, giải thể, phá sản) và phương án chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Và một trong những vấn đề được thảo luận tại phiên họp này là liên quan đến biện pháp mua bắt buộc.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – Lê Minh Hưng trình bày dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu tại phiên họp của Chính phủ ngày 11/4

Theo Ngân hàng Nhà nước, phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức tín dụng được chỉ định hoặc Ngân hàng Nhà nước. Đây là biện pháp áp dụng cho tổ chức tín dụng có thực trạng yếu kém nhất, điều kiện, quy trình, thẩm quyền cũng được quy định chặt chẽ nhất.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng không nên quy định về biện pháp này vì có thể vi phạm quyền lợi cổ đông và quyền công dân.

Giải trình vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cho biết, về nguyên tắc, biện pháp chuyển giao bắt buộc là biện pháp cuối cùng để xử lý khi ngân hàng thương mại yếu kém không thể thực hiện được phương án phục hồi, cũng không thể thực hiện được phương án giải thể (do không có khả năng thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ nợ) và không thể thực hiện được phương án phá sản do tác động quá lớn đến an ninh tài chính, nền kinh tế và trật tự, an toàn xã hội.

Qua thảo luận, các ý kiến thành viên Chính phủ thống nhất với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước là cần có quy định về biện pháp này. Như vậy, cùng với các biện pháp xử lý khác đã nêu trong dự án luật, các ý kiến thống nhất từ nay trở đi, sẽ không đặt ra vấn đề Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng. Các ngân hàng yếu kém sẽ được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt mà không dùng hình thức Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, sau đó có các biện pháp tài chính, cuối cùng mới áp dụng biện pháp mua bắt buộc.

Dự thảo cũng nêu, đối với các ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng sẽ được xử lý theo các phương án mà dự án luật quy định.

Một vấn đề khác cũng còn ý kiến khác nhau là quy định về miễn trừ trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Có ý kiến cho rằng quy định như vậy có thể dẫn tới lạm quyền và thiếu trách nhiệm.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là việc khó, phức tạp, chưa có tiền lệ và trên thực tế đã gây khó khăn và rủi ro pháp lý cho các cán bộ xử lý trực tiếp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý. Do đó cần quy định về miễn trừ trách nhiệm. Hơn nữa, các chuyên gia quốc tế cũng đánh giá cao quy định này vì đúng đắn và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đồng thời, để quyền này không bị lạm dụng, dự thảo quy định chặt chẽ theo hướng, người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng không chịu trách nhiệm về “kết quả” của việc thực hiện phương án cơ cấu lại, nếu việc thực hiện phương án không đạt mục tiêu do nguyên nhân khách quan. Còn trường hợp vi phạm pháp luật thì vẫn bị xử lý theo quy định hiện hành.

Các ý kiến thảo luận thống nhất với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước tại dự thảo Luật.

Kết luận nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc hoàn thiện các quy định về vấn đề này là rất cần thiết, rất cấp bách, nếu chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều hành kinh tế-xã hội.

Thủ tướng đồng ý với phương án xây dựng 2 văn bản để trình Quốc hội, gồm dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu và dự thảo một luật sửa nhiều luật (Luật Các tổ chức tín dụng và các luật có liên quan). Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, khẩn trương hoàn thiện hai văn bản này để Chính phủ trình Quốc hội cùng thời điểm.

Hiện nay Việt Nam có ba ngân hàng bị mua lại giá 0 đồng gồm: Ngân hàng Xây dựng – VNCB, Ngân hàng Đại Dương – Ocean Bank; Ngân hàng Dầu khí toàn cầu – GP Bank.

Trong đó, Ngân hàng Xây dựng là nhà băng đầu tiên bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng vào ngày 2/2/2015. Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) là trường hợp thứ 2, vào ngày 25/4/2015. Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) là nhà băng thứ 3, mua lại ngày 7/7/2015.

Theo Vnexpress

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng hoan nghênh tinh thần quyết liệt ‘trả lại vỉa hè cho người đi bộ’ của Phó chủ tịch UBND quận 1

Tại buổi họp phiên thường kỳ tháng 2/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có lời khen ngợi với tinh thần quyết liệt của các thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong việc dẹp bỏ lấn chiếm vỉa hè. Sáng hôm nay ngày 1/3, Chính phủ đã có phiên họp thường kỳ tháng 2/2017 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong phiên họp này, Thủ tướng đã… Continue readingThủ tướng hoan nghênh tinh thần quyết liệt ‘trả lại vỉa hè cho người đi bộ’ của Phó chủ tịch UBND quận 1

GDP 2017: Từ nỗi lo đến sự bứt phá

Doanhnhanvietuc – Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017 ghi dấu ấn quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra, khi Thủ tướng cho biết ông “hết sức lo lắng” trước tốc độ tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt mức thấp. Nhìn lại năm 2017, một trong những kết quả nổi bật, có ý nghĩa tổng hợp là việc tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7%.… Continue readingGDP 2017: Từ nỗi lo đến sự bứt phá

Thủ tướng tiếp các doanh nghiệp dự xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Tháp

Doanhnhanvietuc – Ngay sau khi tham dự Diễn đàn về rau, củ, quả và logistics phục vụ nông nghiệp, nông thôn, chiều 18/13 tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tham dự Diễn đàn quan trọng này và Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Tháp sẽ được tổ chức vào sáng mai 19/12. Phát… Continue readingThủ tướng tiếp các doanh nghiệp dự xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Tháp

‘Ngày thanh long’ sẽ mở ra những cánh cửa xuất khẩu nông sản khác của Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Ngày cuối tháng 9 vừa qua tại thành phố Melbourne, Úc, Hội doanh nhân Việt Nam tại Úc đã có buổi đón tiếp nồng nhiệt ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ngô Hướng Nam nhân sự kiện trái Thanh long nhập khẩu thành công vào thị trường Úc. Trong buổi gặp gỡ ” ngày thanh long Việt Nam “, chủ tịch Hội, ông Trần Bá Phúc đã có những chia sẻ sâu… Continue reading‘Ngày thanh long’ sẽ mở ra những cánh cửa xuất khẩu nông sản khác của Việt Nam

Buổi gặp gỡ cuối năm giữa vị đại sứ mê nhiếp ảnh và hội Doanh nhân Việt tại Úc

Doanhnhanvietuc – Trong những ngày cuối năm 2016, hội doanh nhân Việt nam tại Úc ( VBAA ) đã có dịp đón tiếp thân mật đại sứ Lương Thanh Nghị nhân dịp ông có chuyến tham quan và chúc tết người Việt tại Melbourne. >>> Xem thêm: Muốn bảo lãnh người thân đến Úc? Những thay đổi sau về luật di trú có thể ảnh hưởng đến bạn Đại sứ Lương Thanh Nghị cho biết người Việt… Continue readingBuổi gặp gỡ cuối năm giữa vị đại sứ mê nhiếp ảnh và hội Doanh nhân Việt tại Úc

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm