Ông Nguyễn Duy Hưng chỉ ra 4 nút thắt chính trong xử lý nợ xấu

Friday, 09/06/2017, 13:01 PM

Doanhnhanvietuc – Một nút thắt xử lý nợ xấu là việc xử lý tài sản đảm bảo. Nhưng ông Hưng cho rằng việc thiếu luật không phải nguyên nhân chính mà là việc không thực thi luật đầy đủ.

Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 7/6, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết tính đến 31/12/2016 như đã báo cáo QH thì nợ xấu nội bảng của các TCTD hiện nay là trên 150.000 nghìn tỷ, chiếm hơn 2,52% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu mà công ty mua bán nợ VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là trên 195.000 tỷ hiện đang chiếm 3,29% tổng dư nợ. Nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý đc hiện nay là trên 345.000 tỷ chiếm 5,8% tổng dư nợ.

Theo tính toán của NHNN, trong 5 năm qua, nợ xấu phát sinh hàng năm 1,3-1,5%. Một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu tiếp tục gia tăng là do những khó khăn, vướng mắc về quy định pháp luật hiện hành. Chính vì vậy việc ra Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu tại thời điểm hiện tại được các đại biểu quốc hội cũng như giới chuyên gia trong ngành đánh giá là phù hợp.

Tuy nhiên còn nhiều nội dung được bàn luận cần làm rõ để Nghị quyết phù hợp thực tế và phát huy tác dụng. Trong một bài viết được đăng tải trên trang Vneconomy mới đây, ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch HĐQT CTCP SSI, đã nêu lên 4 điểm cần làm rõ trong Nghị quyết.

Thứ nhất là cần công khai tình trạng nợ xấu, có động cơ để các tổ chức tín dụng tích cực, chủ động xử lý nợ xấu. Nếu quá nặng nề về các biện pháp xử lý với tổ chức tín dụng, nếu còn nỗi sợ về việc “hình sự hóa” thì sẽ phát sinh tình trạng “nuôi nợ” để “che dấu”. Quan điểm của ông Hưng cho rằng nên có cơ chế cho thời gian để các TCTD khắc phục các trường hợp kết quả kinh doanh thu lỗ.

“Không nên vì sợ tổ chức tín dụng thua lỗ nhất thời mà chưa xử lý nợ hoặc thay đổi chính sách trích lập dự phòng, phân bổ lãi… để không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Bởi vì, có điều chỉnh bệnh án cũng không thay đổi thể trạng thực của bệnh nhân”, ông Hưng chia sẻ.

Quan điểm này cũng phù hợp với những nguyên nhân khách quan mà Thống đốc Lê Minh Hưng nhắc tới sáng qua. Bất ổn chính trị, kinh tế thế giới, khủng hoảng trên thị trường tiền tệ và kinh tế quốc tế tác động rất mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khi nguồn vốn chủ yếu từ vay ngân hàng. Ngoài ra các chính sách kinh tế vĩ mô cũng thiếu ổn định làm gia tăng ảnh hướng đến sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Hay có nhiều trường hợp khách hàng chây ỳ và trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Những yếu tố không mong muốn này lại tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các TCTD.

Điểm thứ 2 được ông Hưng nêu ra là nút thắt thị trường mua bán nợ. Theo đó hiện tại chưa tạo lập được thị trường, chưa có cơ chế để xác định giá trị khoản nợ, xác định trách nhiệm của người cho vay, người bán nợ; chưa có nhiều chủ thể tham gia mua nợ, các nhà đầu tư chưa coi mua nợ là một cơ hội đầu tư; quyền chủ nợ của các tổ chức tín dụng còn chưa được đảm bảo trên thực tế.

“Ít ai dám mua nợ để kế thừa các quyền khó khả thi này”, ông Hưng phân tích. Điều này cũng được đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc đặt ra. Theo vị đại biểu này, vấn đề phải tạo được thị trường mua bán nợ với sự tham gia của các thành phần kinh tế của dân. Nếu tài sản bảo đảm là bất động sản thì các doanh nghiệp bất động sản và người dân sẽ quan tâm. Nếu tài sản bảo đảm là chiếc xe hơi thì các hãng xe hơi Uber, Taxi, Grab và người dân cũng sẽ quan tâm. Thị trường sẽ không chỉ dành cho các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng mà các thành phần kinh tế khác đều tham gia và những gói nợ xấu thật sự khi thị trường khó xử lý thì có thể giao cho VAMC.

Nút thắt thứ 3 được chủ tịch SSI chỉ ra là việc xử lý tài sản đảm bảo. Nhưng ông Hưng cho rằng việc thiếu luật không phải nguyên nhân chính mà là việc không thực thi luật đầy đủ. Hiện các quy định pháp luật về thu giữ tài sản đã có nhưng không được thực hiện vì không có cơ chế để thực thi.

Về quyền nhà ở, việc thực hiện quyền thu giữ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện đã có tại Hợp đồng bảo đảm giữa các bên. Như vậy, việc thu giữ là nhà ở, về nguyên tắc chủ nhà khi giao kết hợp đồng giao dịch bảo đảm đã nhất trí cho việc thu giữ này. Tuy nhiên thực tế người có tài sản nếu chây ì cũng không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trong khi phía TCTD nếu khởi kiện thì việc thi hành án mất nhiều thời gian để thực hiện.

Điểm cuối cùng ông Hưng chỉ ra là xã hội cần có nhìn nhận khách quan về hoạt động xử lý nợ theo đúng các quy luật của thị trường. Việc xử lý tài sản đảm bảo là việc không bên nào cả ngân hàng hay khách hàng mong muốn. Đây là rủi ro cho cả 2 phía thay vì quan niệm hiện nay của xã hội vẫn là khách hàng mất tài sản đảm bảo vì bị ngân hàn xử lý.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thống đốc NHNN: 5 năm tới sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350.000 tỷ đồng

Doanhnhanvietuc – Theo tư lệnh ngành ngân hàng, với mức tăng trưởng dư nợ đầu tư nền kinh tế bình quân 16% một năm, dự kiến nợ xấu phát sinh thêm trong 5 năm tới là 350.000 tỷ đồng. Giải trình dự thảo Nghị quyết nợ xấu lần 2 với các đại biểu Quốc hội chiều nay, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết mục tiêu của tờ trình về dự thảo nghị quyết xử… Continue readingThống đốc NHNN: 5 năm tới sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350.000 tỷ đồng

Đã xử lý được hơn 600 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Doanhnhanvietuc – Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế; nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì tỷ lệ này sẽ là 10,08%. Báo cáo tại phiên họp Quốc hội chiều ngày 22/5 về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của… Continue readingĐã xử lý được hơn 600 nghìn tỷ đồng nợ xấu

5 bài học xử lý nợ xấu mà Việt Nam có thể áp dụng từ kinh nghiệm quốc tế

Doanhnhanvietuc – Theo khuyến nghị của Vụ pháp chế, NHNN, Việt Nam cần đa dạng hóa các hình thức xử lý nợ xấu và có thể xem xét áp dụng các bài học kinh nghiệm các nước khác. Tổng kết kinh nghiệm quốc tế, Vụ Pháp chế NHNN cho biết có một số điểm có thể xem xét áp dụng tại Việt Nam. Thứ nhất, để nhanh chóng xử lý nợ xấu tại các tổ chức… Continue reading5 bài học xử lý nợ xấu mà Việt Nam có thể áp dụng từ kinh nghiệm quốc tế

Xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Doanhnhanvietuc – Theo NHNN, có 3 nguyên nhân chính gây khó khăn về xử lý nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém… Ngày 11/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, bàn về dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu và phương án đề nghị sửa… Continue readingXử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Xử lý nợ xấu càng chậm, phí tổn với nền kinh tế càng cao

Doanhnhanvietuc – Theo TS. Võ Trí Thành, quá trình xử lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu rất khó khăn không chỉ do vấn đề nội tại nền kinh tế mà cả về nguồn lực. Tham luận tại Hội thảo về xử lý nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước phối hợp Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều ngày 23/5, TS. Võ Trí Thành cho rằng, đến thời điểm này, không chỉ có ngân… Continue readingXử lý nợ xấu càng chậm, phí tổn với nền kinh tế càng cao

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm