Thống đốc NHNN: 5 năm tới sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350.000 tỷ đồng

Wednesday, 14/06/2017, 12:49 PM

Doanhnhanvietuc – Theo tư lệnh ngành ngân hàng, với mức tăng trưởng dư nợ đầu tư nền kinh tế bình quân 16% một năm, dự kiến nợ xấu phát sinh thêm trong 5 năm tới là 350.000 tỷ đồng.

Giải trình dự thảo Nghị quyết nợ xấu lần 2 với các đại biểu Quốc hội chiều nay, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết mục tiêu của tờ trình về dự thảo nghị quyết xử lý nợ xấu để Quốc hội xem xét thông qua là do việc xử lý nợ xấu thời gian qua không đạt được kết quả như mong muốn do nhiều nguyên nhân, trong đó có các khó khăn bất cập về pháp lý, nhiều vấn đề pháp luật chưa quy định, có vấn đề pháp luật đã có nhưng không phù hợp thực tiễn và không khả thi. Trên cơ sở rà soát, đánh giá những khó khăn vướng mắc, bất cập Chính phủ đã thống nhất trình lên Quốc hội ban hành nghị quyết với các nội dung chủ yếu nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu.

Việc ban hành nghị quyết này, theo Thống đốc, là không sửa các luật khác mà được áp dụng như một văn bản chuyên ngành nhằm khắc phục bất cập của pháp luật hiện hành về xử lý nợ xấu.

Về ý kiến của các đại biểu không sử dụng ngân sách nhà nước, theo ông Hưng khi xây dựng dự thảo Chính phủ rất nghiêm túc. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý nợ xấu bằng tài sản đảm bảo các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro. Khi đó phải dùng thu nhập, lợi nhuận để xử lý nên chắc chắn ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc tăng cường trích lập sẽ làm các ngân hàng quốc doanh giảm cổ tức nộp cho ngân sách nhà nước. “Điều đó chứng tỏ ngân sách nhà nước đã gián tiếp hỗ trợ nhất định cho tiến trình xử lý nợ xấu”, Thống đốc thẳng thắn giải trình.

Về phạm vi xử lý nợ xấu, theo Thống đốc, việc áp dụng với các khoản nợ cũ và nợ phát sinh khi áp dụng nghị quyết là rất cần thiết, vì nợ xấu luôn tiềm ẩn, phát sinh, song hành cùng hoạt động tín dụng. Trong điều kiện áp dụng đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu thì hàng năm nợ xấu vẫn phát sinh thêm 1,3-1,5% trên tổng dư nợ do các nguyên nhân khách quan, chủ quan. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng mỗi năm 16% thì dự kiến 5 năm tới sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350 nghìn tỷ đồng. Để duy trì mục tiêu nợ xấu dưới 3% trong 5 năm tới thì mỗi năm phải xử lý gần 130 nghìn tỷ (trong tổng hơn 600 nghìn tỷ). Như vậy nếu chỉ xử lý nợ xấu cũ thì số nợ xấu mới phát sinh sẽ tiếp tục gặp vướng mắc về cơ chế.

Hơn nữa, theo Thống đốc, nếu nợ xấu được khoanh đến 31/12 được xử lý theo Nghị quyết mà những khoản nợ tiếp theo được xử lý theo luật hiện hành thì sẽ rất bất cập, vì thế Thống đốc mong đại biểu Quốc hội xem xét.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Vẫn chưa thống nhất về phạm vi nợ xấu cần xử lý

Doanhnhanvietuc – Thống đốc NHNN mong các đại biểu xem xét thông qua phương án 1 về phạm vi xử lý nợ xấu, tức là cả các khoản nợ trước 31/12/2016 lẫn nợ phát sinh mới. Hôm 12/6, Quốc hội thảo luận vòng 2 về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu. Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giải trình tiếp thu ý kiến của đại biểu cho biết, một số… Continue readingVẫn chưa thống nhất về phạm vi nợ xấu cần xử lý

Nghị định 61 và câu hỏi ai sẽ hưởng lợi lớn nhất khi tham gia mua và xử lý nợ xấu?

Doanhnhanvietuc – HSC cho rằng một số ngân hàng có tài chính mạnh như VCB; ACB; MBB; TCB; VPB; VIB; HDBank và OCB có thể sẽ quan tâm đến việc mua nợ xấu thứ cấp; và những khoản nợ xấu được mua sẽ có thể đem lại lợi nhuận trong tương lai Chính phủ mới ban hành Nghị định 61 quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản… Continue readingNghị định 61 và câu hỏi ai sẽ hưởng lợi lớn nhất khi tham gia mua và xử lý nợ xấu?

Các đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu

Doanhnhanvietuc – Có ý kiến đề xuất bổ sung thêm chữ “xử lý nghiêm minh, đúng quy định những cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu” và vấn đề này phải đưa vào nguyên tắc xử lý nợ xấu để Quốc hội giám sát trong suốt thời gian Nghị quyết có hiệu lực. Tại buổi thảo luận tại tổ chiều nay, đại biểu Ngô Minh Châu đoàn TP. Hồ Chí Minh đã đề nghị về… Continue readingCác đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu

5 bài học xử lý nợ xấu mà Việt Nam có thể áp dụng từ kinh nghiệm quốc tế

Doanhnhanvietuc – Theo khuyến nghị của Vụ pháp chế, NHNN, Việt Nam cần đa dạng hóa các hình thức xử lý nợ xấu và có thể xem xét áp dụng các bài học kinh nghiệm các nước khác. Tổng kết kinh nghiệm quốc tế, Vụ Pháp chế NHNN cho biết có một số điểm có thể xem xét áp dụng tại Việt Nam. Thứ nhất, để nhanh chóng xử lý nợ xấu tại các tổ chức… Continue reading5 bài học xử lý nợ xấu mà Việt Nam có thể áp dụng từ kinh nghiệm quốc tế

Đã xử lý được hơn 600 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Doanhnhanvietuc – Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế; nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì tỷ lệ này sẽ là 10,08%. Báo cáo tại phiên họp Quốc hội chiều ngày 22/5 về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của… Continue readingĐã xử lý được hơn 600 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm