Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Tăng trưởng GDP năm 2017 sẽ đạt 6,7% nếu…

Friday, 26/05/2017, 11:48 AM

Doanhnhanvietuc – Phát biểu tại buổi thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội chiều 25/5, đại biểu Trần Hoàng Ngân đoàn TP. HCM cho rằng, so với báo cáo của Chính phủ tháng 11 vừa qua thì những báo cáo kinh tế xã hội mới đây không có gì thay đổi. Trong các chỉ tiêu đề ra có 2 chỉ tiêu không hoàn thành là xuất khẩu và GDP.

Song đại biểu cũng đánh giá, năm 2016 nổi lên điểm sáng là tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô: lạm phát, tỷ giá, sức mua, huy động vốn, tiền VNĐ…ổn định. Cán cân vãng lai thặng dư.

Một trong những nguyên nhân tác động lên GDP là vấn đề môi trường. Formosa đã tác động đến đa lĩnh vực, từ thủy sản đến du lịch, công nghiệp. Chính nguyên nhân này cảnh báo chúng ta từ 2017 trở đi đừng để xảy ra những vụ việc tương tự. Vì thế đại biểu kiến nghị Chính phủ cần đánh giá vấn đề môi trường nghiêm túc hơn.

Qua 4 tháng đầu năm, dựa vào quý 1/2017 cho thấy kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, tiếp tục kiểm soát lạm phát, tỷ giá, lãi suất, nhưng GDP chỉ đạt 5,1%. Nếu so với 3 năm gần nhất thì GDP quý 1 năm nay là thấp nhất 4 năm qua. Nhưng mục tiêu đề ra là 6,7%, đại biểu Ngân cho rằng Chính phủ nên để mục tiêu 6,7% để phấn đấu chứ đừng điều chỉnh giảm vì như thế không phấn đấu được.

Một trong những nguyên nhân làm GDP quý 1 tăng thấp là nhập siêu. Mà nguyên nhân nhập siêu là Samsung thu hồi Galaxy Note 7. Qua đây cảnh báo, nếu chúng ta dựa vào tập đoàn lớn của nước ngoài, khi họ có rủi ro lập tức tác động lên kinh tế vĩ mô và GDP. “Tôi cho rằng chúng ta cần nâng cao kinh tế độc lập tự chủ, dựa vào kinh tế tư nhân”, đại biểu Ngân nhận xét.

GDP quý 1 tăng thấp cũng có phần do giải ngân đầu tư công chậm. Về tiềm năng phát triển kinh tế những tháng cuối năm 2017 có nhiều tiềm năng khai thác được và đại biểu “hiến kế”:

Thứ nhất, về kinh tế tư nhân có 3 văn bản pháp luật hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển như Nghị quyết 35; Nghị quyết trung ương 5; và ngày hôm qua thảo luận luật hỗ trợ DNNVV. Điều này cho thấy kinh tế tư nhân có nhiều động lực để phát triển. Nhóm này chiếm 42% GDP (riêng TPHCM đóng góp tới 60%). Quý 1 năm nay TP.HCM vẫn tăng trưởng mạnh và không chịu tác động của Samsung.

Hai là, Việt Nam là điểm đến của các doanh nghiệp FDI. Chúng ta nên lựa chọn các doanh nghiệp tốt, công nghệ cao.

Ba là, ngành du lịch xác định là mũi nhọn, khả năng còn phát triển nữa.

Bốn là, lĩnh vực nông nghiệp đóng góp trên 16% vào GDP, có 65% dân số sống ở nông thôn và trên 2,3 triệu lao động nhưng vốn đầu tư vào mảng này còn rất yếu. Nếu khu vực này không được đầu tư đúng mức thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn. Đại biểu này cho rằng nếu có gói phát triển nông nghiệp (thu hút vốn FDI, đầu tư công nghệ cao…) thì lĩnh vực này còn nhiều tiềm năng phát triển.

Với những đề xuất trên mà Chính phủ sử dụng đồng bộ, đại biểu tin rằng nền kinh tế sẽ đạt chỉ tiêu đề ra.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Việt Nam trở lại “câu lạc bộ” các nước tăng trưởng GDP trên 6%

Doanhnhanvietuc – Nền kinh tế phục hồi trong quý 2/2017, với sự gia tăng xuất khẩu, giúp Việt Nam trở lại nhóm các nước có mức tăng trưởng trên 6%. Sự kiện điện thoại Samsung Galaxy Note 7 bị thu hồi trên phạm vi toàn cầu khiến xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng trong quý I. Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện trong quý 2 năm nay, giúp xuất khẩu của… Continue readingViệt Nam trở lại “câu lạc bộ” các nước tăng trưởng GDP trên 6%

ADB thay đổi quan điểm, nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 lên mức 6,7%

Doanhnhanvietuc – Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 6,7% trong năm 2017 và 2018. Trước đó, Ngân hàng Thế giới đã thay đổi đánh giá về tăng trưởng GDP của Việt Nam. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra thông tin cập nhật dự báo phát triển kinh tế của khu vực Châu Á. Trong đó, ADB đã nâng… Continue readingADB thay đổi quan điểm, nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 lên mức 6,7%

Vì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

Một nghiên cứu của Moody cho biết hệ thống thanh toán điện tử có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, cụ thể là GDP và tiêu dùng. Sử dụng các hệ thống thanh toán điện và các loại hình thẻ thanh toán sẽ tạo ra GDP tương đương 3,18 tỷ USD giai đoạn 2011-2015, tương đương với tạo ra việc làm cho khoảng 75.000 người mỗi năm trên thế giới. Lợi ích… Continue readingVì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

Có nên gộp ‘kinh tế ngầm’ vào GDP?

Doanhnhanvietuc – Theo chỉ đạo của Chính phủ, Tổng cục Thống kê (GSO) đang xây dựng đề án thống kê kinh tế chưa quan sát được, trong đó có kinh tế ngầm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, không nên tính “kinh tế ngầm” vào GDP. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng GSO cho biết, thời gian qua, ngành thống kê đã thu thập, tính toán và xử lý được dữ liệu… Continue readingCó nên gộp ‘kinh tế ngầm’ vào GDP?

Trung tâm dự báo KTXH thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư: Tăng trưởng kinh tế năm 2017 sẽ ở mức khoảng 6,5%

Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia, thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 sẽ ở mức khoảng 6,5%, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng khoảng 4%. Mới đây, trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia, thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư công bố báo cáo về tình hình kinh tế Việt… Continue readingTrung tâm dự báo KTXH thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư: Tăng trưởng kinh tế năm 2017 sẽ ở mức khoảng 6,5%

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm