Có tên trong danh sách của Bộ Tài Chính, nhiều doanh nghiệp BĐS điêu đứng

Saturday, 13/05/2017, 22:32 PM

Đại diện nhiều doanh nghiệp địa ốc trên địa bàn TP.HCM nhiều ngày qua nói rằng khá bất ngờ khi dự án cao cấp của họ “bỗng dưng” lọt danh sách bị đề nghị thanh tra. Trong đó, một số chủ đầu tư đang bị khách hàng kéo đến công ty đòi trả lại tiền mua nhà vì cho rằng họ làm ăn không minh bạch, một số khác cho rằng tiền thuế đã đóng đầy đủ nhưng vẫn bị nêu tên đã gây ra nhiều hệ lụy…

Có tên trong danh sách của Bộ Tài Chính, nhiều doanh nghiệp BĐS điêu đứng

Trong số 60 dự án trong danh sách đề nghị thanh tra của Bộ Tài Chính vừa được công khai, tại TP.HCM có 11 dự án, đều có gốc tích là đất công giao cho doanh nghiệp nhà nước. Những đơn vị này cho thuê hoặc bán lại cho các doanh nghiệp địa ốc bên ngoài.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp có tên trong danh sách này, trong quá trình hợp tác hoặc chuyển nhượng đất các chủ đầu tư đều thực hiện đầy đủ các quy trình thủ tục, đặc biệt là đóng tiền sử dụng đất trước khi triển khai dự án. Việc có thông tin bị thanh tra khiến khách hàng nghĩ dự án đang có vấn đề. Đối với khách hàng có khả năng mua hoặc đang dự định mua nhưng nghe tên dự án bị thanh tra thì họ chùn bước. Điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp.

“Chưa có quyết định thanh tra chính thức, nhưng dư luận đang hiểu là doanh nghiệp này bị thanh tra, dự án kia bị thanh tra khiến uy tín chúng tôi sụt giảm”, đại diện một doanh nghiệp nói.

Đơn cử như trong danh sách, dự án Riva Park (504 Nguyễn Tất Thành, P.18, Q.4), đang trong tình trạng “khóc dở” bởi dự án đang trong quá trình có tiến độ thi công khá tốt, chuẩn bị cất nóc và thời gian qua cũng đã được cấp phép mở bán của Sở Xây dựng TP.HCM.

“Chúng tôi cũng bất ngờ vì dự án nằm trong danh sách. Trước khi chuyển nhượng, bên bán là Casumina đã hoàn tất các nghĩa vụ tài chính, chuyển quyền sử dụng đất đầy đủ và chuyển toàn bộ hồ sơ hợp lệ cho bên mua”, ông Lê Anh Tuấn, Tổng giám đốc Vietcomreal khẳng định.

Ông Tuấn cho biết Vietcomreal không phải là đối tác phát triển dự án mà nhận chuyển nhượng theo phương thức mua đứt bán đoạn. Tuy nhiên, ngay sau danh sách 60 dự án đề nghị thanh tra, khách hàng đã tỏ rõ nhiều hoài nghi về cung cách kinh doanh của công ty. Vietcomreal đã phải mất rất nhiều thời gian để chứng minh cho từng khách hàng thấy được các thủ tục pháp lý đã được thực hiện.

Giám đốc kinh doanh của công ty hợp tác với đơn vị này cũng cho rằng điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch bán hàng sắp của dự án. Văn bàn này vừa ban hành đã lập tức gây cho các doanh nghiệp điêu đứng, bởi nó không khác gì việc TP.HCM ban hành danh sách các dự án đã thế chấp ngân hàng trước đây mà chưa có một sự giải thích cụ thể.

Một “đại gia” địa ốc có nhiều dự án tại TP.HCM nằm trong danh sách cũng thừa nhận rằng nhiều ngày qua họ như “ngồi trên đống lửa”, bởi không hiểu vì sao một số dự án đã được bàn giao cho khách hàng vào ở gần 2 năm nay lại “lọt” vào danh sách trên. Đại diện doanh nghiệp này cho biết họ đã thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý cần thiết để triển khai đầu tư dự án, trong quá trình xây dựng không có bất kỳ sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Dự án đã được các cấp chức năng nghiệm thu và bàn giao cho hàng trăm khách hàng đang sinh sống yên ổn.

“Bỗng dưng mấy hôm nay khách hàng kéo đến công ty đòi giải thích. Không những vậy, chính văn bản này đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch bán hàng nhiều dự án khác hiện đang thực hiện. Chúng tôi phải tổ chức lại bộ máy tiếp thị, kinh doanh, xây dựng bộ hồ sơ đầy đủ thủ tục pháp lý dự án để khách hàng có thể tham khảo và yên tâm mua hàng”, đại diện doanh nghiệp này nói.

Đại diện một chủ đầu tư nằm trong danh sách đề nghị thanh tra cho biết, cần hiểu rõ đây mới là danh sách đề nghị. Thanh tra chính phủ sẽ lựa chọn một vài hoặc tất cả dự án để thanh tra và qua nhiều khâu thủ tục. “Việc thanh tra chỉ liên quan đến nguồn gốc đất. Chủ đầu tư có nghĩa vụ bảo đảm quyền lợi của người mua nhà đối với hợp đồng đã ký”, vị này nói.

Phó chủ tịch HoREA Nguyễn Văn Đực cũng khẳng định rằng việc thanh tra các dự án không liên quan đến người mua nhà mà chỉ làm rõ việc sử dụng quỹ đất công. Đối với người mua là bên thứ 3 sẽ được luật và cơ quan quản lý bảo vệ.

Do quan ngại trước kiến nghị của Bộ Tài chính về việc thanh tra và tạm thời đình chỉ thi công các dự án xây dựng nhà cao tầng đang triển khai thực hiện tại trung tâm thành phố lớn mà chưa thực hiện đúng thẩm quyền giao sử dụng đất không qua đấu giá, Hiệp hội BĐS TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ vẫn cho phép các chủ đầu tư được tiếp tục triển khai thi công dự án với điều kiện chủ đầu tư dự án phải có văn bản cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính phát sinh (nếu có) đối với dự án sau khi đã có kết luận thanh tra.

Hiệp hội cũng kiến nghị các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra để hoàn thành dự án đưa vào sử dụng, tránh lãng phí thời gian và của cải xã hội, và đảm bảo quyền lợi của người mua nhà trong dự án”, để các chủ đầu tư yên tâm triển khai thực hiện dự án, trong khi chờ kết quả công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, đơn vị này nhận thấy nhiều dự án đã hoàn thành, người dân sinh sống ổn định, có những dự án đang triển khai thi công, có những dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư…nên cần có giải pháp xử lý phù hợp để vừa đảm bảo quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng pháp luật.

“Xác định giá đất sát giá thị trường, không làm thất thu ngân sách nhà nước, đảm bảo lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, nhất là phải tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà”, ông Châu nói.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Savills: Có hàng nghìn người nước ngoài mua căn hộ cao cấp tại Tp.HCM

Từ năm 2015, những sửa đổi trong Luật nhà ở cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam được nhìn nhận là một chuyến biến rất khả quan. Nhìn chung, những yêu cầu dành cho đối tượng này đã được quy định khá cụ thể và rõ ràng, từ đó đã tạo ra nguồn cầu mới và hứa hẹn sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thị trường bất động sản.… Continue readingSavills: Có hàng nghìn người nước ngoài mua căn hộ cao cấp tại Tp.HCM

Thâu tóm kiểu Novaland: Sau 2 năm vung tiền mua toàn “đất vàng”, thu về gần 10 triệu m2 sàn xây dựng ở khắp Sài Gòn hoa lệ

2 năm gần đây, Novaland đã thực hiện M&A hàng loạt các dự án tại các khu vực trung tâm, nâng quỹ đất của 40 dự án đang nắm giữ lên tới 9,8 triệu m2 sàn xây dựng. Tập đoàn Novaland hiện là một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại khu vực TPHCM với những dự án tập trung vào phân khúc khách hàng trung và cao cấp. Novaland hiện… Continue readingThâu tóm kiểu Novaland: Sau 2 năm vung tiền mua toàn “đất vàng”, thu về gần 10 triệu m2 sàn xây dựng ở khắp Sài Gòn hoa lệ

Bộ Tài chính sẽ kiểm tra đột xuất các tổ chức, dự án có vốn nước ngoài

Cơ quan chức năng có thể kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất theo từng vụ việc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền với các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là nội dung trong quyết định của Bộ Tài chính về việc ban hành “Quy chế phối hợp kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách về tài chính doanh nghiệp tại… Continue readingBộ Tài chính sẽ kiểm tra đột xuất các tổ chức, dự án có vốn nước ngoài

Tại sao Bộ Tài chính dự kiến đánh thuế 0,4%/năm cho mọi căn nhà giá trên 700 triệu đồng thay vì đánh thuế từ nhà thứ 2 trở đi?

Doanhnhanvietuc – Khó khăn trong triển khai thu thuế là một trong những lý do được Bộ Tài chính đưa ra nhằm đề nghị không thực hiện phương án đánh thuế đối với ngôi nhà thứ 2 trở đi. Theo Dự án xây dựng Luật thuế Tài sản vừa được công bố, Bộ Tài chính đang đề nghị đánh thuế đối với mọi chủ sở hữu nhà ở có giá tính thuế tài sản từ… Continue readingTại sao Bộ Tài chính dự kiến đánh thuế 0,4%/năm cho mọi căn nhà giá trên 700 triệu đồng thay vì đánh thuế từ nhà thứ 2 trở đi?

Bơm 700 nghìn tỷ đồng: Lo tiền vào chứng khoán, bất động sản?

Trước cảnh báo tín dụng tăng 21-22% dễ dẫn đến lạm phát và nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước tỏ ra rất thận trọng trong các bước điều hành chính sách tiền tệ. Ngoài tạo điều kiện nới dư địa vốn cho các ngân hàng, nhà điều hành đã “nắn”, buộc dòng vốn phải chảy vào sản xuất. Dẫu vậy, vẫn có quan ngại, ít nhiều tiền sẽ chảy vào chứng khoán, bất động sản.… Continue readingBơm 700 nghìn tỷ đồng: Lo tiền vào chứng khoán, bất động sản?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm