Hôm nay khai mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV

Monday, 22/05/2017, 11:33 AM

Sau khi đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị, thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. Đúng 9h00, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 3, được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Hôm nay khai mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV

Sáng nay 22/5, Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV chính thức được khai mạc. Kỳ họp sẽ kéo dài đến ngày 21/6.

Theo dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Tiếp đó, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015. Sau đó Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 và Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.

Sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi), Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này.

Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng sẽ lần lượt trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).

Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu sau đó trình bày Tờ trình dự án Luật tố cáo (sửa đổi) và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật tố cáo (sửa đổi).

Kết thúc chương trình ngày làm việc đầu tiên, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

[A Tùng] Hôm nay khai mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV - Ảnh 1.

Quốc hội sẽ xem xét thông qua 13 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 5 dự luật khác

Ttại kỳ họp này (kéo dài từ 22/5 đến 21/6), Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 5 dự án luật khác.

Các dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Luật đường sắt (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

Các nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Nghị quyết về thi hành Bộ luật hình sự; Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam – Lào; Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Các dự án luật được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, gồm: Luật quản lý nợ công (sửa đổi); Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi); Luật thủy sản (sửa đổi); Luật tố cáo (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng

Tại kỳ họp này, Quốc hội dành khoảng 6,5 ngày để xem xét, thảo luận và quyết định về các vấn đề sau: i) Các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.

ii) Về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành Tiểu dự án để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. iii) Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.

iv) Xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018; Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018. v) Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; vi) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. vii) Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

Ngoài ra, tại kỳ họp này một số báo cáo được gửi cho đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu, gồm: Các báo cáo kết quả giám sát chuyên đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (nếu có); Các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Các báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Báo cáo về kết quả công tác nhân sự của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Báo cáo của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Công tác thực hành, tiết kiệm chống lãng phí; Việc thực hiện bảo hiểm xã hội, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội; Việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; Về công tác bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.

Đặc biệt, kỳ họp này sẽ dành thời gian 3 ngày để các đại biểu chất vấn và trả lời chất vấn, tăng nửa ngày so với các kỳ trước.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Đại biểu Quốc hội: “Bản thân Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái phải rút kinh nghiệm”

Doanhnhanvietuc – “Đây là điều hết sức đáng tiếc và cần rút kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành, khi ra một văn bản ngày hôm trước ký, ngày hôm sau rút”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nêu. Ngày 2/6, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ra văn bản yêu cầu Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh báo cáo giải trình về việc phát ngôn “làm cho dư luận… Continue readingĐại biểu Quốc hội: “Bản thân Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái phải rút kinh nghiệm”

Vì sao Luật quy hoạch chưa được thông qua tại kỳ họp Quốc hội trước?

Doanhnhanvietuc – Theo chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đưa ra lý do vì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy còn nhiều ý kiến khác nhau về dự thảo Luật. Trong kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Luật quy hoạch được Quốc hội thống nhất hoãn thông qua. Theo chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đưa ra lý do vì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội… Continue readingVì sao Luật quy hoạch chưa được thông qua tại kỳ họp Quốc hội trước?

Tâm tư của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng với dự thảo luật bị chê “như bài văn mẫu, làm cho có”

Tại nghị trường chiều nay, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có những giải trình xung quanh dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Khi nói đến sự cần thiết của 3 quỹ hỗ trợ cho DNNVV, Bộ trưởng đã tha thiết: “Xin Quốc hội chấp nhận cho!”. Đóng góp cho phiên thảo luận về dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV chiều nay đã có đến… Continue readingTâm tư của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng với dự thảo luật bị chê “như bài văn mẫu, làm cho có”

Ủy ban thường vụ Quốc hội: Nợ xấu cao do bất kỳ nguyên nhân nào đều cần sớm xử lý

Doanhnhanvietuc – Để xác định các nguyên nhân xảy ra nợ xấu là do chủ quan hay khách quan cần phải thông qua hoạt động thanh tra, điều tra đối với từng trường hợp cụ thể. Chiều nay, Ủy ban thường vụ Quốc trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Một số ý kiến đề nghị chỉ áp… Continue readingỦy ban thường vụ Quốc hội: Nợ xấu cao do bất kỳ nguyên nhân nào đều cần sớm xử lý

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội: Đa số ý kiến thống nhất nợ công không bao gồm nợ DNNN

Doanhnhanvietuc – Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi) trước Quốc hội ngày 25/5, ông Nguyễn Đức Hải cho biết, khoản 2 Điều 1 Dự thảo luật quy định về phạm vi nợ công theo hướng giữ như quy định hiện hành, theo đó, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Theo ông Hải, việc DNNN và… Continue readingChủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội: Đa số ý kiến thống nhất nợ công không bao gồm nợ DNNN

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm