8 giải pháp đột phá cơ cấu lại nông nghiệp

Monday, 19/06/2017, 11:09 AM

Doanhnhanvietuc – Theo báo cáo trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định 8 giải pháp đột phá nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức và tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp đến các cấp, ngành, địa phương và người dân và về xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu; tăng cường vai trò, trách nhiệm của Lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện chủ trương này.

Thứ hai, tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết 26/NQ-TW củaTrung ương 7, Khóa X và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo điều kiện để nông dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn và thị trường để mở rộng sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Tiếp tục huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hội nhập quốc tế; tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ bản nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, bao gồm cả các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội theo hướng CNH, HĐH và rút dần khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, cạnh tranh quốc tế; thực hiện chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.

Thứ năm, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ giải quyết các vấn đề căn cốt trong chuỗi sản xuất, nhất là công nghệ giống, quy trình và các khâu chế biến, phân phối với cả 3 nhóm sản phẩm quốc gia, cấp tỉnh, sản phẩm địa phương; phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của ngành; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nông dân, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của ngành.

Thứ sáu, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thị trường

Bộ sẽ thành lập cơ quan quản lý tập trung, thúc đẩy chuỗi chế biến nông sản gắn với mở rộng thị trường; kết hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và tổ chức của nông dân để khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu, kể cả thị trường truyền thống và nhóm thị trường mới; tăng cường năng lực hội nhập quốc tế; nghiên cứu đánh giá các tác động của hội nhập quốc tế đem lại; tăng cường năng lực dự báo và thông tin thị trường trong nước và quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế.

Phát triển mạnh thị trường trong nước, điều hành cân đối cung cầu các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, nhạy cảm; phát triển hệ thống bán lẻ, xây dựng hình ảnh nông sản chất lượng cao, an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng; đẩy nhanh hoàn thành xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực quốc gia, đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý.

Thứ bảy, tiếp tục huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hội nhập quốc tế; tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ bản nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, bao gồm cả các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội theo hướng CNH, HĐH và rút dần khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

Thứ tám, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý ngành từ trung ương đến địa phương. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, để tạo được chuyển biến rõ rệt trong thực tế, cần triển khai đồng bộ cả 8 giải pháp trên, trong đó trọng tâm là phải hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng KHCN và đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất (đổi mới mô hình tăng trưởng) để tạo “đột phá” trong cơ cấu lại nông nghiệp.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Viễn cảnh nông nghiệp Việt Nam 3 năm nữa: Thu nhập nông dân ít nhất 50 triệu/năm

Doanhnhanvietuc – Lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp 2020 được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhắc đến trong phiên chất vấn đầu tiên của cuộc học Quốc hội 4 năm trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Ngay sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra Quyết định số 899/QĐ-TTg… Continue readingViễn cảnh nông nghiệp Việt Nam 3 năm nữa: Thu nhập nông dân ít nhất 50 triệu/năm

Australia công bố điều kiện nhập khẩu cuối với thanh long Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia vừa công bố bản Báo cáo cuối cùng phục vụ việc đánh giá các yêu cầu an toàn sinh học đối với việc nhập khẩu thanh long tươi từ Việt Nam. Đóng gói thanh long chuẩn bị cung ứng ra thị trường. (Nguồn: TTXVN) Báo cáo cũng nêu rõ, phía Australia cho phép nhập khẩu thanh long tươi từ tất cả các vùng sản xuất thanh long thương… Continue readingAustralia công bố điều kiện nhập khẩu cuối với thanh long Việt Nam

Bộ Trưởng Thương mại New Zealand đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

Trong vai trò là khách mời của chương trình Quốc gia Khởi nghiệp phát sóng ngày 26/5 trên kênh truyền hình VTV1 vừa qua, Bộ trưởng Thương Mại New Zealand đã có buổi trò chuyện, chia sẻ về khởi nghiệp trong nông nghiệp cũng như đưa ra những nhận định thực tế về lĩnh vực này. Nông nghiệp là một phần quan trọng của nền kinh tế Trong buổi trò chuyện tại chương trình Quốc… Continue readingBộ Trưởng Thương mại New Zealand đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

Nông nghiệp trở lại đường đua

Doanhnhanvietuc – Nếu như năm ngoái thời tiết không thuận, ElNino, xâm nhập mặn ở miền Nam, hạn hán ở miền Trung… khiến ngành nông nghiệp điêu đứng và trở thành gánh nặng kéo tụt đà tăng trưởng GDP cả nước thì 6 tháng đầu năm 2017 bức tranh của ngành nông nghiệp đã tươi sáng hơn rất nhiều. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy nửa đầu năm nay ngành nông lâm nghiệp… Continue readingNông nghiệp trở lại đường đua

Nông, lâm nghiệp tăng trưởng tốt trong quý 1

Doanhnhanvietuc – Sau hai quý phục hồi, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 5,1% (theo năm) trong quý 1, thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây (Q1/2015: 6,12%; Q1/2016: 5,48%). Đáng chú ý, suy giảm tăng trưởng quý 1 đến từ hầu hết các nhóm ngành công nghiệp. Đó là thông tin từ báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường… Continue readingNông, lâm nghiệp tăng trưởng tốt trong quý 1

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm